Mở Đầu
Thời đại Chiến Quốc kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN tới khi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần Thủy Hoàng năm 221 TCN.
Giả sử nước Tần không thống nhất được 6 nước nhỏ, th́ Trung Quốc ngày nay khó có thể có h́nh dáng địa lư to lớn như hôm nay. Kề sát biên giới Việt Nam có thể không phải là một nước bá quyền Đại Hán mà là một nước yêu ḥa b́nh, chung sống hữu nghị láng giềng. Nước Việt Nam ta sẽ đỡ khổ về các mưu độc, kế hiểm của Đại Hán Trung Quốc.
Sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam năm 1954, theo lệnh Chu Ân Lai kư hiệp định Genève chia cắt đất nước Việt; sự kiện Việt Nam không đấu tranh, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa; sự kiện chính phủ Việt Nam im lặng để Trung Quốc gặm nhấm các cao điểm biên giới, các cánh rừng biên giới phía bắc 1984-1990; sự kiện chính phủ Việt Nam không chống trả quyết liệt năm 1988, để đến nay mất 9 ḥn đảo tại Trường Sa… tất cả các sự kiện ấy đă đặt trí thức Việt Nam trước một trách nhiệm lớn lao: Thức tỉnh cảnh giác của dân tộc Việt Nam trước hiểm họa Trung Hoa mặc dù đàn áp, vu cáo của Đảng cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền hiện nay.
Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam mất cảnh giác với bành trướng phương bắc như hiện nay. Chưa bao giờ người dân vô cảm trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc như hiện nay.
Chưa bao giờ giặc phương bắc lại thành công chiếm lănh thổ, lănh hải của Việt Nam như hiện nay.
Chưa bao giờ tầng lớp lănh đạo dân tộc lại xa rời nhân dân và đồng hành với bọn ḥng xâm chiếm lănh thổ, lănh hải mà tổ tiên Việt Nam hàng ngh́n đời hi sinh xương máu bảo vệ ǵn giữ, đă trao cho lại chúng ta với lời dặn: Những ai mang một tất đất, tất biển cho Trung Quốc th́ đáng tội tru di. Chưa bao giờ ḷng yêu nước Việt Nam bị Đảng cộng sản Việt Nam làm thoái hóa trở thành ḷng yêu nước của những kẻ gần khùng v́ căm giận: anh chỉ được phép đánh giặc phương bắc khi chúng đốt nhà anh, khi chúng hăm hiếp vợ anh, khi chúng giết con anh (1979). Ngoài ra, nếu anh muốn thức tỉnh dân tộc, báo trước thảm họa diệt vong, anh chỉ cần trương 1 ḍng khẩu hiệu HS-TS-VN là Đảng cộng sản Việt Nam sẽ bắt anh vào tù ngay lập tức, và có thể tra tấn anh đến thương tật.
Sau hội nghị Genève 1954, sau hải chiến 1974 tại Hoàng Sa, sau cuộc chiến biên giới 1979, sau chiến tranh Tây-Nam 1978-1986, sau cuộc chiến biên giới phía bắc thầm lặng 1984-1990, sau hải chiến 1988 tại Trường Sa… máu Việt Nam đă đổ, nhân dân Việt Nam đă “ân đoạn, nghĩa tuyệt” với chính phủ bành trướng Trung Quốc, với Đảng cộng sản Trung Quốc.
Xem xét những bài học của thời Chiến quốc càng cần thiết hơn bao giờ hết trong t́nh h́nh bành trướng quyết liệt của Trung Quốc ra Biển Đông, sau các sự kiện tầu B́nh Minh02 và VIKING II tháng 5 và 6/2011, để nhận ra chân tướng, các thủ đoạn, các ư đồ chiến lược của bành trướng Bắc Kinh mà vô hiệu hóa nó.
T́nh h́nh Biển Đông hiện nay có nét tương đồng như t́nh h́nh thời Chiến quốc. Ngày xưa Tần là một nước mạnh, muốn thôn tính 6 nước nhỏ khác. Ngày nay, Trung Quốc là một nước mạnh, muốn độc chiếm Biển Đông.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Vùng biển trong khu vực Biển Đông là đối tượng tranh chấp, với lợi ích mà các quốc gia quan tâm gồm: ngư trường, khai thác tài nguyên, đặc biệt là dầu khí và kiểm soát của một vị trí chiến lược quan trọng.
