T́nh trạng an ninh của Ấn Độ tệ hại tới mức "khủng khiếp", khiến nước này bị khủng bố liên tiếp tấn công.
Bạo lực tràn lan
Ṭa án Ấn Độ lại là mục tiêu tấn công lần nữa bởi những kẻ khủng bố. Hôm 7/9 quả bom đặt trong một chiếc cặp để bên ngoài cử Ṭa án tối cao Delhi phát nổ, khiến hàng chục người thiệt mạng và 75 người khác bị thương.
Quả bom được cho là đặt bên trong một vali, gần khu tiếp đón, nơi có hàng chục người đang xếp hàng chờ tới lượt vào khu tổ hợp ṭa án để tŕnh đơn kiện.
Các ṭa nhà trong khu vực ṭa án bị cảnh sát phong tỏa ngay sau đó, trong khi những người có mặt ở đây lúc xảy ra vụ nổ được sơ tán.
Đây là lần thứ hai Ṭa án Tối cao New Delhi trở thành mục tiêu tấn công trong năm nay. Hồi tháng 5, một quả bom nhỏ phát nổ trong băi đỗ xe gần một quán ăn bên trong ṭa án. Không có tổn thất về người trong vụ việc này.

Cảnh sát bao vây khu vực Ṭa án tối cao Delhi sau vụ đánh bom hôm 7/9.
Theo như tờ
Telegraph nhận định, “Các cuộc tấn công ban ngày nằm trong âm mưu khủng bố nhằm vào mục tiêu 3 trụ cột của nền dân chủ. "Pháo đài đỏ" - biểu tượng của quyền hành pháp Ấn Độ bị tấn công hồi năm 2000; Quốc hội Ấn Độ - "ngôi nhà dân chủ lớn nhất thế giới" năm 2001 và bây giờ là Ṭa án tối cao Delhi - "cánh tay tư pháp" đắc lực thứ hai sau Ṭa án tối cao Ấn Độ.
Vụ đánh bom hôm 7/9 xảy ra chưa đầy hai tháng sau các vụ tấn công tương tự ở Mumbai, Thủ đô tài chính của Ấn Độ, khiến ít nhất 21 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Nó cũng nối dài danh sách các vụ đánh bom tại quốc gia Nam Á.
Hồi tháng 2 năm ngoái, một quả bom phát nổ trong một nhà hàng đông đúc ở thành phố miền Tây Pune làm 16 người chết. Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra hồi 2006, khi các vụ nổ lớn liên tục xảy ra tại Mumbai, làm chết ít nhất 187 người và khiến 800 người khác bị thương. Với vụ nổ mới nhất này, Thủ đô Ấn Độ rơi vào t́nh trạng nguy cơ khủng bố có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hồi tháng 5 năm nay, một quả bom phát nổ gần cổng ṭa án tối cao Delhi. Dù không có thiệt hại nào đáng kể nhưng kể từ sau vụ nổ, cảnh sát Delhi kiểm tra một nhân viên kiểm toán an ninh tại khu ṭa án và đề nghị tăng cường máy quay tại một số khu vực trọng điểm. Tuy nhiên, an ninh không thể ghi lại kế hoạch tấn công. Quan chức an ninh cho rằng quả bom phát nổ hồi tháng 5 là sự cảnh báo cho vụ tấn công hôm 7/9.
Tổ chức khủng bố Harkat-ul-Jihad Islami (Phong trào Thánh chiến Hồi giáo) lên tiếng nhận trách nhiệm. Trong thư điện tử gửi cho báo chí, tổ chức này đe dọa sẽ tiếp tục tấn công các ṭa án lớn và Ṭa án Tối cao nếu Ấn Độ không hủy án tử h́nh đối với Afzal. Tên này đang chờ xử tử v́ giữ vai tṛ chủ mưu trong vụ tấn công Quốc hội Ấn Độ năm 2001 làm 7 người thiệt mạng.
Ngày 23/11/2007, 6 quả bom phát nổ trong ṿng 25 phút tại khuôn viên của các ṭa án trong các thành phố Lucknow, Varanasi và Faisabad, tất cả đều thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, phía Bắc Ấn Độ. Đó là những vụ nổ mà tổ chức khủng bố được biết đến với cái tên India Mujahideen (IM) nhận trách nhiệm về những vụ nổ liên tiếp này.
