Con nhập học, bố mẹ gia nhập chợ lao động - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-10-2011   #1
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,014 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 60
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Con nhập học, bố mẹ gia nhập chợ lao động

Khi các tân sinh viên nhập trường cũng là lúc các bậc phụ huynh khăn gói quả mướp cùng con lên thủ đô. Họ làm bất cứ nghề ǵ, từ thu mua đồng nát, buôn bán nhỏ, bán sức ở chợ lao động, chợ rau, chợ hoa quả đầu mối… cho đến dọn vệ sinh để kiếm tiền nuôi con ăn học.

Khăn gói quả mướp lên Hà Nội làm thuê nuôi con học ĐH

Chị Chu Thị Men (36 tuổi, quê Khoái Châu – Hưng Yên) có con trai năm nay thi đỗ vào ĐH Bách Khoa Hà Nội. Ngày con nhập trường cũng là ngày chị quyết định cùng con khăn gói lên Hà Nội làm thuê kiếm tiền nuôi con ăn học.

Ngày nào cũng như ngày nào, ban ngày chị đi thu mua đồng nát, đêm đến lại đạp xe ra chợ đầu mối hoa quả Long Biên làm bốc vác, vận chuyển hàng hóa.

5. 000 – 10. 000 đồng cho mỗi thùng hàng trọng lượng 50 kg (tuỳ vào đoạn đường xa hay gần) là tiền công chị nhận được cho mỗi chuyến vận chuyển hàng. Chịu khó làm việc từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng, chị cũng kiếm được khoảng 100.000 đồng.

“Ở quê ngoài thời gian mùa vụ chúng tôi chẳng có việc ǵ để làm. Thu nhập của cả gia đ́nh 5 miệng ăn chỉ trông vào mấy sào ruộng, trong khi tiền nuôi con học ĐH một tháng sẽ bằng cả nhà tôi ở quê chi tiêu vài tháng. Thời buổi này, không thể nuôi con ăn học nhờ mấy sào ruộng được…”, chị Men bộc bạch.

Ngày càng có nhiều ông bố, bà mẹ từ các miền quê khác nhau đổ về Hà Nội làm thuê nuôi con học ĐH. (Ảnh Thu Ḥe)

Anh Nguyễn Văn Chung (quê ở Nam Sách - Hải Dương) là lao động chính trong gia đ́nh có 6 miệng ăn. Mọi chi phí sinh hoạt của gia đ́nh và việc học hành của 4 đứa con (đứa lớn học ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN, đứa thứ 2 năm nay nhập học trường ĐH Thủy lợi, 2 đứa c̣n lại đang học THPT) đổ dồn lên đôi vai gầy g̣ của anh.

Cứ hết mùa vụ, anh Chung lại cùng mấy người trong làng khăn gói lên Hà Nội làm thuê.

Mỗi ngày đi kéo xe hàng ở chợ Long Biên, anh cũng kiếm được gần 100.000 đồng, hôm nào nhiều việc th́ được khoảng 120.000 đồng. Sáng ra, anh lại ra chân cầu Long Biên đứng xem ai thuê làm việc ǵ th́ làm để kiếm thêm.

“Cực lắm nhưng biết làm sao được. Không làm th́ không có tiền, con cái không được học hành đến nơi đến chốn… Ở làng tôi, hễ ai có con học ĐH, CĐ đều phải đi làm thuê hết, bất kể công việc nặng nhọc”, anh Chung nói trong tiếng thở hổn hển, mệt nhọc khi vừa kéo xe lên dốc.

C̣ng lưng gánh những thùng hàng nặng hơn trọng lượng của cơ thể để kiếm tiền nuôi con ăn học. (Ảnh Thu Ḥe)

Gương mặt khắc khổ, bước thấp bước cao bên công viên Hà Đông (Hà Nội), người đàn bà mảnh khảnh, gầy g̣ gánh trên vai đôi thúng treo lỉnh kỉnh nào xẻng, nào cuốc đến gần đám người đang ngồi vêu trên vỉa hè.

Chị là Trần Thị Quư (36 tuổi, quê Thanh Hóa). Năm nay, đứa con gái thứ 2 thi đỗ vào ĐH KHXH &NV, ĐHQGHN. Gánh nặng kiếm tiền lại đè nặng thêm lên vai người phụ nữ này.