1. Những yếu tố nào làm nước Tần hùng mạnh?
Thời Xuân Thu, nước Tần chỉ là một nước yếu, nằm hẻo lánh ở phía tây. Sau tṛ “Đốt lửa đùa chư hầu” của vua Trụ, khi kinh đô nhà Chu bị các tộc thiện chiến Khuyển Nhung xâm phạm, không nước chư hầu nào giúp nhà Chu. Nhờ có công hộ giá, Tần Tương Công đă được Chu B́nh Vương cho phép: đánh Khuyển Nhung đến đâu, được giữ đất đến đấy. Nhờ lệnh này, Tần mở mang bờ cơi rộng lớn về phía tây.
Ư thức được vị trí lạc hậu của ḿnh so với Tề, Lỗ, Hàn, Triệu… từ Tần Mục Công, các vua Tần rất coi trọng hiền tài. Bách Lư Hề, vị quan đại phu mà vua Tần mua bằng 5 bộ da dê, đă cải cách giúp Tần cường thịnh. Các đời vua sau như Tần Hiếu Công trọng Thương Ưởng, hay Tần Thủy Hoàng trọng Lư Tư, đă đem lại kết quả là nước Tần có nền chính trị tiên tiến nhất thời Chiến quốc, quan hệ sản xuất tiên tiến nhất trong 6 nước bấy giờ. Điều này thể hiện rơ nét nhất trong các cải cách của Thương Ưởng. Ông đe doạ bắt làm nô lệ bất kỳ một người nào đủ sức khoẻ mà không chịu làm việc. Ông giải phóng nô lệ thành nông dân tự do và đất đai nhà Tần được chia cho nông dân trồng trọt chứ không để hoang hóa trong tay chủ nô, địa chủ. Tần là nhà nước đầu tiên sử dụng chính sách ngụ binh ư nông trong lịch sử. Thương Ưởng khuyến khích nhập cư: nước Tần thu hút những người tài năng và học thức từ nước khác đến, trao cho những người nông dân tới từ nước khác một mảnh đất hoang, hứa miễn đi lính cho họ. Vua Tần giảm bớt quyền lực của giới quư tộc phong kiến nhà Tần. Vua Tần chia các lănh địa của ḿnh thành các quận huyện, được quản lư bởi các quan chức do vua chỉ định chứ không phải bởi các đại diện của tầng lớp quư tộc. Nước Tần cuối Chiến quốc, nhờ quyết tâm trọng dụng nhân tài, cải cách chính trị, cộng với đất đai rộng lớn, mầu mỡ, dân cư đông đúc đă trở thành một nhà nước phong kiến manh nha trung ương tập quyền, và trở thành trung ương tập quyền vào thời Tần Thủy Hoàng.
2 Các thủ đoạn chính trị trước chiến tranh Tần diệt 6 nước chư hầu
Trong thời gian cuối Chiến quốc, nước Tần hùng mạnh và trở nên bá đạo làm các nước khác lo sợ.
2.1. Thuyết Hợp tung ra đời.
“Hợp chúng nhược, dĩ công nhất cường” nhằm liên kết 6 nước chư hầu đoàn kết chống Tần. Cái lư đoàn kết các nước yếu hơn chống nước Tần bá đạo là thuận lẽ sinh tồn. Hợp tung đă 6 lần huy động các nước chư hầu dùng chiến tranh đánh Tần. Đại diện của Hợp tung là Công Tôn Diễn tướng quốc nước Ngụy, và Tô Tần, người đeo ấn tướng quốc 6 nước.
Ngược lại, để chia rẽ các nước chư hầu, đồng thời làm ḿnh mạnh lên, nước Tần sử dụng thuyết Liên hoành nhằm liên kết với những nước ṇng cốt của Hợp tung như Sở, Tề.., chia lẻ từng nước chư hầu và tiêu diệt dần từng nước. Cốt lơi của Liên hoành là nhử lợi từng nước một, tùy theo nhu cầu của nước đó. Chạy theo lợi riêng là điểm yếu của các nước chư hầu.
Đối với nước Sở, Trương Nghi nhử lợi hứa cắt 600 dặm đất Thượng Ư của Tần cho Sở với điều kiện Sở từ bỏ Hợp tung với Tề. Đối với nước Tề th́ Tần hứa cùng nhau xưng Đế hiệu…
Liên hoành đă phá hoại Hợp tung. Nước Tần đă có thể xâm lược từng nước chư hầu mà các nước c̣n lại không hề có phản ứng.
