Thiền Sư Nhất Hạnh từng phê phán chính quyền - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-14-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,347
Thanks: 11
Thanked 13,566 Times in 10,833 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Thiền Sư Nhất Hạnh từng phê phán chính quyền

Phía sau hai chuyến đi Việt Nam

WESTMINSTER (NV) - Trong hai chuyến đi Việt Nam năm 2005 và 2007, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, khi gặp riêng giới lănh đạo Việt Nam, đă có những lời phê phán bộc trực và đề nghị thay đổi cho Việt Nam, nhưng mọi cố gắng này đều thất bại, và ông không gặt hái được kết quả ǵ trừ quyền được phát hành sách rộng răi.



Thiền Sư Thích Nhất Hạnh làm lễ cầu siêu cho nạn nhân chiến tranh tại Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, trong lần thứ nh́ về lại Việt Nam năm 2007. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images)

Đó là những ǵ được tiết lộ trong hai công điện của đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong vụ Wikileaks.

Năm 2005 là lần đầu tiên Thiền Sư Nhất Hạnh trở về Việt Nam sau gần 40 năm. Lần đó cũng không phải là lần đầu tiên ông muốn về. Năm 1999, ông từng đề nghị với nhà nước Việt Nam để về thuyết pháp, nhưng chuyến đi bị hủy bỏ.

Chuyến về của ông cùng một đoàn Phật tử, học tṛ 200 người năm 2005, kéo dài hai tháng rưỡi, được báo chí trong nước cũng như giới truyền thông quốc tế loan tin rộng răi. Trong một cuộc gặp mặt riêng với Đại Sứ Mỹ Michael Marine, Thiền Sư Nhất Hạnh tiết lộ những điều không thấy trong những buổi sinh hoạt công khai, và những tiết lộ này được báo cáo từ Hà Nội về Bộ Ngoại Giao trong một công điện đề ngày 31 tháng 3, 2005.

Phật Giáo bị ‘chia rẽ’

Trong cuộc gặp gỡ này, Thiền Sư Nhất Hạnh tiết lộ là chuyến đi năm 1999 bị hủy bỏ do phía ông. Nhà nước Việt Nam muốn đặt áp đặt lịch tŕnh và muốn ông về với tư cách khách mời của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), tức giáo hội được chính quyền công nhận, và ông không đồng ư.

Khác với năm 1999, trong chuyến đi năm 2005, ông đ̣i nhà nước CSVN hai điều kiện: Ông có thể đi bất cứ đâu trong nước Việt Nam, và sách của ông được tự do phát hành. Điều này ông đă thực hiện được; 10,000 bản của cả 12 bộ sách của ông đă bán hết trong chuyến đi này.

Thiền Sư Nhất Hạnh cũng cho rằng chuyến đi của ông là một sự thành công v́ ông trực tiếp thuyết pháp được cho hơn 200,000 người và giúp gầy dựng lại ḷng tin vào Phật pháp.

Thiền Sư Nhất Hạnh miêu tả t́nh h́nh Phật Giáo Việt Nam là “chia rẽ trầm trọng.” Mặc dù Phật tử được tự do thờ phượng, “sức khỏe chung của giáo hội rất tồi,” và ông cho rằng lư do là v́ chính quyền can thiệp vào việc nội bộ của giáo hội.

Ông miêu tả sự can thiệp này gồm hai mặt. Một, Thiền Sư Nhất Hạnh nói có nhiều tăng ni được đặt vào vị trí lănh đạo Phật Giáo “v́ lư do chính trị,” và ngược lại các vị đại diện GHPGVN th́ “hành xử như công chức nhà nước”. Hai, GHPGVN, theo Thiền Sư Nhất Hạnh, lệ thuộc vào nhà nước Việt Nam về tiền bạc cũng như để được cho phép làm một số việc, chẳng hạn gửi tăng ni đi tu học ở ngoại quốc.

Sự lệ thuộc này “làm người dân chán nản” đạo Phật. Thiếu tâm linh, xă hội suy đồi. “Bể khổ giữa các thế hệ rất là lớn. Người trẻ không c̣n tin vào hạnh phúc gia đ́nh,” Thiền Sư Nhất Hạnh nói vậy.

Gặp thủ tướng, chỉ trích chế độ

Nhưng Thiền Sư Nhất Hạnh dành những lời chỉ trích nặng nề nhất cho nhà cầm quyền. Hôm trước ngày gặp đại sứ, Thiền Sư Nhất Hạnh gặp Thủ Tướng Phan Văn Khải trong ṿng một tiếng rưỡi. Thủ Tướng Khải kêu gọi ông giúp tạo sự thống nhất trong dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, Thiền Sư Nhất Hạnh trả lời là người Phật tử, thay v́ t́m sự thống nhất, cần t́m “t́nh huynh đệ,” và họ có thể nằm trong các nhóm chính trị khác nhau nhưng không đấu đá lẫn nhau.

