Nhất nhật vi lao, bán nhật vi lao - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-12-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Nhất nhật vi lao, bán nhật vi lao

Một ngày cũng là tù, nửa ngày cũng là tù...

Nghe câu chuyện 5 ngày ở tù của chị Phương Bích khiến tôi rất xúc động. Thấy sinh hoạt những người nữ tù nhân dưới chế độ ta mà cũng bất hạnh như những người cùng cảnh ngộ trong các chế độ mà ta cho là thối nát, cần phải đánh đổ. H́nh ảnh cũ đă được tái hiện trên một số tác phẩm văn nghệ của “Chủ nghiă hiện thực phải đạo” (chữ của Hoàng Ngọc Hiến). C̣n h́nh ảnh mới, nào có khác ǵ như đoạn chị Phương Bích mô tả sau đây:


“Ngày trở nên dài vô tận. Đám bạn tù giải khuây bằng cách ngêu ngao hát những bài nhạc chế. Đối với họ th́ quá quen, nhưng với tôi nó vô cùng thú vị. Nó chứng tỏ mỗi một con người dẫu rất b́nh thường nhưng đều có cái tài lẻ nào đó. Họ hát hay, lời chế rất linh hoạt, đượm buồn. Trong khi họ thản nhiên hát, tôi lúc cười, lúc lại che mặt giấu đi những giọt nước mắt. Thương nhất là bài hát về tử tù: “xin cha mẹ tha thứ cho con, phận làm con chữ hiếu chưa tṛn...” kể về nước mắt người mẹ, về sự hối hận của đứa con, về mong muốn khi đă về bên kia thế giới, vẫn cố t́m đường trở về nhà qua làn khói, để rồi thấy bên bàn thờ bóng mẹ gầy và đàn em nhỏ thơ ngây...” (http://xuandienhannom.blogspot.com/2...guc-tu_07.html)

Từ đó tôi mới ngộ ra, một nền văn nghệ mà xa rời cuộc sống th́ có khác chi một kẻ dở người mộng du, luôn quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để cho cái xấu, cái ác mặc sức hoành hành. Tôi đă gửi cái c̣m trên blog của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện để bày tỏ nỗi niềm của ḿnh như thế này:



“Thấy chị Phương Bích kể lại nhớ tới Phim Nguyễn Văn Trỗi Sống Măi của đạo diễn Lư Thái Bảo và Bùi Đ́nh Hạc làm từ thập niên 60. Bây giờ Lư Thái Bảo đă khuất c̣n Bùi Đ́nh Hạc đă lên tột đỉnh vinh quang nhờ những phim như thế... Liệu NSND - Giải thưởng HCM - Bùi Đ́nh Hạc nói riêng và các nhà biên kịch và đạo diễn của ĐAVN nói chung có dám viết kịch bản câu chuyện cảm động về các nữ tù nhân đang hát (nhưng không phải bài "Bài Ca Hy Vọng") như chị Bích tả không???” (11:24 Ngày 07 tháng 9 năm 2011)