Đại diện cho Liên hoành là Trương Nghi.
Liên hoành cũng có nhiều thành công như xây dựng được các liên minh Tần-Tề hay sau đó Tần-Tề-Sở… làm yếu Hợp tung.
2.2. Nguyên nhân thất bại cuả Hợp tung.
Nguyên nhân chính là các nước chư hầu không tích cực cải cách xă hội, duy tŕ chế độ cát cứ công hầu phong kiến. Tề, Sở từ những nước hùng mạnh ngang với Tần, do hủ lậu về chính trị mà tụt hậu hơn so với Tần. Sở sau khi Ngô Khởi bị chết, cải cách của Sở bị dừng lại. Thời Sở Hoài Vương, nhà vua đă để cho Lệnh doăn Tử Lan và Đại phu Cận Thượng lũng đoạn chính trường, nhận hối lộ của Trương Nghi phá vỡ Hợp tung với Tề.
Chính sách thu gom nhân tài của B́nh Nguyên Quân, hay Tín Lăng Quân đă làm 6 nước chư hầu thiếu nhân tài. Kết quả là cả 6 nước do chiến tranh liên miên, dân th́ nghèo đi và binh lực th́ yếu đi, trong khi Tần cường thịnh lên.
Đoàn kết chống Tần là đúng, song Hợp tung luôn bị Tần phá thành công do Tần ngoại giao nhằm kích vào các điểm lợi riêng biệt của từng nước chư hầu. Các nước chư hầu th́ luôn tham các lợi nhỏ trước mắt, và hay quên mối họa lớn từ phía Tần.
3. Biển Đông ngày nay
Có ít nhất hơn 1/2 tổng khối lượng hàng hóa giao thương đường biển quốc tế di chuyển trên Biển Đông. Biển Đông cũng là nơi trung chuyển 70-80% năng lượng dầu khí nhập khẩu cho các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Biển Đông c̣n là điểm nối giữa Ấn Độ Dương và Thái B́nh Dương.
Ai khống chế Ấn Độ Dương, Thái B́nh Dương sẽ khống chế thế giới trong thế kỷ 21 này.
Trung Quốc muốn khống chế Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, không thể không khống chế Biển Đông.
Hoa kỳ muốn giữ vị trí cường quốc số 1 thế giới, không thể không có tiếng nói trong các tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Việt Nam là chủ nhân lâu đời của Hoàng Sa, Trường Sa, không thể không đấu tranh ǵn giữ hải đảo của Tổ quốc Việt Nam.
3.1. Hoa Kỳ rời bỏ Biển Đông.
Từ 1971, sau hội đàm với Mao Trạch Đông, Hoa Kỳ đă muốn chấm dứt cuộc chiến dai dẳng Mỹ-Việt Nam.
Lợi dụng cơ hội này, 1974, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Năm 1975, Hoa Kỳ thua trận, rời khỏi Việt Nam.
Sau 1975, Hoa Kỳ đóng cửa các căn cứ quân sự ở Thái Lan.
Tháng 11/1992 Hoa kỳ rút khỏi các căn cứ quân sự ở Phillippines.
Lợi dụng sự suy yếu của Liên Xô những năm 80, giai đoạn trước của sự tan ră của phe Xă hội chủ nghĩa, năm 1988 Trung Quốc chiếm của Việt Nam 7 ḥn đảo tại Trường Sa và thiết lập vững chăi vị trí của ḿnh tại Trường Sa.
1/2002, Nga rút khỏi Cam Ranh.
Việt Nam th́ yếu kém về chiến lược Biển, luôn lùi bước trước Trung Quốc khi Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông. Hải quân Việt Nam vẫn chưa thể cai quản, ǵn giữ được an toàn cho Biển Đông.
3.2. Trung Quốc và chiến lược xâm chiếm Biển Đông.
3.2.1.
