Khi những người bạn đồng hành đă nản chí mà bỏ về Hà Nội sau một buổi chiều mệt mỏi v́ chờ đợi, t́m kiếm Bi không được, tôi vẫn kiên tŕ ở lại, để rồi đến trưa ngày hôm sau mới “chộp” được em và đưa em về đoàn tụ với người em trai.
Chín năm cho một cuộc hạnh ngộ mà cả hai anh em đều nghĩ sẽ không bao giờ c̣n có được nữa, đến phút cuối cùng vẫn đầy gian nan. Nhưng những tia nắng đầu tiên đă bắt đầu lấp lánh nơi cuối trời...
Những giây phút đợi chờ
Chúng tôi đă không thể khởi hành ngay trong buổi sáng để kịp tới bến xe Niệm Nghĩa đúng giờ “làm việc” của Bi ở bến xe. Là ngày nghỉ nên Đ (em trai của Bi - PV) phải đợi đến buổi trưa mới gặp được các nhân viên của trung tâm đang bảo trợ em để báo cáo về người anh trai lưu lạc mà có lúc em nghĩ là đă chết. 1 giờ 30 phút chiều chúng tôi (tôi, Đ và một anh nhân viên của trung tâm bảo trợ của Đ) mới bắt đầu xuất phát.
Trên suốt đường đi, Đ vẫn tỏ ra “ĺ lợm, ít nói”. Khi tôi nói với Đ về khó khăn trong thời gian đầu đưa anh trai về mà chưa t́m được chỗ cai nghiện cho Bi, có khi phải chấp nhận kiếm “thuốc” cho Bi, Đ cũng chỉ trả lời gọn lọn: “Em biết rồi”, rồi lại đứng ngoài những câu chuyện dông dài cho quên nỗi đường xa của chúng tôi. Hai tiếng sau chúng tôi mới có mặt ở bến xe Niệm Nghĩa và bắt đầu t́m kiếm.
Chúng tôi vào ngồi ở quán nước mà Bi hay “lởn vởn” quanh đó. Chị bán nước bảo: “Hôm nay chỉ thấy Bi làm việc một lúc buổi trưa. Một giờ, một rưỡi đă không thấy Bi đâu rồi. Cứ ngồi đây đợi, từ giờ tới 6, 7 giờ tối thể nào nó cũng quay lại”.
|
Đường tàu nơi Bi (tức B́nh) vẫn thường hay có mặt |
Thấy chúng tôi sốt sắng t́m Bi, đứng ngồi không yên, mấy anh lái xe bảo: “Cứ yên tâm ngồi đó đợi thôi, thể nào lát nữa Bi cũng quay lại, buổi chiều nó hay giúp xách nước hộ các bà hàng nước mà”. Một anh đứng bên nghe thế th́ bảo: “Gần đây nó không xách nữa rồi. Nó giờ có xách nổi xô nước nữa đâu mà”.
Chị Loan bán nước th́ nhận định: “Chắc Bi thấy có người t́m nên trốn rồi. Chứ làm sao mà hôm nay mới tầm 1 giờ chiều đă không thấy đâu”. Tôi th́ không tin Bi tránh mặt, bởi Bi không thể biết chuyện tôi xuống t́m em, hơn nữa tôi hiểu, Bi cũng đang rất mong được giúp đỡ, em đă vui mừng tiễn tôi lên xe t́m về quê hương em. Nhưng Đ. th́ dường như tin lời chị Loan, em tỏ ra lo lắng, bồn chồn hơn.
Bến xe dần vắng người, quán nước chỉ c̣n lại chúng tôi và mấy anh lái xe tuyến Bắc – Nam đang nói chuyện bằng giọng miền Nam. Chị bán nước cũng bắt đầu dần thu dọn hàng. Chúng tôi rời quán nước, lại t́m kiếm một ṿng quanh bến xe trước khi rời bến, ra ngồi ở quán nước bên đường, đối diện với cổng vào của bến xe và tiếp tục chờ đợi.
Đôi mắt vô hồn ở bến xe
Đ vẫn mang bộ mặt câm lặng, đôi mắt chỉ đăm đăm nh́n sang bến xe bên đường. Tôi cũng bồn chồn, căng thẳng không kém. Cảm giác chờ đợi mà không có cái ǵ bám víu vào làm ngạt con tim. Có lẽ không thể ngồi yên một chỗ chờ đợi vô vọng được nữa, Đ quay sang anh nhân viên của trung tâm bảo trợ trẻ em xin tiền vào quán internet gần bến xe để thử vận may (trước đó tôi có cho Đ nickname của Bi). Một lát thấy Đ lặng lẽ trở về, lại ngồi chết lặng, mắt “dính chặt” vào cổng bến xe, chốc chốc lại châm thuốc hút.
