SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-09-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT

Lời tựa

Lời kết mỉa mai của cuốn sách thật hay này chính là ch́a khoá. Ban đầu tôi cũng tự hỏi không hiểu cái cảm giác về một sự rơ ràng, tươi mát, “mới mẻ” hoàn toàn khi đọc cuốn sách t́m hiểu thực tế Việt Nam này ở đâu ra. Câu trả lời hoá ra lại đơn giản: đó là do các tác giả đă hoàn toàn bỏ qua các định kiến, mà suy cho cùng các định kiến ấy là do tính chuộng ngoại lai mà ra. Chuộng ngoại lai hiểu cho đúng cũng là một dạng dối trá. Bao giờ cũng dối trá. Chính nó ve văn và làm khách du lịch lạc lối.


Chúng ta hăy cùng nhớ tới những lời quảng cáo năm này qua năm khác mời gọi ta lên đường. Phần lớn những lời quảng cáo này đều có một tính hai mặt đáng ngờ. Đó chính là nghịch lư căn bản của mỗi chuyến đi, mỗi khám phá (rởm). Có thể tóm lại trong vài từ. Thứ mà chúng ta đi tận chân trời góc bể để kiếm t́m, thứ “ngoại lai” rởm ấy chẳng qua cũng chỉ là “đồ sơn” mà thôi. Cái cứ tưởng là “nơi khác” ấy khiến chúng ta bỏ tiền ra mua lời hứa hẹn trong các ca ta lô của các hăng lữ hành chuyên nghiệp, nó là một tṛ dối trá thô thiển nhằm đáp ứng một nhu cầu mà ta có thể tạm coi là chủ nghĩa tiêu thụ.

Cái chúng ta t́m kiếm một cách bản năng khi rời khỏi quê hương, khỏi thường nhật, khỏi môi trường quen thuộc, đó không chỉ là vẻ đẹp đặc thù của phong cảnh hay công tŕnh. Chúng ta c̣n hy vọng sẽ có thêm chút ǵ thật là khác thường, một sự lạ nước lạ cái hoàn toàn, một sự “khác biệt” càng lớn càng tốt. Đi thăm chợ ả rập, phố Ấn độ hay đường ṃn châu Phi, chúng ta muốn được sửng sốt trước những người đàn ông và đàn bà có cách sống khác, truyền thống khác và thế giới quan khác. Khác tuyệt đối.

Tất cả những sản phẩm báo chí nói về lữ hành chẳng qua cũng chỉ nhằm tụng ca một cách ít nhiều khéo léo về sự “khác biệt” này. Phụ nữ cao cổ ở Myanmar, thầy tu khổ hạnh ở Bénarès, người Inuit ở Groenland, nông dân c̣ng lưng dưới ruộng ở Việt Nam: đó là sự lạ mà các hăng lữ hành mời chúng ta tận hưởng.



Vậy mà, cách nh́n thế giới như vậy là ngược lại với sự thật. Trước hết, cái mà chúng ta cho là đẹp như tranh thường là do tác động của nghèo đói. Cái mà chúng ta cho là thú vị (những đám đông chân trần lê bước ở châu Phi, những thành phố lúc nhúc loè loẹt, những bà nông dân c̣ng lưng gánh củi, .v.v.), lại chính là nỗi khốn cùng của người trong cuộc. Trong cái cách mà khách du lịch lượn quanh các chợ nḥm ngó, máy ảnh nháy lia lịa, có chút ǵ đó hơi dă man.

Sau đó, phải thấy là cả thế giới đă thay đổi, nhất thể hoá, đô thị hoá và phát triển. Những cô bé chăn dê ở châu Phi ngày nay nghe nhạc techno bằng máy kỹ thuật số; sư săi ở Việt Nam đi taxi và học vi tính; các dân tộc trên thế giới cũng, giống như chúng ta, muốn tham gia vào tất cả những ǵ gọi là toàn cầu và sự đơn điệu của nó. Sự tầm thường hoá hành tinh đương nhiên làm chúng ta không thoả được cơn khát ngoại lai. Nó làm ta bực bội. Nên ta cứ có xu hướng muốn giữ lại sự hư cấu về cái đẹp đẽ đă qua, nhốt người dân các xứ sở xa xôi trong nhà tù của sự khác biệt. Để đạt được mục đích ấy, ta sẽ lại sáng tạo ra một thế giới tưởng tượng, c̣n giả hơn cả đề co sân khấu; ta sẽ quay phim như thể đó là một vườn bách thú màu sắc khổng lồ. Ta sẽ đ̣i các dân tộc phải giống y hệt ư ta.