Ước mơ ḥa b́nh - Ảnh: Phạm Văn Mùi

Nhắc đến chuyện phim ảnh, tôi lại nhớ tới một nhà biên kịch và đạo diễn có tiếng ở cơ quan cũ của tôi. Anh bây giờ đă là Nghệ sỹ Nhân dân (NSND). Nhưng nếu người ngoại đạo chắc ǵ đă biết chuyện tù ngục của anh từ thuở hàn vi. Tôi muốn ôn lại chuyện này, tuy nhiên v́ chưa xin phép anh nên đành cho được dấu tên thật để khỏi làm anh phải buồn phiền. Câu chuyện xẩy ra, khi tôi vừa chuyển từ phim Truyện về phim Tài liệu – Khoa học (5/1979), lúc anh vừa bị “bắt khẩn cấp” v́ có liên quan dến một chuyên án “ăn cắp đồ cổ”. Đồ cổ là một con cóc bằng đồng hun đang trưng bày ở Bảo tàng của Thành phố Hải Pḥng, bị kẻ gian đánh cắp, nhờ anh bán hộ. Do không biết xuất xứ của “cổ vật” nên anh đă bị “nhập kho”. Nghe tin anh bị bắt, ai cũng thương xót. Anh em trong cơ quan cử người, ngả mũ túc trực ngay ở chân cầu thang lối lên xuống để quyên tiền “cứu tế” gửi về cho vợ và 4 đứa con thơ nheo nhóc của anh ở Hải Pḥng. Khoảng 3 tháng sau, anh được “tạm tha”. V́ giá trị thực của con cóc chưa qúa 40 đồng (Thời đó lương tối thiểu của công nhân là 45 VNĐ/tháng). Nên không đủ tiêu chuẩn để toà cấp thấp nhất mang ra xử! (Tối thiểu để một vụ án được xử tại toà án Quận là giá trị đồ ăn cắp phải từ 40 VNĐ trở lên).

Ra khỏi trại giam anh sụt mất tới ngót chục kư. Câu chuyện anh kể với mọi người về những ngày lao tù th́ tôi không tài nào quên được. Anh mô tả trong trại giam nơi anh lao lư, mỗi pḥng giam có tới ba bốn chục người, nằm như cá đóng hộp ở trên các bục xi măng. Mỗi pḥng như thế chỉ có một cửa sắt chính thông ra hành lang và một cửa sổ có song sắt chắc chắn ở gần sát trần nhà. Đă ngột ngạt, pḥng giam thời đó không có nhà vệ sinh nên cả tiểu và đại tiện của mấy chục con người đều vào một chiếc ḥm (thùng) bằng sắt tây. Được tù nhân gọi là “ḥm tài liệu”. Những người mới vào như anh được phân công “gác ḥm tài liệu”. Nghiă là nằm cạnh cái nơi đại tiểu tiện ấy. Mỗi sáng, mọi người đi cầu theo tuần tự: đại ca, phó đại ca, sĩ quan, lính (tay chân thân tín của đại ca), nhân dân (các trại viên thường). Tất cả đi xong th́ người gác “ḥm tài liệu” mới đến lượt. Sau đó th́ phải vác “ḥm tài liệu” đi đổ và cọ rửa sạch sẽ, trước khi mang trở lại pḥng giam. Hôm sau lại tiếp tục công việc như vậy... cho tới khi pḥng giam có “tân binh” mới “nhập kho” th́ mới được “đổi gác”...

Ngay buổi gác “ḥm tài liệu” đầu tiên ấy đă khiến anh thấy ớn lạnh dọc sống lưng. Anh đang nghĩ mưu phải t́m cách thoát khỏi cực h́nh này th́ gặp ngay đám lính hầu vừa đấm lưng vừa hầu chuyện tiếu lâm mua vui cho đại ca. Thấy cả câu chuyện lẫn tài kể chuyện nhạt hoét, anh mạnh dạn xung phong góp vui.

Nhờ uyên bác, đọc hàng bồ sách, lại có trí nhớ dai, với lối kể dí dủm hấp dẫn, anh đă nhanh chóng chinh phục cả pḥng giam về những chuyện tiếu lâm cười rơi nước mắt của ḿnh. Có lúc câu chuyện ly kỳ anh kể làm cả pḥng giam há hốc như nuốt lấy từng lời. Nghe xong mới vài chuyện, đại ca đă gạ nhường chức “đi cầu” đầu tiên cho anh. Đổi lại mỗi ngày, tối thiểu anh phải kể một chuyện tiếu lâm và đọc một bài thơ cho cả pḥng nghe. Anh chưa kịp phản ứng ra sao, cả pḥng đồng loạt vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt.