Rồi đột nhiên Đ chỉ tay sang bên đường hỏi: “Chị ơi có phải anh em đó không?”. Tôi vội vàng phóng mắt nh́n theo hướng chỉ của Đ. Cũng cái dáng ḷng kḥng, thấp bé ấy, cũng đôi cánh tay thơng thượt, ve vẩy theo bước chân vội vàng, cũng cái đầu ngặt nghẹo gục xuống. Tôi lao băng qua đường, giữa ḍng xe đang vội vă xuôi ngược với niềm hi vọng và hồi hộp dâng trào. Nhưng không phải Bi. Tôi trở lại quán nước, lặng lẽ không nói một lời. Đ cũng không hỏi, lại ngồi bất động trên ghế nh́n xa xôi.
|
Bi cúi mặt để khóc giấu đi những giọt nước mắt hạnh phúc khi gặp em trai |
Trời đă bắt đầu tắt nắng. Không c̣n đủ kiên nhẫn tiếp tục ngồi một chỗ chờ đợi, tôi đánh liều lên đường tàu, nơi tập trung chích hút của các con nghiện. Dọc đường ray, chốc chốc tôi lại bắt gặp những chiếc xi lanh nằm chỏng chơ. Vài thanh niên thản nhiên ngồi chích thuốc. Cạnh đó là mấy chị phụ nữ ngồi trước cửa nhặt rau cho bữa cơm chiều, mấy em nhỏ chơi đùa quanh chân mẹ.
T́m quanh một lượt nhưng không thấy Bi đâu. Bác xe ôm đưa tôi đi bảo: “Có thể nó hát ngoài chợ, cũng có khi đang hát ở mấy quán ăn trên phố. Hay là nó đang “chơi” ngoài bờ sông rồi. Thế đă ra đó chưa?”. Nghe mà nản, một kẻ lang thang không nhà không cửa th́ có thể ở bất cứ đâu, biết đâu mà t́m giữa biển người tấp nập.
Khi tôi trở lại quán nước, trời đă bắt đầu tối. Đ vẫn ngồi bất động, mắt không rời khỏi cổng bến xe, dù bến xe đă đóng cửa. Tôi hỏi Đ giờ định thế nào, có ở lại để hôm sau t́m tiếp hay trở về Hà Nội. Đ nói về Hà Nội, mấy hôm nữa sẽ quay lại t́m tiếp. “Em sợ anh ấy biết em t́m anh ấy nên anh ấy tránh mặt rồi. Chứ người ta bảo b́nh thường anh ấy vẫn quanh quẩn ở bến xe đến khi bến xe đóng cửa cơ mà. Anh ấy bây giờ như vậy th́ anh ấy sẽ không muốn gặp em đâu. Nếu là em th́ em cũng sẽ không gặp” – Đ lo lắng.
Cũng có thể điều Đ lo lắng là đúng. Nhưng tôi vẫn hoài nghi khả năng đó. Bởi Bi đă không c̣n ở bến xe trước khi chúng tôi xuống, em không biết chúng tôi t́m em, em cũng không biết ǵ về chuyện Đ đang t́m em để mà tránh mặt. Hơn nữa, tôi không tin em muốn tránh mặt tôi, bởi tôi hiểu đằng sau nỗi tuyệt vọng vô bờ trong em là một khát vọng mănh liệt được sống, được “trở về”. Chuyện phải chờ đợi, kiếm t́m ṃn mỏi một người sống lang thang không nhà không cửa trong một thành phố đông đúc mà vẫn không gặp là chuyện b́nh thường. Chính tôi đă nhiều lần phải ṃn mỏi đợi chờ em như thế.
Nghĩ vậy và tôi quyết định một ḿnh ở lại, hôm sau, chỉ cần đợi đến khoảng 12 giờ trưa như mọi lần th́ ắt tôi sẽ gặp được Bi. Tôi không muốn phải kéo dài thêm cuộc chia li đă gần 10 năm của hai anh em mồ côi đáng thương ấy, dù chỉ một ngày. Vậy là tôi chia tay Đ, nói em cứ yên tâm về nghĩ giúp anh cai nghiện, rồi tôi lang thang trong thành phố t́m chỗ ngủ.
10 giờ sáng hôm sau tôi trở lại bến xe Niệm Nghĩa...
Cuộc gặp đẫm nước mắt
12 giờ trưa, vẫn không thấy bóng dáng Bi đâu. Cái nóng oi ả giữa trưa hè nơi bến xe ồn ă càng khiến cảnh chờ đợi thêm căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng tôi không có cách nào khác là phải kiên nhẫn chờ đợi. Chợt tôi nhác thấy từ xa cái dáng ḷng kḥng của Bi đang tiến vào bến xe từ cổng bên kia. Cuối cùng th́ tôi cũng đă đợi được cái thời khắc ḱ diệu này. Chỉ vài giờ nữa thôi, hai anh em mồ côi lưu lạc 9 năm trời tưởng chẳng c̣n có ngày đoàn tụ sẽ được hội ngộ. Tôi co chân vội chạy tới túm ngay lấy Bi. Vừa chạy vừa gọi thông báo tin mừng cho Đ.
