Cận cảnh những đàn c̣ bị tiêu diệt không thương tiếc mà xót xa cho một giống chim trời!
Cứ vào mùa thu, các loài chim trời như c̣, vạc, cởi... lại hạ cánh xuống vùng đất ven biển huyện Nghi Xuân, Thạch Hà (Hà Tĩnh) t́m nơi trú chân. Không may cho chúng, đó lại chính là chốn “xay thịt c̣” không thương tiếc.
Ma trận bẫy c̣
Theo quy luật tạo hoá, khi cái lạnh ở phương Bắc gơ cửa khiến nguồn thức ăn khan hiếm dần, những đàn c̣ lại di cư xuống phương Nam t́m nơi trú chân và t́m kiếm thức ăn. Và từ bao đời nay, mấy huyện ven biển ở Hà Tĩnh như Nghi Xuân, Thạch Hà, Can Lộc,... đă trở thành nơi trú chân của biết bao đàn c̣. Nhiều người dân ở vùng đất này luôn tự hào bởi cứ đến mùa thu, khi những cánh đồng, chân ruộng của họ vừa thu hoạch xong lại tràn ngập những đàn c̣ trắng. “Nhiều mùa c̣ bay trắng ngát, đậu kín cả cánh đồng. Có đôi lúc là niềm tự hào của vùng quê nghèo khó này” - ông lăo Bùi Giang Hoả, một người dân sống ở huyện Lộc Hà, chia sẻ.
Nhưng như lăo Hoả này nói, giờ chuyện đó đă quá xưa rồi. Những đàn có đă thưa dần khi chúng trở thành nạn nhân của cảnh nhà nhà săn c̣, người người bẫy c̣ đem làm mồi nhậu cho quán ăn. Lăo Hoả phỏng đoán, dọc ven biển Hà Tĩnh phải có đến hàng trăm người chuyên hành nghề đơm c̣, riêng ở Thạch Hà có khoảng 30 đến 40 điểm bẫy, bẫy nhiều nhất là vào tháng 9, tháng 10.
Trận địa bẫy c̣ được bày sẵn chờ c̣ đến
Trong vai người mua c̣ về nhậu, chúng tôi t́m về xă ven biển Thạch Hải, nơi cung cấp nguồn c̣ cho nhiều chợ đầu mối tại TP Hà Tĩnh. Sau ít phút lân la, bắt chuyện, chúng tôi được nhóm của Tiến ở làng Đại Hải dẫn ra cánh đồng cửa bàu, một ma trận bẫy c̣ có tiếng. Nhiều trận địa bẫy c̣ được giăng la liệt khắp nơi. Mỗi băi c̣ có hàng trăm con c̣ giả được làm bằng xốp trắng và hàng ngh́n thanh tre gắn nhựa có độ dính kết cao cắm chi chít. Ở giữa là một vài con c̣ mồi thật đă bị buộc chân hoặc đuôi, được nối bởi một sợi dây dài. Cách ma trận bẫy c̣ không xa, một lán cây được nhóm của Tiến nguỵ trang thành cḥi, đám c̣ có tinh ranh đến mấy cũng không phát hiện được.
Hàng trăm thanh nhựa được chuẩn bị sẵn. Chỉ cần vướng nhẹ vào đây là c̣ khó ḷng thoát thân
“Những đàn c̣ bay di trú đă bay mỏi cánh, lại chưa quen với vùng đất mới nên khi nghe tiếng kêu của đồng loại đang kiếm ăn, chúng dễ dàng đáp xuống, ngay lập tức bị dính chặt vào những thanh tre phủ một lớp keo dính này” - một thợ cùng hội với Tiến chỉ xuống đám ruộng trắng ngát c̣ giả giảng giải.
Tiến nép ḿnh sau lùm cây chờ đàn c̣ sập bẫy
Sau khi chỉnh sửa mấy con c̣ mồi, Tiến bảo chúng tôi trốn vào cḥi cây để đám thợ bắt đầu ra tay. Chừng 20 phút sau, thấy đàn c̣ cỡ hai chục con lượn lờ trên cao, Tiến và đám thợ cầm dây giật nhẹ làm con c̣ mồi nghiêng ngă, phật cánh. Đám có bay lượn ḷng ṿng, lát sau sà xuống ma trận bẫy. Sột soạt, lật phật, tiếng những đàn c̣ cố thoát khỏi những thanh nhựa dính chặt đám lông. Đàn c̣ hơn hai chục con, nhưng chỉ vài ba con may mắn thoát nạn.
Chiến lợi phẩm là gần 20 con c̣ sập bẫy
Sau khi mua vài con thủ tục, chúng tôi lại phóng xe ngược ra huyện Nghi Xuân. Nhiều cành đồng ở Xuân Thành, Xuân Yên... cũng chi chít bẫy c̣. Bẫy giăng từ cánh đồng lên cả những lùm cây. Những cái cḥi được dựng lên như những ngôi nhà của thổ dân xa xưa tránh thú dữ. Thợ bẫy có tên Lê Văn Hà* (xă Xuân Thành) tay xách lồng c̣ sung sướng khoe: “Tất cả 30 con của ngày hôm nay đấy, con nào cũng béo múp, lấy th́ bán quạ luôn, 22.000/con”.
“Bắt c̣ không bị ai ngăn chặn sao?”. “Dân miền biển quê tui mùa kia sống nhờ biển mùa ni phải nhờ c̣, cói, có phạt cũng bắt, không bắt mần chi sống!”. Ông Hà c̣n vô tư nói rằng, nghề bẫy c̣ là ghề cha truyền con nối, bỏ sao được!
Mua c̣ dễ như mua rau
Thịt c̣ từ lâu đă trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người ưa nhậu. Nhu cầu của thực khách càng lớn th́ lượng người đi săn c̣ càng đông, số c̣ bị dính bẫy ngày càng nhiều. Chợ Thạch Kim, xă Thạch Hải là một điểm mua bán c̣ vô cùng tấp nập.
Những con c̣ được rao bán quanh đầu làng, ngơ xóm với giá khá rẻ. Nhiều người mua thịt c̣ ăn thay thịt lợn.
Những người phụ nữ tay xách chùm c̣ khoảng chục con liên tục mời gọi khách mua, chợ c̣ đủ các loại chim trời như c̣ trắng, vạc, diệc chim cu … tha hồ cho khách chọn. Chị Minh chủ lồng c̣ cho biết, loại chim này chỉ bán cho khách lạ chứ người dân ở đây họ cũng không thiếu c̣, nhà nào cũng có c̣ để ăn và bán. C̣ bán được nhiều chủ yếu cho các chủ nhà hàng ở thành phố mua làm mồi nhậu cho khách.
Cận cảnh những đàn c̣ bị tiêu diệt không thương tiếc mà xót xa cho một giống chim trời!
Theo Dân trí