Hãy để cho biển bình yên
Nếu Việt Nam và Ấn Độ khăng khăng cùng hợp tác bòn rút dầu ở vùng biển Nam Hải đang nằm trong vòng tranh chấp như báo chí tường thuật, họ có cơ nguy gây nên một loạt căng thẳng mới trong vùng biển này. Mối quan hệ của họ với Trung Quốc cũng sẽ bị đe dọa.
Theo báo chí Ấn Độ cho hay, công ty dầu của chính phủ Ấn, ONGC Videsh Ltd, dự định sẽ khai thác dầu trong hai blocks của Việt Nam nằm trong vùng biển đang tranh chấp. Hãng thông tấn của Ấn Độ, The Press Trust of India, đã tường thuật là bộ trưởng ngoại vụ Ấn có chương trình thảo luận cơ chế hợp tác với viên chức Việt Nam hôm thứ Sáu ngày 16 tháng Chín ở Hà Nội.
Ấn Độ đã nhanh chóng bác bỏ sự phản đối của Trung Quốc về dự án khai thác dầu này, tờ Thời báo Ấn Độ tường thuật hôm thứ Năm – đưa lại tin từ phát ngôn viên bộ ngoại vụ là sự hợp tác năng lượng với Việt Nam nên phát triển.
Cả hai nước Việt Nam và Ấn Độ nên hiểu cái bản chất phức tạp và nhạy cảm về vấn đề biển Nam Hải. Họ cũng nên hiểu là Trung Quốc sẽ không nhường bước trước những vấn đề liên quan đến tính toàn vẹn lãnh thổ (của Trung Quốc). Bắc Kinh cương quyết bảo vệ tính chủ quyền không thể tranh cãi được của mình ở vùng biển Nam Hải.
Lưỡi bò, mộng bá quyền và ... đàm phán song phương? Nguồn: AFP
Ấn Độ và Việt Nam, là hai nước vốn có liên quan đến tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, nên bày tỏ sự quan tâm đúng mức cho sự ổn định và hoà bình trong vùng.
Hai nước này nên hạn chế có những hành động liều lĩnh có thể gia tăng sự căng thẳng trong vùng biển đang tranh chấp. Kế hoạch khai thác dầu của hai nước trong vùng biển này không đơn giản là một vấn đề kinh tế nhưng cũng là vấn đề quan trọng về mặt chính trị và an ninh. Bất cứ sự sơ suất hay một phán đoán sai lầm nào bởi hai nước này đều có thể làm phương hại đến mối quan hệ của họ với Trung Quốc.
Như là một nước láng giềng của Ấn Độ và Việt Nam, Trung Quốc đã cam kết xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt với hai nước này. Duy trì mối quan hệ lành mạnh với Trung Quốc cũng là lợi ích của Ấn Độ và Việt Nam.
Tại buổi họp của ủy ban chỉ đạo Trung-Việt lần thứ năm về hợp tác ở Hà Nội tuần rồi, cả hai phía đã đồng ý thúc đẩy sự thương thảo về vấn đề tranh chấp ở biển Nam Hải và cùng làm việc để đạt được một giải pháp có thể đồng ý chung càng sớm càng tốt. Cả hai bên cũng đồng ý giải quyết vấn đề lãnh hải qua thương thảo và hội đàm hữu nghị, ôn hoà.
Hôm tháng Bảy, Trung Quốc đã đạt được sự đồng thuận với Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu (ASEAN), mà Việt Nam là một thành viên, về việc ứng dụng và thi hành Tuyên ngôn Ứng xử năm 2002 trong vùng biển Nam Hải.
Hà Nội nên tôn trọng những cam kết đã hứa hẹn ở cấp đa phương và song phương và hành động một cách chân thành theo chiều hướng đó. Bất cứ nỗ lực nào của Việt Nam nhằm lôi cuốn sự hậu thuẫn của lực lượng ngoài vùng sẽ bị đáp ứng với sự chống đối mạnh mẽ từ Trung Quốc và làm cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp trở nên thêm khó khăn thêm.
Cho New Delhi, kết bè kết đám để khiêu khích Trung Quốc về chuyện tranh chấp lãnh hải không là một động thái khôn ngoan về phần mình. Nếu Ấn Độ có ý định vươn lên như một cường quốc lớn, đối xử với Trung Quốc như bạn sẽ là một chiến lược tốt đẹp hơn cho Ấn Độ.
© DCVOnline
Tin China Daily