Tôi vẫn c̣n nhớ một câu chuyện được nghe ở châu Đại dương. Ở quốc đảo Fidji, chính phủ năm nào cũng yêu cầu nhân dân không mặc quần áo kiểu phương Tây trong mùa du lịch để khỏi làm khách thất vọng. Nói thế là đủ hiểu.

Thực ra nước nào cũng có nét ngoại lai đặc thù của ḿnh và cả một bộ sưu tập các h́nh ảnh mà người ta thường quen gán cho nơi ấy. Đối với trường hợp Việt Nam, các h́nh ảnh định sẵn ấy trong đầu óc chúng ta có nhiều tầng nghĩa. Tất nhiên trong đó có những h́nh ảnh về vẻ đẹp rực rỡ của phong cảnh. Ngay cuối thế kỷ XIX, những người đầu tiên phát hiện ra Việt Nam đă mê đắm kể về những ruộng lúa bát ngát bao quanh là những rặng núi ẩn hiện trong mây. Họ tả về những ruộng lúa sắp xếp khéo léo như những tổ ong, phân cách đất và nước từng xăng ti mét một, tới tận chân trời; những ô bờ đê bằng đất sét bao lấy những người đàn bà oằn vai dưới sức nặng của chiếc đ̣n gánh; những động tác và nhịp điệu ấy – những chiếc gầu tưới mà hai người đàn ông đứng đối mặt cùng nhịp nhàng kéo nước, những con trâu b́ bơm trong nước ngập tới nửa ống chân.

Bổ sung vào những tụng ca dai dẳng về vẻ đẹp địa lư – quả thật là không thể chối căi -, qua thời gian c̣n có thêm những kỷ niệm về thời thực dân và các cuộc chiến tranh liên tiếp diễn ra sau đó. Lính Pháp, những cựu binh Đông Dương, đă góp phần lớn vào việc làm cho đất nước này có một sự “mê hoặc” đặc biệt. Lính thuỷ đánh bộ Mỹ, vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, đă phát triển, và làm lan truyền, một nỗi nhớ Việt Nam lạ lùng và da diết. Thậm chí họ c̣n chế ra từ “namstalgie” để chỉ nỗi nhớ này. Qua bao năm lắng lại, tất cả những h́nh ảnh này cuối cùng đă tạo ra một Việt Nam tưởng tượng, một Việt Nam ảo trong đó đời sống của nhân dân ra sao, xă hội (thực) biến chuyển thế nào ít ai quan tâm. Phần lớn sách báo và sách hướng dẫn du lịch ở các nước phương Tây đều nói tới nước Việt Nam tưởng tượng này.

Trong khi đó, nước Việt Nam thật lại rất ít được biết đến – giống như phía kia của mặt trăng. Philippe Papin và Laurent Passicousset sẽ giúp chúng ta khám phá “mặt khuất” này. Để làm được như vậy họ có một thái độ b́nh tĩnh – thậm chí hài hước nhẹ nhàng – mà chỉ những người hiểu tường tận đất nước và ngôn ngữ này mới có được, mà những người như vậy đâu có nhiều.

Với tất cả những ai, giống như người viết những ḍng này, yêu mến Việt Nam từ lâu nay, với những ai tưởng rằng ḿnh có chút hiểu biết về đất nước này, có được cuốn sách này quả là duyên trời định, tuy nghe có vẻ nghịch lư. Khách quan nhưng uyên bác, xây dựng nhưng phê phán, những trang sách đưa ta thẳng đến thực tế, một thực tế trần trụi nhưng đáng say mê của một đất nước.

Jean-Claude Guillebaud
Basam
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	7
Size:	7.1 KB
ID:	315895
Old 09-09-2011   #2
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default

Đề dẫn

Với số dân 90 triệu và nằm ở giữa Đông Nam Á và Đông Á, có thể nói Việt Nam là một đất nước có vị thế quan trọng. Ấy thế mà c̣n nhiều điều về đất nước này mọi người vẫn chưa được biết. Nguyên nhân là do cách trở xa xôi, hẳn là vậy rồi, nhưng c̣n bởi những biến cố lịch sử gần đây đă dựng lên trước đất nước này một tấm màn chiếu phẳng không góc cạnh. Và người xem bị hút vào những h́nh ảnh nối tiếp nhau trên cái khuôn h́nh đó: nào là Đông Dương, nào là Điện Biên Phủ, nào là chiến tranh và bom na-pan, nào là những cảnh trực thăng Mỹ lượn đi lượn lại hay sự sụp đổ của chế độ Sài g̣n. Tất nhiên người ta có thể làm cho cái màn h́nh này dịch chuyển, nhưng khi đó người ta lại thấy những h́nh ảnh khác hiện ra: một Việt Nam xă hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản dân tộc, hay những tấm áp phích tuyên truyền, và h́nh ảnh búa liềm. Khi những h́nh ảnh này trôi qua, một loạt những h́nh ảnh mới mẻ hơn, song chẳng kém phần biểu trưng và loá mắt lại xuất hiện.