Bi gặp tôi th́ toét miệng cười, hỏi tôi hôm trước có t́m được cậu mợ em không? Tôi nói đă t́m được cách giúp em đi cai nghiện và nói em về Hà Nội cùng tôi. Tôi chưa dám nói chuyện về Đ, sợ em có thể không đi. Em ngỡ ngàng reo lên: “Thật hả chị, chị không lừa em đấy chứ?”.
|
Nụ cười hạnh phúc rạng ngời |
Khi chúng tôi quay lại bến xe, em chỉ đến chào mấy cô hàng nước, nói sẽ đi Hà Nội, rồi theo tôi lên xe. Em không có bất cứ tài sản ǵ mang theo. Vừa “chơi” xong nên em ngủ suốt hành tŕnh. C̣n Đ th́ liên tục nhắn tin hỏi đă đi đến đâu, anh trai có khỏe không…
Ngồi đợi Đ tới đón ở bến xe, tôi hỏi chuyện: “Bi c̣n nhớ em Đ không?” – “Nhớ chứ. Em nhớ nó lắm. Nhiều đêm em nằm em nghĩ đến nó mà khóc. Đă bao lần em muốn cai được, có tiền em sẽ đi t́m nó. Nhưng em thế này… Chắc là chẳng bao giờ em c̣n gặp được nó nữa” – “Thế bây giờ gặp lại Đ em có nhận ra không?” – “Có chứ. Em nhận ra ngay”…
Chúng tôi đang dở câu chuyện th́ Đ xuất hiện. Bi thấy Đ đến th́ lập tức nói: “Chào anh ạ!”. Đ b́nh thản bảo: “Em là Đ đây. Anh có biết em là ai không?”. B́nh rụt rè lắc đầu nói không biết. Tôi xen vào hỏi B́nh: “Thế em trai em tên là ǵ? Sao em nói gặp lại em sẽ nhận ra ngay?”. B́nh ngước nh́n Đ, mặt tái đi, miệng vẫn ngắc ngứ hỏi: “Thật á? Anh là Đ á?”, rồi gục mặt xuống khóc.
|
Cuộc đoàn viên giữa anh em Bi với sự tư vấn của nhân viên bảo trợ trung tâm trẻ em... |
Đ lúc này vẫn khá b́nh tĩnh, chỉ nói một câu dứt khoát: “Không phải khóc”, rồi lôi Bi lên xe máy, quay lại nói tôi sang bên trung tâm đang bảo trợ đợi ở đó, em đưa Bi đi tắm rửa xong sẽ sang ngay, rồi lao vút đi. Tôi nh́n theo dáng Bi đang ngồi lom khom trên xe, đầu gục xuống cánh tay che đôi mắt đỏ hoe, c̣n Đ vẫn chỉ nói một câu dứt khoát: “Không phải khóc!”.
…
“Em giờ chỉ ước mẹ em sống khôn chết thiêng phù hộ cho em cai được, em sẽ đi làm nuôi Đ. Em muốn bù đắp cho Đ những tháng ngày khổ sở, thiệt tḥi trước đây. Dù em sống cũng chẳng sung sướng ǵ, nhưng em là anh nên em phải có trách nhiệm lo cho Đ. T́nh cảm cha mẹ nó quư lắm chị ạ, quư hơn tất cả. Đ th́ mất cha mẹ khi mới chập chững biết đi, anh chị cũng lạc mất…”.
Nghe những lời tâm sự ấy của Bi, tôi hiểu đằng sau niềm hạnh phúc vô bờ của hai anh em trong cuộc hạnh ngộ không ngờ tới này là rất nhiều ưu tư, lo lắng. Con đường phía trước của hai anh em mồ côi c̣n quá nhiều gian nan.
“Đời em, em không xác định là sẽ gặp lại Đ đâu. Đ nó cũng nói là nó không xác định sẽ được gặp lại nữa. Anh em mà gặp lại nhau thế này th́ hạnh phúc lắm, vui lắm! Nhưng cũng chán lắm! Em giờ thế này... Anh em gặp nhau chỉ khóc, chẳng giải quyết được ǵ”…
Khi bài viết này đến với bạn đọc. Bi đă bỏ về lại bến xe Niệm Nghĩa v́ nhiều nỗi niềm riêng. Nhưng trung tâm bảo trợ trẻ em – “gia đ́nh” của Đ như em nói - cũng đang tiến hành kế hoạch đưa Bi đi cai nghiện ma túy. Mong rằng các cơ quan nhà nước giúp làm các thủ tục cần thiết, để không v́ chuyện thủ tục hành chính mà vô cảm trước số phận một con người.
Hoàng Hương, vtc.vn