Vui nhậu, buồn nhậu, thậm chí ngồi một ḿnh cũng nhậu. Bàn nhậu có thể chỉ có mấy chai bia với đĩa đậu luộc, hay ngập ngụa rượu Tây, mồi ngon ở nhà hàng sang trọng.
Tất niên, họp mặt, hội hè,... thường là dịp các “chiến hữu” cụng ly xả láng. Nếu biết dừng lại đúng lúc, những lần “chén chú chén anh” sẽ là cuộc vui sau giờ làm việc căng thẳng. C̣n khi đă quá trớn, chuyện nhậu đă và đang tạo ra nhiều hệ lụy đáng giật ḿnh. Đằng sau bia, rượu là cả một câu chuyện dài trong bệnh viện và nhiều vụ vi phạm pháp luật vì quậy phá, cưỡng dâm, thậm chí giết người.
Muôn nẻo đường nhậu
Mới hơn 15h30 thứ ba mà các quán nhậu bên bờ kênh Nhiêu Lộc (đoạn cầu Trần Khánh Dư, quận 1 và quận Phú Nhuận TP HCM) bắt đầu nhộn nhịp với cảnh bày biện bàn ghế. Một vài quán đă có tiếng cụng ly lách cách của những quư ông, quư bà chịu chơi.
Hơn một giờ sau, cả hai con đường dọc bờ kênh bắt đầu náo nhiệt, khi khách kéo đến quán đông nườm nượp. Những tiếng chào, bắt tay xă giao, cụng ly 100% và có cả tiếng la hét, chửi thề của những bợm nhậu đă hơi quá đà. Lẫn trong số các “đệ tử” lưu linh ấy có chị em phụ nữ, và đâu đó là vài nhóm dân chơi tuổi teen đang hồ hỡi “chén chú chén anh” để chứng tỏ ḿnh là dân sành điệu. Chưa kể là sau một chầu chưa đă, dân nhậu thường rủ nhau đi tăng hai, tăng ba để nhậu tiếp. Hầu như các quán nhậu tại đây không hôm nào là không nườm nượp khách, liên tục từ 17h đến 22h.
Bia, rượu không còn là thú vui của riêng đấng mày râu.
Tương tự, tại góc đường Nguyễn Trung Trực (quận 1, TP HCM), cứ chiều chiều là tấp nập người ra kẻ vào để làm vài ly. Các “thượng đế” ngồi chật khít vào nhau trên những chiếc ghế thấp lè tè. Khoảng cách giữa lưng người này với lưng người kia trên lối đi sát nhau đến nỗi các nhân viên phục vụ tuy rất chuyên nghiệp nhưng cũng thấy rất khó lách khi bưng bia hoặc đồ nhậu đến cho khách. Anh Cao Thế Huy (ngụ quận 3) chia sẻ: “Hầu như chiều nào tôi cũng có độ nhậu. Khi th́ bạn bè cũ rủ, khi th́ phải giao thiệp với khách hàng. Như thành thói quen, hôm nào không lai rai là không ngủ được nên khi không có độ nào th́ tôi mua bia mồi về nhà nhậu với người anh họ”. Tại đường Nguyễn Thượng Hiền (quận 3) th́ lại có những quán chuyên trị các món mà dân nhậu rất ưa thích: nghêu, ṣ, ốc, hến…
Có thể nói, chưa bao giờ “dịch vụ” ăn nhậu lại bùng phát dữ dội và trở nên “muôn h́nh vạn trạng” như hiện nay. Khắp ngơ ngách của thành phố vốn đă chật chội này, luôn có không gian cho những quán nhậu. Nếu là nhà hàng sang trọng th́ một số quan chức, đại gia là mối ruột; c̣n bác tài, xe ôm, anh thợ hồ... đến rượu đế vỉa hè. Giới trung lưu lại có mặt tại nhiều quán bia giải khát b́nh dân.
Đổ tiền vào bia, rượu
Bia, rượu đang trở thành đồ uống cực kỳ phổ biến tại Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ KH-ĐT và Bộ Công thương th́ Việt Nam hiện là một trong những quốc gia tiêu thụ nhiều bia, rượu nhất thế giới. Ước tính trong bốn tháng đầu năm 2011, cả nước đă sản xuất trên 714 triệu lít bia, đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành bia tại Việt Nam lên 15% một năm. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia và tiếp tục tăng nhanh về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít mỗi năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít mỗi năm và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít mỗi năm.
Việc tiêu thụ số lượng lớn bia rượu đă tạo sức ép lớn lên nền kinh tế, bao gồm cả khía cạnh tiêu dùng lẫn đầu tư. Dù chưa thống kê đầy đủ, nhưng với lượng tiêu thụ này người dân Việt Nam chắc chắn đă tiêu tốn hàng tỉ USD cho bia rượu. Bên cạnh đó là hàng chục tỉ USD khác cho việc đầu tư nhà máy, dây chuyền, thiết bị.
Chủ một quán nhậu trên đường Trường Sa (quậnB́nh Thạnh, TP HCM) “bật mí”, dù chỉ kinh doanh nhỏ, nhưng mỗi tháng anh cũng thu lăi vài chục triệu đồng. Ở những quán kinh doanh lớn, mức thu lợi có thể phải đến vài trăm triệu đồng mỗi tháng! Theo lời kể của một “lưu linh”, có khi cả tháng lương của anh chỉ đứt ngọt trong một chầu bia cuối tuần. Theo anh, mấy tháng vừa rồi chi phí cho những “buổi xă giao” cũng chiếm gần 100% thu nhập của anh.
Bài, ảnh: Ngô Đồng
theo đv