Đằng sau tấm màn đó mới là một đất nước thực sự đang cựa ḿnh. Dường như nó không thể được tiếp cận. Khi ta không biết ngôn ngữ của người dân bản địa th́ đương nhiên việc giao tiếp với họ bị hạn chế. C̣n những tiếp xúc nghề nghiệp mang tính h́nh thức xă giao, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mà thôi. Khi chỉ đi lướt qua th́ tất nhiên chẳng thể nào thấy được ǵ nhiều. Nhưng khi ta lưu lại đây lâu th́ lại thấy quá nhiều điều đang diễn ra. Quả vậy, giờ nếu ta đặt câu hỏi đâu là xứ sở đang chuyển động, đang sôi lên sùng sục, đang đổi thay liên tục đến nỗi chẳng một ai có thể đưa ra được một nhận định chắc chắn, th́ câu trả lời chính là Việt Nam. Từ khi Việt Nam mở cửa ra thế giới vào năm 1994, đất nước này chưa hề vượt qua được một chặng đường dài ḱ tích như người ta vẫn thường được nghe đi nghe lại quá nhiều. Mọi người đă quá quen với lề lối cũ, đến mức một thay đổi nhỏ nhất dù là trước đây hay bây giờ đều được xem như một sự đảo lộn. Điều đó cũng đúng ngay cả với những điều giản đơn nhất, chẳng hạn như: từ bỏ chiếc áo bông trấn thủ, chiếc mũ cối xanh hay đôi dép cao su Bác Hồ; việc thay chiếc mũ nồi xứ bas-kơ bằng chiếc mũ lưỡi trai kiểu Mỹ; việc mặc quần tất; sự xuất hiện của những chiếc váy in hoa hay những hoạ tiết nữ tính; và cả việc hạ những chiếc loa phóng thanh công cộng hay việc lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại các ngă ba, ngă tư đường; cuối cùng là quyền phát ngôn, quyền đi lại trong nước và ra nước ngoài…

Sự đồng nhất cách ăn mặc và lối nghĩ vốn đă làm người ta bối rối cách đây hai mươi năm giờ đây đă nhường chỗ cho những sắc thái và quan điểm đa dạng mà ngày nào cũng đập vào mắt ta. Quả thực là xă hội Việt Nam đă trở thành một cơ cấu phức hợp, góc cạnh hơn, nhất là trên phương diện kinh tế hay văn hoá, duy chỉ có hệ thống chính trị dường như có phần biến đổi chậm hơn. Xă hội Việt Nam đă lật qua một số trang cũ và đă viết thêm vài trang mới. Xă hội đó đă trở lại là một quần thể được cấu thành từ vô số những cá thể mà không dễ để ai đó làm phẳng đi. Nó khởi phát từ thành thị, từ nông thôn, từ bắc chí nam, cho tới miền trung, từ những miền đồng bằng và miền núi, từ những người giàu và người nghèo, từ lớp người trung lưu mới nổi, từ giới trẻ, từ người già, từ những cán bộ chính trị, những doanh nhân, rồi dân ghiền Internet. Hơn bao giờ hết, Việt Nam và người Việt Nam giờ đây đang chuyển hoá từ đơn thể sang đa thể. Khi ta chối bỏ sự đa dạng này, khi ta nh́n cuộc sống qua mặt phẳng được bào nhẵn và xem xét con người bằng những chiếc thước đo, ta sẽ không tránh khỏi sa vào cái mớ những sự khái quát và những lối nghĩ rập khuôn vốn đă được nghe đi nghe lại quá nhiều rồi: chúng tôi đă tập hợp tất cả những thứ đó, để thay lời kết luận cuốn sách này.

Ngay khi đọc những chương đầu của cuốn sách, độc giả sẽ hiểu ra rằng mục đích của chúng tôi không phải là chỉ ra phần nổi – bởi lẽ đó là những thứ chẳng mấy chốc sẽ được coi là chuyện dân gian ở những xứ sở xă hội chủ nghĩa nhiệt đới -, mà là thực sự giới thiệu những ǵ ở đằng sau tấm rèm. Những chuyện đó lại không hề xa lạ với chúng tôi. Chúng tôi đă lục lọi ở những chốn đó từ hai mươi năm nay và chúng tôi thậm chí nắm giữ cả ch́a chính và ch́a phụ để mở một vài cánh cửa (chúng tôi không có ch́a để mở mọi cánh cửa). Việc chúng tôi t́m cách t́m hiểu và miêu tả mọi người sống như thế nào giải thích những nỗ lực của chúng tôi để định lượng, để đếm, sắp xếp lại những thông tin mà chúng tôi đă thu thập trên thực tế, thuật lại những t́nh huống xác thực và những trải nghiệm cụ thể. Mối bận tâm đó của chúng tôi cũng minh chứng một điểu rằng tiêu chí duy nhất mà chúng tôi đă theo đuổi là nói những ǵ có thực dù ở mức độ nào đi nữa.