Kể từ đó anh luôn được trọng vọng, nuông chiều và qúi mến của cả pḥng. Chuyện của anh hấp dẫn tới độ ngay cả quản giáo và lính canh cũng lén tới nghe ké. Hôm biết tin anh được “tạm tha” cả pḥng giam tuyệt thực phản đối. Coi đó là sự bất hạnh to lớn đối với họ. Chỉ khi anh qùy xuống tạ ơn t́nh cảm đặc biệt của mọi người giành cho anh và xin họ đại xá th́ cả pḥng mới nguôi ngoai...

Ra tù, anh gặp may, đúng lúc ông Đoàn Duy Thành (Bí thư Thành uỷ Hải Pḥng) đang phát động chính sách khoán nông nghiệp (khoán chui), anh xung phong đi thực tế vừa viết kịch bản vừa đạo diễn bộ phim “Một vùng đồng biển”! Phim thành công gây tiếng vang cho Hải Pḥng trong cả nước. Đang từ một nhà thơ, một anh biên kịch ẩn dật anh lừng lững trở thành một đạo diễn tên tuổi với hàng loạt phim rất thành công (cả với chức danh biên kịch và đạo diễn) ... và xứng đáng nhận danh hiệu NSND sau hơn chục năm làm ăn tấn tới.

Công thành danh toại, anh đă gặp lại những “cựu thù” là những người công an đối thủ của anh khi xưa.

Nguyên nhân tai hoạ chính là cái tội ngông nghênh không coi ai ra ǵ. Cứ mỗi kỳ về Hải Pḥng hàng mấy tháng ḍng, anh đạp xích lô chở khách từ Hải Pḥng xuống Đồ Sơn kiếm tiền nuôi con, mà không hề chung chi hay “biết điều” với thổ công. Đă thế c̣n thơ phú châm chọc gây thù chuốc oán với các anh ấy nữa. Vài tháng tù (oan) cảnh cáo như thế là nhẹ hều rồi, c̣n thắc mắc ǵ nữa? Tưởng vụ “buôn bán đồ ăn cắp” đó là cái hạn. Hoá ra đó cũng là cơ may giúp anh tỉnh ngộ, thay đổi cách sống. Để vươn lên, làm nên những tác phẩm có tiếng để lại cho đời.


Tác giả của "Một vùng đồng biển" - Tranh: Nguyễn Hoàng - Nguồn: news.go.vn

Nhân chuyện thành danh của tác giả phim “một vùng đồng biển”, tôi lại nhớ tới chuyện một người tù ở xă (nay đă là phường) tại Hoà Hải-Hoà Vang Đà Nẵng năm xưa.

Thời đó trụ sở UBND xă Hoà Hải c̣n sơ sài lắm. Chỉ là căn nhà cấp 4 tuềnh toàng mọc lên giữa vùng cát trắng mênh mông ngay sát con lộ Đại Hàn nối TP Đà Nẵng với Thị xă Hội An. Lúc này ông Nguyễn Văn Chi (nguyên UVBCT-Trưởng Ban kiểm tra TƯ) mới chỉ là giám đốc sở Du lịch Quảng Nam Đà Nẵng thôi. Đen cho chúng tôi, vào Đà Nẵng làm phim Ngũ Hành Sơn lại đi sau đám Trung tâm Nghe nh́n của bà Phượng và nhạc sỹ danh tiếng Hoàng Vân. Khiến chúng tôi bị lép vế. Khi tiếp chúng tôi ở văn pḥng của Sở Du lịch, ông Chi cứ đeo kính đen (tôi cứ tưởng ông ta bị đau mắt). Hoá ra đó là cách tiếp đón lạnh nhạt, như có ư đuổi khéo khiến cả 3 thành viên trong đoàn đều chán nản muốn bỏ ngay về Hà Nội cho rồi.