Ông kêu gọi ngược lại, nói với Thủ Tướng Khải, rằng “người cộng sản nên trở thành người Việt Nam hơn” và chấp nhận những giá trị truyền thống. Nếu không, chính trị sẽ “phá sản” và đảng Cộng Sản sẽ mất sự ủng hộ. Ông kêu gọi Thủ Tướng Khải tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị.

“Tăng ni không thể bị bắt tham gia Quốc Hội hay Hội Đồng Nhân Dân,” Thiền Sư Nhất Hạnh nói với Thủ Tướng Khải. “Giáo hội không thể bị bắt tham gia vào Mặt Trận Tổ Quốc.”

Ông trao cho Thủ Tướng Khải một bản yêu cầu 7 điểm, và ông trao cho Đại Sứ Marine một bản sao. Trong số đó, có đề nghị “tăng ni không giữ chức vụ chính quyền hoặc nhận bằng khen từ nhà nước”; hai ḥa thượng “Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ phải có quyền tự do đi lại, thuyết pháp khắp nước;” và Phật Giáo không bị “ảnh hưởng chính trị trong nước và hải ngoại”.

Thất bại khi muốn gặp gỡ Ḥa Thượng Huyền Quang

Trong lần trở về năm 2005, Thiền Sư Nhất Hạnh dự định gặp Ḥa Thượng Thích Huyền Quang, lúc đó c̣n sống và là vị tăng thống thứ tư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội không được nhà nước công nhận. Hai người từng là đồng tác giả cuốn “Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày: Cương lĩnh giáo lư nhập thế của Phật Giáo Việt Nam hiện đại” do Viện Hóa Đạo xuất bản năm 1973.

Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ đă không xảy ra. Thiền Sư Nhất Hạnh đă đến Thanh Minh Thiền Viện t́m gặp Ḥa Thượng Quảng Độ, và đi B́nh Định muốn gặp Ḥa Thượng Huyền Quang, nhưng cả hai đều từ chối.

Phía GHPGVN giải thích lư do hai bên không gặp được nhau một cách rất đơn giản. Họ nói với nhân viên ṭa đại sứ, “Thích Quảng Độ muốn chuyến đi thăm được xem là chính thức và được ghi vào lịch tŕnh của chuyến đi Việt Nam.” Trong khi đó, họ nói Thiền Sư Nhất Hạnh chỉ muốn thăm với tư cách cá nhân.

Tuy nhiên, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đưa ra lư do quan trọng hơn, được giải thích trong một bức thư của thượng tọa Thích Viên Định, trong đó có đoạn viết: “Có điều không biết vô t́nh hay cố ư, ngài về nhằm vào thời điểm rất tế nhị, có thể bị hiểu là ngài đă bị thế gian lợi dụng để tuyên truyền, làm đẹp cho chế độ.”

Bức thư này được Pḥng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế (IBIS) ở Paris, do ông Vơ Văn Ái làm giám đốc, loan tải. V́ lư do này và v́ nhiều lời tuyên bố khác của ông Ái, đoàn phụ tá của Thiền Sư Nhất Hạnh tỏ thái độ bất b́nh với IBIS.

Người phụ tá tín cẩn nhất của Thiền Sư Nhất Hạnh, sư cô Chân Không, nhắc lại với Đại Sứ Marine một câu nói mà sư cô cho là bị trích dẫn sai, rồi sau đó bị IBIS nêu lên trên các bản tin. Trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xă AFP của Pháp, sư cô Chân Không được hỏi lư do tại sao một số tổ chức tôn giáo ở Việt Nam bị cấm hoạt động. AFP ghi câu trả lời như sau: “V́ một số các giáo hội này tàng trữ những lá cờ của chế độ cũ. C̣n chúng tôi, th́ chúng tôi chẳng có một tham vọng chính trị nào cả.”

Sư cô nói với Đại Sứ Marine là câu đó bị ghi sai, và ư của sư cô là, “Khi ở hải ngoại dùng cờ vàng để ủng hộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, điều đó khiến cho chính quyền xem giáo hội này là tổ chức chính trị thay v́ tôn giáo.”

Trong lần thứ nh́ trở về Việt Nam năm 2007, đoàn phụ tá của Thiền Sư Nhất Hạnh có họp với nhân viên tổng lănh sự Hoa Kỳ tại Sài G̣n, và họ cho rằng những phát ngôn của ông Ái đă đầu độc không khí ngay giữa lúc Thiền Sư Nhất Hạnh và Ḥa Thượng Huyền Quang đang t́m cách chấp thuận một giải pháp để gặp gỡ nhau.

Bị cấm cầu siêu cho thuyền nhân, tù cải tạo

Cũng trong lần thứ nh́ trở về Việt Nam, Thiền Sư Nhất Hạnh dự định tổ chức ba buổi cầu siêu tại Sài G̣n, Huế, Hà Nội cho mọi nạn nhân chiến cuộc. Tuy nhiên, khác với lần thứ nhất, lần này, chính quyền cứng rắn hẳn lên và gây nhiều khó khăn cho buổi cầu siêu.

Những trục trặc này được ghi lại trong một công điện của tổng lănh sự ở Sài G̣n, đề ngày 21 tháng 3, 2007, sau cuộc gặp mặt với phó tổng lănh sự và tham tán chính trị.