Dẫu sao, xét ở một góc độ khác th́ đất nước này vẫn là một cơ cấu đơn nhất, một bức tường chắn vững chắc, một chiếc mỏ neo bám chặt vào đất và không lay chuyển: đó là chính thể một Đảng duy nhất. Đảng đó chưa bao giờ bị những xu hướng khác thẩm thấu, chưa bao giờ bị chia rẽ hay rạn nứt; và dù bản thân chính Đảng đó đang đứng trước nhu cầu phải thay đổi th́ điều đó cũng không ngăn cản Đảng vạch ra cái ṿng tṛn để giới hạn những ǵ người ta có thể nói và có thể làm. Và thế là quyền lực tuyệt đối của Đảng đă thống nhất những sự khác nhau, từ cực này cho tới cực kia của đất nước, người ta không có sự lựa chọn nào khác là phải qui thuận theo. Người ta cũng không thể không tính đến sự tồn tại của Đảng, bởi lẽ sự ảnh hưởng của nó lan toả trong mọi lĩnh vực của đời sống thường ngày dù ở những mức độ khác nhau. Bởi v́ con người ta không phải là những cỗ máy, cho nên mục đích thực sự của cuốn sách này là miêu tả chi tiết mối quan hệ, sự không tương thích cũng như nguyên lí giải thích tại sao cái cuộc sống hàng ngày này lại không hề diễn ra hoàn toàn đúng theo những ǵ mà ư chí chính trị mong muốn.

Ngay khi ta đề cập tới các vấn đề về chính trị, về nhà nước, về hệ thống kinh tế được tầng lớp lănh đạo xă hội tạo dựng nhằm đảm bảo lợi ích lớn nhất cho ḿnh, tất yếu ta sẽ nghe thấy những lời phê phán. Chúng tôi đă không hề né tránh những chỉ trích đó, bởi vốn dĩ chúng tôi luôn trung thành với nguyên tắc của ḿnh là luôn theo sát những ǵ con người đă trải nghiệm, nhất là những ai ít được phát biểu nhất. Đó không chỉ là những lời bàn tán giễu cợt đâu đó vốn đă luôn tồn tại, mà là một luồng dư luận trái chiều thực sự, một luồng dư luận đang h́nh thành và đang có xu hướng tách ra thành nhóm. Nhóm này đang bị xử lí nghiêm khắc. Chúng ta lại không thể nhắm mắt làm ngơ và hành động như thể tất cả mọi người đều đồng t́nh với những diễn biến mới đây liên quan tới chính quyền.

Những lời chỉ trích chúng tôi đưa ra chẳng hề làm giảm đi chút nào những cảm mến của chúng tôi với Việt Nam. Đúng hơn, những ư kiến đó của chúng tôi đă minh chứng một điều rằng chúng tôi không hề coi thường những người dân của đất nước này. Cuối cùng chúng tôi cũng phải thú nhận rằng chúng tôi đă đắn đo rất nhiều khi viết ra những lời đó. Những do dự của chúng tôi có hai loại. Đối với loại thứ nhất, chúng tôi đă không nói ra, bằng cách thay đổi họ và tên, v́ chúng liên quan tới sự b́nh yên của những người đă kể cho chúng tôi những chuyện nhạy cảm. Thế c̣n loại do dự thứ hai th́ sao? Nói ra điều không hay hẳn không phải lúc nào cũng dễ nghe, dù là trong lĩnh vực chính trị. Chính lời nhận xét thẳng thắn sau đây của một người bạn gái Việt Nam – người mà chúng tôi đă tâm sự nói ra những e ngại của ḿnh (cô cũng là người hiểu rơ mức độ kiểm duyệt cũng như cái giá của việc kiểm duyệt nội bộ ) – , đă giúp chúng tôi dẹp đi những do dự này: “Nếu các bạn không nói ra những điều đó, vậy ai sẽ nói ra đây ?”.

Philippe Papin và Laurent Passicousset

(Ba Sàm sẽ đăng bản dịch một vài phần của cuốn sách này. Phần sắp tới có tên: “Blog, bất đồng chính kiến, Trung Quốc: khi chính quyền thấy sợ“)
Hanna_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06425 seconds with 14 queries