Trước 10/1949, nước Trung Hoa Dân Quốc không có khái niệm về chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Tại Hội nghị Cairo, Ai Cập năm 1943, nguyên thủ 3 quốc gia đồng minh gặp nhau: Tưởng Giới Thạch, Franklin Roosevelt và Winston Churchill, nhằm bàn kế hoạch tác chiến chống phát xít Nhật tại khu vực Thái B́nh Dương. Các đoàn quân sự ba nước cũng họp song song. Sau hội nghị, liên minh ba nước ra tuyên bố (1.12.1943):
“Quyết tâm không từ một nỗ lực nào trong việc phối hợp lực lượng hải, lục, không quân của ba nước nhằm chặn đứng xâm lược của Nhật, tiến tới buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện dù phải chiến đấu lâu dài; quyết tâm giải phóng tất cả các lănh thổ, hải đảo tại khu vực Thái B́nh Dương đă bị Nhật xâm chiếm từ Chiến tranh thế giới I; trả lại cho Trung Hoa các lănh thổ đă bị Nhật chiếm như Đài Loan, Bành Hồ, vv.; trả lại độc lập tự do cho nhân dân Triều Tiên”.
http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn
Trong tuyên bố trên, Tưởng Giới Thạch hoàn toàn không đả động đến Hoàng Sa, Trường Sa. Hiển nhiên, nếu Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong tư duy lănh thổ của lănh đạo chính trị Trung Hoa Quốc Dân, th́ họ Tưởng chắc chắn phải thêm địa danh 2 quần đảo này vào bản Tuyên bố. Dấu 3 chấm sau Đài Loan, Bành Hồ chỉ nói rằng: giới lănh đạo Trung Hoa Dân Quốc bấy giờ để lửng để có thể thêm thắt, giải thích, chú phụ sau này. Dấu chấm lửng khẳng định là tại thời điểm hội nghị này, Hoàng Sa, Trường Sa không có trong khái niệm địa lư của giới lănh đạo chính trị Trung Quốc. Cả phái đoàn quân sự đông đảo của Tưởng Giới Thạch, cũng không ai có đề nghị ǵ về Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này chứng tỏ họ Tưởng, cả phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc nói riêng và tư duy địa lư nói chung của người Trung Quốc, không hề coi Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc lănh hải Trung Quốc. Mặc định trong trường hợp này là họ công nhận, khi Đồng minh đánh bại Nhật Phát xít th́ Hoàng Sa, Trường Sa sẽ trở về với chủ chính thống của nó là Việt Nam.
3.2.2. Trung Quốc bắt đầu có đ̣i hỏi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa từ Chu Ân Lai trong và sau Hội nghị San Francissco năm 1951. Thế nhưng hội nghị bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc và công nhận chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Đầu tháng 9-1951, các nước Đồng Minh trong Thế chiến hai tổ chức Hội nghị ở San Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á-Thái B́nh Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến.
Tham gia Hội nghị gồm phái đoàn của 51 nước. Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không tham dự Hội nghị.
Nhận lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đă tham dự Hội nghị.
Ngày 7-9-1951, phát biểu tại Hội nghị, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu nêu rơ: “Chúng tôi cũng sẽ tŕnh bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận): Về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và cũng v́ cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đă có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam- thành viên của khối Liên hiệp Pháp–không hề gây ra một phản ứng chống đối, hoặc 1 yêu sách nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị. Không có sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị cũng chính là sự thừa nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Hiệp ước Ḥa b́nh với Nhật Bản được kư kết tại San Francisco ngày 8-9-1951 quy định Nhật Bản phải rút lui khỏi những nơi, mà nước này đă dùng vũ lực để chiếm đóng trong Thế chiến hai. Hiệp ước quy định: “Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và đ̣i hỏi với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands)”.
Trung Quốc không tham dự hội nghị San Francisco, không đưa ra tuyên bố phản đối nào. Tuy nhiên, ngày 15-8-1951, Ngoại trưởng Chu Ân Lai lên tiếng về bản dự thảo Hiệp ước Ḥa b́nh với Nhật Bản do Mỹ – Anh soạn thảo.
Đ̣i hỏi cho quyền lợi của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, được phái đoàn Liên Xô nêu lên trong phiên họp khoáng đại ngày 5-9-1951 của Hội nghị. Phát biểu trong phiên họp này, Andrei A. Gromyko – Ngoại trưởng Liên Xô – đă đưa ra đề nghị, trong đó có khoản tu chỉnh liên quan đến việc “Nhật nh́n nhận chủ quyền của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, thông qua Liên Xô, lúc này chỉ viện dẫn được 1 lư lẽ cho đề nghị tu chỉnh là việc Trung Hoa Dân quốc thừa lệnh Đồng Minh tiếp quản 1 đảo ở Hoàng Sa và 1 đảo ở Trường Sa năm 1946, để làm luận cứ cho rằng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lư lẽ không có chứng cớ pháp lư.