Chị làm mọi thứ mà người ta thuê, từ phá nhà, bốc vác xi măng, gánh gạch, đào đất, thông tắc nhà vệ sinh đến những việc nhẹ hơn như lau nhà, giặt quần áo… miễn sao kiếm được tiền.

“Chồng tôi cũng đi làm thuê quanh năm nhưng vẫn không kiếm đủ tiền nuôi thằng con lớn học ĐH Mở. Năm nay lại thêm con bé thứ 2 nhập học nên khi hết mùa vụ là tôi lên Hà Nội kiếm việc làm luôn. Hy vọng sẽ nuôi được con ăn học 4 năm ĐH …”, chị Quư tâm sự.

Cám cảnh bán sức lấy tiền nuôi con học ĐH, CĐ

Đến khu vực có nhiều nhà trọ cho sinh viên và người lao động nghèo ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội), chúng tôi ghé căn pḥng thấp lè tè, ẩm ướt chưa đầy 20 mét vuông với gần chục người tá túc.

Bán bánh đa dạo cũng là cách kiếm tiền ở thủ đô nuôi con ăn học. (Ảnh Thu Ḥe)

Những người trọ ở đây chủ yếu đi thu mua đồng nát, bán dép, bán giấy vệ sinh, bán bánh đa, bán hoa quả rong... Họ rong ruổi khắp các ngơ nghách lớn nhỏ quanh Hà Nội từ sáng sớm đến tối mịt kiếm tiền nuôi con ăn học. Đêm đến, họ mới quay về nhà trọ nấu bữa cơm tối đạm bạc chưa đầy 2.000 đồng/người.

Trọ cùng 8 người khác trong gian pḥng bé tẹo này là chị Nguyễn Thị Liên (38 tuổi, ở Nam Trực - Nam Định), lên Hà Nội mới hơn 1 tháng nay. Con gái đầu của chị thi vào trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG Hà Nội, đạt 20 điểm.

“Học đại học 4 năm sẽ rất tốn kém, thấy chị hàng xóm lên Hà Nội đi thu mua đồng nát cũng kiếm được tiền nên tôi bảo chị cho theo. Những người trọ ở đây, ai cũng có con học đại học, cao đẳng, trung cấp” - Chị Liên cho biết.

Dù vất vả nhưng chị Liên vẫn luôn tin tưởng vào tương lại phía trước của con.(Ảnh Thu Ḥe)

“Ở đây có chị Hiền (Nam Định), chị Loan (Ba V́- Hà Nội), anh Hưng (Bắc Ninh) bắt đầu công việc từ 11 giờ đêm ở các chợ rau đầu mối đến sáng hôm sau, sáng ra lại ra chợ người ở gần khu đô thị mới Định Công (Hoàng Mai), Phùng Khoang (Thanh Xuân), khu vực cầu Đen gần công viên Hà Đông chờ đợi người đến thuê làm.

C̣n chúng tôi thường bắt đầu rời khỏi đây từ lúc hơn 5 giờ đến tối mịt mới về ngủ. Vất vả thế mà cũng chẳng kiếm được bao nhiêu” - Chị Liên kể về những người trọ cùng ḿnh.

Rồi chị ngượng nghịu giải thích về chuyện pḥng có cả nam giới ở cùng. “Chúng tôi đi làm suốt ngày, cái pḥng ổ chuột này cũng thuê gần 2 triệu đồng/tháng đấy, ở đông cho đỡ tốn tiền nhà. Hơn nữa cùng cảnh c̣ng lưng nuôi con nên cũng dễ thông cảm cho nhau...”.

Thu Ḥe, VTC.VN
megaup_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	anh_4.JPG
Views:	8
Size:	45.6 KB
ID:	315988
Old 09-11-2011   #2
hoangphongoanh
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
hoangphongoanh's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 1,802
Thanks: 0
Thanked 7 Times in 4 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 20
hoangphongoanh Reputation Uy Tín Level 1hoangphongoanh Reputation Uy Tín Level 1
Default

Ráng học rồi đi xuất khẩu lao nô nhé .Nhớ cám ơn Bác & Dảng.
hoangphongoanh_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:22.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06747 seconds with 14 queries