Tiếc cái công đă mang đầy đủ phim màu và máy móc vào đây mà phải về trả lại kho th́ phí qúa. Tôi bàn với hai anh Thiệu (đạo diễn) và Sơn (chủ nhiệm) là ta cứ xin giấy giới thiệu của Sở Văn hoá, thuê xe lam trở thẳng xuống địa phương, nhờ họ giúp đỡ làm theo kiểu “thời chiến” khi xưa, cứ ǵ phải ăn nghỉ ở khách sạn du lịch của ông Chi mới làm được phim? Với quyết tâm của tôi và anh Sơn nên anh Thiệu cũng đành xuôi chèo. Hôm đó, về tới Hoà Hải th́ trời đă nhá nhem tối. Trụ sở vắng tanh, c̣n mỗi anh chủ tịch xă tên Hết đang dắt xe ra cửa. Thêm một anh trung niên đang ngồi hóng mát hành lang. Cứ tưởng ông thường trực, hoá ra đó là anh “tù tự giác” tại xă. Một chân anh ta bị xích lủng liểng vào đầu chiếc ghế, có ổ khóa cẩn thận. Anh ta chỉ có thể di chuyển ṿng quanh với bán kính khoảng 3 mét. Nhưng để xuống tới bếp để đun nước pha trà đăi khách từ trung ương Hà Nội vào đột xuất thế này th́ đành chịu. Không có ch́a mở khoá, bí qúa chủ tịch Hết đành xin lỗi khách, cùng anh tù mỗi người một đầu khiêng cả chiếc ghế băng xuống gian bếp cách đó mấy chục thước để anh tù đun nước phà trà....

Trà nước bàn bạc công việc xong, mới thấy chú Đ́nh du kích xă từ nhà trưởng CA xă mang được ch́a khoá về để toan “giải phóng sức lao động” cho anh tù. Đêm đó chúng tôi kê ghế băng ngủ chung luôn với anh tù ở hiên nhà ủy ban. Chỉ khác, chân anh tù có sợi dây xích, c̣n chúng tôi th́ được tự do. Ban ngày th́ anh ta được mở khoá để quét tước dọn dẹp vườn sân quanh uỷ ban. Từ hôm chúng tôi đến anh lĩnh thêm nhiệm vụ “anh nuôi” thổi cơm nấu nước cho chúng tôi rất chi là tươm tất. Khi đă quen nhau rồi tôi mới lân la hỏi chuyện làm sao mà bị “tù cải tạo” như thế này? Anh trả lời, tội ăn cắp gà. Đúng ra tội không lớn lắm. Nhưng do tái phạm nhiều lần nên anh bị bắt đi cải tạo lao động 3 tháng (theo luật hiện hành của điạ phương). Đúng ra là phải lên trại tập trung ở trên huyện. Song do chiếu cố gia đ́nh liệt sỹ, anh được lưu lại UB xă để làm lao công trong lúc cơ quan cũng đang thiếu người.

Tôi hỏi, ở đây anh có bị ngược đăi ǵ không?

Anh thật thà phi lộ, lúc đầu làm trái ư cán bộ th́ cũng bị quát mắng. Nhưng nay mọi sự đều đă vào nề nếp th́ không có vấn đề ǵ nữa. Anh c̣n tỏ ra thích được “cải tạo tại xă” hơn v́ thi thoảng đêm hôm c̣n được gặp vợ con tới thăm mà không phải mất công mất việc như những trường hợp nằm trại xa trên huyện trên tỉnh.

Hôm hoàn tất công việc, điạ phương có tổ chức bữa liên hoan chia tay nho nhỏ ở một nhà hàng gần đó, tôi rủ anh cùng đi cho vui. Anh không dám, v́ tự biết thân phận của ḿnh, cho dù tôi đă thuyết phục được cả Chủ tịch Hết lẫn Bí thư Khế. Tiễn chúng tôi ra xe về lại Đà Nẵng anh năng nổ xách giúp chúng tôi túi xách và đồ nghề. Xiết tay anh, tôi chúc anh cố gắng cải tạo tốt để sớm trở về làm ăn lương thiện và không c̣n phải gặp lại anh trong hoàn cảnh bất tiện như cái đêm đầu tiên nữa. Anh không nói năng ǵ. Nhưng trong khoé mắt đỏ hoe, rớm lệ của anh đă nói lên tất cả. Anh sống t́nh cảm thế, mà bây giờ tự dưng tôi lại đoảng tới mức quên mất cả tên anh.