IM cho rằng có lư do chính đáng để tấn công các ṭa án tại tiểu bang Uttar Pradesh, là hành động trả thù một luật sư bị từ chối bào chữa để bảo vệ ba thành viên vô tội bị giam giữ v́ bị cáo buộc âm mưu bắt cóc Nghị sĩ Quốc hội Rahul Gandhi. Vụ tấn công xảy ra ngay sau khi nhà lănh đạo quốc hội này được giải thoát.
Phân biệt đối xử giữa Hồi giáo và Ấn Độ giáo
Ngành tư pháp Ấn Độ thất bại trong việc đảm bảo công lư đối với người Hồi giáo, các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan như HUJI, IM và phong trào sinh viên Hồi giáo Ấn Độ (SIMI) từng nhiều lần gửi thông điệp cảnh báo cũng như nhận trách nhiệm về các vụ khủng bố qua các thư điện tử.
Trong một thư điện tử được gửi bởi IM hồi năm 2010 có nội dung: “Ṭa án tối cao, ṭa án dân sự và các ủy ban pháp lư đă hoàn toàn thất bại trong việc lập lại công bằng đối với người Hồi giáo. Tỉnh trưởng tỉnh Gujarat, ông Narendra Modi bị cáo buộc không thể ngăn chặn phản ứng cực đoan của những người Ấn giáo chống người Hồi Giáo trong bang Gujarat vào năm 2002 vẫn c̣n đang ngoài ṿng pháp luật. Các nguồn tin cho biết, chính ông này cho phép và thậm chí động viên những người theo đạo Hindu phá huỷ những khu của người Hồi giáo, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.
Năm 1992, những kẻ phạm tội tại Mumbai (những người khuấy động phong trào bạo lực vào người Hồi giáo, phá hủy nhà thờ Hồi giáo Babri Masjid) nhanh chóng được thả tự do ngoài ṿng pháp luật.
Và theo như một số kết quả điều tra th́ trong nhiều vụ tấn công cảnh sát làm ngơ hoặc tích cực hỗ trợ những kẻ nổi loạn chống lại những người Hồi giáo. Gia đ́nh các nạn nhân đang hy vọng những quan chức chính trị có dính líu đến hai vụ thảm sát này sẽ sớm phải trả giá.
Tất cả những thành phần tham gia chống Hồi giáo như các cuộc bạo loạn, đốt phá, hăm hiếp, tổn thất về người và tài sản vẫn chưa được giải quyết.
Lực lượng cảnh sát yếu kém
Trước hết, lực lượng cảnh sát không được đào tạo tốt và thiếu trang bị. Đă vậy, lực lượng này c̣n phải hoạt động trong môi trường quan liêu và hệ thống hành chính có nhiều khiếm khuyết.
Thêm vào đó, lực lượng này thiếu người lănh đạo đủ năng lực. Đồng thời, t́nh trạng tham nhũng phổ biến trong khi lực lượng không có đủ phương tiện và kỹ thuật tân tiến.
Bên cạnh đó, công tác huấn luyện trong lực lượng an ninh, cảnh sát rất lỏng lẻo và c̣n nhiều hạn chế. Một trong những điều quan trọng nhất là bộ máy chống khủng bố không có khả năng cần thiết để đối phó v́ nói chung các lực lượng công lực ở nước này bị suy thoái và xuống cấp.
Lực lượng này hiện bị quá tải v́ phải lo đối phó với t́nh trạng tội phạm ngày càng tăng và cũng một phần v́ hoạt động của các nhóm khủng bố khác nhau. Trong khi đó, cơ quan lănh đạo trung ương lại như một bộ máy ́ ạch.
Họ không thể chiến đấu chống lại bọn khủng bố trong bối cảnh bộ máy cảnh sát và an ninh "rệu ră" như hiện nay trong lúc nạn tội phạm càng lúc càng phát triển đến mức vượt ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan pháp luật.
Hoàng Linh (theo Asiatime)