Theo lời Thiền Sư Nhất Hạnh, ba buổi cầu siêu này dự trù cho mọi nạn nhân đă “thiệt mạng vô duyên cớ” trong chiến tranh. Dự tính, lễ cầu siêu sẽ nhắc đến chiến binh Mỹ cũng như những người Việt Nam bị chết v́ “những tai họa khác,” kể cả trại tù cải tạo và người vượt biên.

Tuy nhiên, trong thương thuyết với phía Việt Nam, chính quyền tỏ ra cứng rắn hơn so với năm 2005. Họ nhất định cấm không được nhắc đến lính Mỹ, cấm nhắc đến tù cải tạo, cấm nhắc đến thuyền nhân.

Ở miền Bắc, việc tổ chức c̣n khó hơn. GHPGVN tại Hà Nội c̣n không muốn có lễ cầu siêu v́ cho rằng không có lư do ǵ mà phải hóa giải, và cũng cho rằng không có người Việt Nam nào chết “vô duyên cớ” trong chiến tranh cả.

Buổi lễ cầu siêu tại Sài G̣n được tổ chức ngày 16 tháng 3, 2007, ở chùa Vĩnh Nghiêm, sau những thương thảo vào phút chót với chính quyền. “Có ít nhất 2,000 người tới dự,” theo công điện của tổng lănh sự Hoa Kỳ. Thiền Sư Nhất Hạnh tuân thủ những đ̣i hỏi của chính quyền và không nhắc đến “những tai họa khác,” đến thuyền nhân, hay đến những binh sĩ không phải Việt Nam.

Tuy nhiên, Thiền Sư Nhất Hạnh đă cầu siêu cho tất cả “nạn nhân hai miền Nam Bắc” và nói là toàn thể sáu triệu người thiệt mạng trong chiến tranh đều đă chết “vô duyên cớ”. Thiền Sư Nhất Hạnh cũng so sánh với hai miền Đông Đức và Tây Đức thống nhất mà không đổ máu, và giới lănh đạo Việt Nam lẽ ra phải làm được như vậy. Ông kêu gọi mọi người, bất kể tôn giáo, cầu nguyện cho tha thứ và kết đoàn.

Tới đây, trong điều mà ṭa tổng lănh sự gọi là “một cú hích vào đảng Cộng Sản,” Thiền Sư Nhất Hạnh nói người Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo có thể đọc kinh của đạo ḿnh để sám hối, c̣n người Cộng Sản th́ cứ việc “t́m tâm linh từ Marx”.

Chính quyền tẩy chay

Có vẻ biết trước bài thuyết pháp của Thiền Sư Nhất Hạnh sẽ có vấn đề, phía nhà nước không ai đến dự cả. Phải đến khi bài thuyết pháp đă xong và phần tụng kinh bắt đầu, mới có một nhóm đại diện GHPGVN tới dự. Dẫn đầu là Ḥa Thượng Thích Trí Quảng, phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương GHPGVN và là một ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc.

Trong lời đạo từ, Ḥa Thượng Trí Quảng nói ngược lại những điều Thiền Sư Nhất Hạnh đă nói, và thay vào đó, nói buổi lễ cầu siêu là dành cho những liệt sĩ hy sinh “trong cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ”.

Khác với chuyến đi năm 2005, trong chuyến đi 2007, báo chí trong nước rất ít tường thuật. Sau lễ cầu siêu ở chùa Vĩnh Nghiêm, báo chí chỉ đưa tin sơ sài, trích dẫn lời Ḥa Thượng Thích Trí Quảng và không nhắc đến những câu “nhạy cảm” của Sư ông Thích Nhất Hạnh.

Một vài nhà báo nói với tổng lănh sự quán, họ nhận được lệnh miệng của tuyên giáo là cần “thận trọng” khi tường thuật chuyến đi của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
vuitoichat is_online_now  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	137035-Wiki_Nhat-Hanh-Soc-Son-73928954-400.jpg
Views:	9
Size:	63.6 KB
ID:	316949
Old 09-14-2011   #2
huynhtrungdao
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 900
Thanks: 12
Thanked 28 Times in 24 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10 Post(s)
Rep Power: 19
huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4huynhtrungdao Reputation Uy Tín Level 4
Default

ong Nhat Hanh nay chi biet la Dollar ma thoi, co vo ma con doi lam thien su?
huynhtrungdao_is_offline  
Old 09-16-2011   #3
sincity007
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
sincity007's Avatar
 
Join Date: Jul 2010
Posts: 2,796
Thanks: 285
Thanked 3,813 Times in 1,200 Posts
Mentioned: 8 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 531 Post(s)
Rep Power: 21
sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8
sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8sincity007 Reputation Uy Tín Level 8
Default

me. no' tha(`ng cha na`y chi? la`m nho* nhuo^'t chua` chie^`n ddu'g la` ba^'t ha.nh cho dda.o Pha^.t
sincity007_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:43.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08081 seconds with 14 queries