Vừa đọc xong bài về tiền ngày xưa, tiền ngày nay của Nhà thơ/ Nhạc sĩ
Nguyễn Trọng Tạo, thằng bạn bia của ḿnh đă lẩn mẩn nhắn tin: “Đọc bài tiền của bác Tạo chưa? Thấy có ǵ khác không?”, khiến ḿnh trợn mắt trước sự “quan tâm đến thời cuộc” đột xuất của cái thằng, chả bao giờ màng đến những chuyện, không liên quan đến sức khỏe – công việc và cơm áo gạo tiền hắn, Công ty hắn (với lư do “Biết chỉ đau đầu, có giải quyết được ǵ đâu”).
Trả lời: “Đọc rồi! Thấy hay!”. Bạn bia văng tục: “Hay ********* ǵ mà hay? Tới đây dễ có chuyện lớn về tiền tệ lắm!. Đổi tiền cũng nên!..” và cau có: “Các ông Văn nghệ kinh bỏ mẹ! Biết hết đấy nhưng… ********* nói, tôi lạ ǵ? Dư luận các ông nói trước cái ǵ, đều đúng cả. Chả thế mà có cái gọi là văn hóa dân gian. Đừng có giấu tôi!”.
Ḿnh c̣ cưa: “Tôi chả có tiền, chả lo đổi!”. Bạn bia không thèm nhắn tin, bốc máy gọi, mắng xối xả: “Các ông trên răng dưới… cát tút, chấp ǵ! Nó mà đổi tiền bây giờ, doanh nghiệp bọn tôi vác rá đi ăn mày hết. Mấy cái lạm phát, tuột dốc, đă chết sặc nước hết đường làm ăn rồi!”…
Ơ! Cái thằng bụng to, nốc bia như voi uống Philatop nói thế nào đấy chứ! Kinh tế đất nước đang phát triển, ngày càng phát triển, như các bác vẫn nói trên VTV1 mỗi ngày.
Ḿnh không rành về chuyện kinh tế – Ngân hàng – Tài chính – tiền tệ, nên đăng lại bài của bác
Nguyễn Trọng Tạo, để mọi người an ủi thằng bạn nhát chết của ḿnh, để chiều chiều nó c̣n đi uống bia hơi vỉa hè với ḿnh, nhá!.
———————————————————— ——————————————-
TỰ DƯNG LẠI NGHĨ ĐẾN TIỀN
Nói đúng hơn là nghĩ đến những số không (0) của đồng tiền. Đồng tiền Việt Nam sao ngày càng nhiều số không thế?. Nhớ ngày 4/9/1985, ngày đổi tiền, tôi và nhà thơ Thu Bồn rủ nhau ra phố Hàng Bông bán đồng hồ để uống rượu mà chả ai mua.
Lúc đó 1.000 đồng đổi được 1 đồng. Tức là đồng tiền mất béng đi 3 con số không. Sau “vụ đổi tiền” đó, ông Tố Hữu mất luôn chức Phó Thủ tướng (may c̣n lại chức Nhà thơ).
Đồng tiền Việt Nam ngày nay, số không lại tăng lên vùn vụt. Nếu 25 năm trước mua 1 chỉ vàng chỉ mất 2 số không, c̣n ngày nay muốn có 1 chỉ vàng, phải mất đến 6 con số không, mà cái số nguyên đứng trước nó lại tăng đến hai, ba lần.
Khi một bạn Mỹ hỏi mức lương của tôi, tôi bảo nhiều triệu đồng, họ kinh ngạc khen lương cao kinh thế.
Nhưng họ biết đâu những triệu ấy không đủ cho tôi sống qua ngày, chưa nói đến nuôi con nuôi mẹ.
7 năm trước, tôi nói đùa với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “Ông đề nghị Quốc hội bỏ béng đi 3 con số không cho nó gọn sổ sách, được không?”.
Tưởng nói đùa cho vui, không ngờ ông Thống đốc bảo: “Tôi cũng muốn thế lắm, nhưng nền kinh tế ẽo ọt thế này, sức đâu mà bỏ; chỉ có đổi tiền th́ mới bỏ được!”.
Nghe hai từ “đổi tiền” mà sợ phát khiếp. Mỗi lần đổi tiền là mỗi lần dân “sạt nghiệp”, cứ như bỗng dưng bị mất cắp, bị phá sản.
Tôi đă chứng kiến 4 cuộc đổi tiền mà mặt ai cũng méo xệch đi: Đó là 1958 (tiền NHNN), 1975 (tiền “giải phóng”), 1978 (đồng tiền chung) và 1985 (tiền ngày nay).
V́ vậy mà nghe hơi nồi chơ về cái sự này, là dân thành thị nhao nhao rút tiền mua vàng, mua nhà, mua đất.
Nhưng hơi nồi chơ th́ đúng hay sai?. Phải đâu tự nhiên nồi chơ lại x́ hơi ra thế?..
Lần nào trước khi đổi tiền, Nhà nước cũng phủ nhận hơi nồi chơ, cho đó là “luận điệu của địch, của bọn phản động gây rối”; nhưng chỉ sau mấy ngày là Nhà nước tuyên bố đổi tiền. Vậy đó.
Anh bạn tôi làm to bên Quản lư giá, mỗi lần giá tăng là anh lên Truyền h́nh, lên Đài phát thanh, lên Báo nói như đinh đóng cột: “Tăng giá chỉ là tạm thời”. Vậy mà giá nó cứ chạy vùn vút, anh đuổi theo hụt hơi. Tôi hỏi: “Ông dốt à?”. Anh cười hiền: “Yên dân mà!”.
Yên dân kiểu ấy được không? Xưa th́ được. Giờ không được nữa rồi…
Tôi tự an ủi: Chưa đổi tiền, dù sao lương ḿnh cũng tiền triệu, oai phết. Sau đổi tiền, lương chỉ c̣n lại mấy ngh́n, mất oai.
Ước chi Nhà nước đẩy nền kinh tế tăng trưởng đủ để xóa 3 con số không mà không cần phải đổi tiền. Ôi, một giấc mơ lăng phí!..
Mai Thanh Hải Blog
17.9.2011