Đầu năm 1988, sau gần 5 năm, nhân dịp đi dự LHP quốc gia lần VIII ở Đà Nẵng, tôi bớt chút th́ giờ về Hoà Hải thăm lại những người xưa. Đáng tiếc, không gặp bất kể một người quen cũ nào ngoài bà mẹ của Nguyệt (người hoa tiêu đưa chúng tôi đi quay phim khi xưa). Hỏi thăm anh “tù cải tạo” năm đó, bà nói bây giờ anh cải tà qui chính, chí thú làm ăn, trở thành người khá giả và rất có uy tín với bà con trong vùng. Thật mừng. Thật không uổng những câu chuyện dông dài những lúc trà dư hay cùng anh ngắm trăng thu ở mái hiên dưới chân ngọn Ngũ Hành Sơn diệu huyền. Cùng với sự nỗ lực vượt bực của bản thân, sự thương yêu giúp đỡ của nhiều người tốt xung quanh. Những câu chuyện nhỏ như “gác ḥm tài liệu” của tôi chắc cũng phần nào tác động, góp phần trong sự chuyến biến thần kỳ nơi con người anh (?).

Như phương ngôn nói “gần mực th́ đen gần đèn th́ rạng”. Không biết những người mang trọng trách vẻ vang đi cải tạo và giáo hoá cho những kẻ tội phạm lỗi lầm (hay những người bị cho là như thế) sẽ nghĩ ǵ về cái câu mà một nữ chiến sỹ CA “v́ nước quên thân v́ dân phục vụ” đă phát ngôn trước các đối tượng của ḿnh như câu: “Con kia! Mày không im mồm, tao mà không là công an tao tát vỡ mồm mày bây giờ”

(http://xuandienhannom.blogspot.com/2...guc-tu_05.html). Th́ thật không tưởng tượng nổi. Đó là sự việc diễn ra ở nhà giam CA Quận Hoàn Kiếm cuối tháng 8 lịch sử vừa qua. Nơi mà hầu như tất cả những người có trách nhiệm “hóa cải” những “tội phạm” đa phần đều thuộc diện “bị kỷ luật” như mô tả của Người Buôn Gió (tù ở quận - http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/190). Như vậy sẽ cải tạo “đối tượng” theo chiều hướng tốt lên hay xấu đi?

Để kết cho những câu chuyện “nhất nhật tại tù” xin chép lại đây một đoạn bức thư của chị Phương Bích gửi ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo có đoạn như sau: “Người xưa có câu: Hiếu với cha mẹ mới chỉ là Trung hiếu, c̣n hiếu với đất nước mới là Đại hiếu. Tôi tuy chỉ là một người dân bé mọn, nhưng cũng xin được đặt chữ Đại hiếu làm đầu”. (http://xuandienhannom.blogspot.com/2...n-nguc-tu.html).

Không biết khi đọc được những ḍng đại giác này, ông Thảo và các ông bà quản giáo có suy nghĩ ǵ? Khi mà nhân cách và hành xử của những người bị coi là “tội phạm” lại có những nét son, tỏ vô ngần. Vậy ông và những thuộc hạ của ông có cảm thấy tự vấn và tự thẹn mỗi khi được đối diện với những vầng trăng mùa thu tṛn và sáng rỡ như thế không?

Gocomay

Xem thêm: Tù ở phường. - http://nguoibuongio1972.multiply.com...l/item/189/189
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	9
Size:	45.5 KB
ID:	316570
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:13.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07121 seconds with 14 queries