Với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đă bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.
Với việc bác bỏ đề nghị của Liên Xô, 51 nước tham dự Hội Nghị San Francisco đă chính thức công nhận rằng Trung Quốc không có chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa.
Hơn nữa, Điều 2 của Hiệp ước Ḥa b́nh với Nhật Bản đă tái lập sự toàn vẹn lănh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đ̣i hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939-1946 cho Việt Nam.
Chủ quyền đối với hai quần đảo này hiển nhiên thuộc về Việt Nam.
4. Chiếc lược độc chiếm Biển Đông.
4.1. Chu Ân Lai dụng kế “Vô trung sinh hữu”.
Tuy đă bị Hội nghị San Francisco bác bỏ yêu cầu chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc quyết không từ bỏ âm mưu chiếm 2 quần đảo này.
Lợi dụng việc những người cộng sản Việt Nam dành được chính quyền ở Miền Bắc Việt Nam và đang nhận viện trợ của Trung Quốc, Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc thực hiện mưu kế “Vô trung sinh hữu”: từ trong “không” biến thành “có”.
4.1.1. Bức công hàm 4/9/1958.
Công hàm 4/9/1958 của họ Chu đă lồng chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa như sau: “Lănh hải của nước cộng ḥa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lư. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lănh thổ nước cộng ḥa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các ḥn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những ḥn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những ǵ thuộc về những hải đảo của Trung Quốc.”
Sau Hội nghị San Francisco việc Trung Quốc nghiễm nhiên cho rằng có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa chỉ là tưởng tượng của riêng Trung Quốc, không có công nhận của thế giới. Chu Ân Lai cố t́nh bất chấp luật pháp quốc tế, dùng mưu mẹo để đoạt chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Thủ tướng Bắc Viêt Nam, Phạm Văn Đồng đă có công hàm trả lời ngày 14/9/1958: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Ḥa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc”.
Bắc Việt Nam ghi nhận và tán thành “quyết định về hải phận của Trung Quốc” như thế nào? th́ câu sau giải thích rơ: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể”.
Đối với Trung Quốc, họ cố t́nh hiểu là Phạm Văn Đồng đă công nhận chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Thế là từ “không có” chút chủ quyền nào đối với Hoàng Sa, Trường Sa sau Hội nghị San Francisco, nay / sau ngày 14/9/1958 / Trung Quốc đă có công hàm Phạm Văn Đồng.
Kế ‘Vô trung sinh hữu” đă được Chu Ân Lai thực hiện là như vậy.
4.1.2. Họng súng Trung Quốc.
Giai đoạn tiếp sau, họng súng Trung Quốc đă biến “có” trên mặt giấy công hàm, thành “có” thực sự trên toàn bộ Hoàng Sa, 9 đảo Trường Sa.
Trung Quốc kiên tŕ chờ thời cơ. Khi Hoa Kỳ có ư định rời bỏ Đông Nam Á, 1974, Trung Quốc dùng sức mạnh của họng súng, cướp Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1988, lợi dụng Liên Xô đang gặp nhiều khó khăn tại Đông Âu, Àfghanistan, Trung Quốc lại dùng hải chiến chiếm 7 đảo và tới nay là 9 đảo tại Trường Sa của Việt Nam.
4.2. Đường lưỡi ḅ và lợi ích cốt lơi.
Sau 3 thập niên tăng trưởng kinh tế liên tục, Trung Quốc thấy rằng họ đă có thể thực hiện bước tiếp theo trong chiến lược độc chiếm hoàn toàn Biển Đông.
Ngày 7/5/2009 phái đoàn thường trực Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa tại Liên hợp quốc chính thức cho lưu hành bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn (đường lưỡi ḅ, đường chữ U) “đối với chủ quyền không thể tranh căi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và ḷng đất dưới đáy biển của chúng”.
Đầu năm 2010, sự tự tin không có đối thủ đă làm Trung Quốc tuyên bố không cho phép bất cứ nước nào can thiệp vào vùng Biển Đông, vùng biển này đă trở thành cái gọi là “quyền lợi cốt lơi về chủ quyền” của Trung Quốc, tương tự như Đài Loan và Tây Tạng.