Mỹ phải coi Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh quốc gia, các tác giả của báo cáo “Khối liên minh châu Á thế kỷ 21” nhấn mạnh.
Sau sự kiện 11/9, Mỹ dường như vẫn bận tâm nhiều với các đe dọa đến từ “những kẻ vô Chính phủ” mà quá sao lăng những khó khăn khác. Song sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể khiến Mỹ tỉnh ngộ.
Cố nhiên, người Mỹ biết rằng Trung Quốc đang nắm giữ 1.500 tỷ USD trái phiếu của ḿnh và do đó mà nền kinh tế Mỹ bị khống chế. Người Mỹ cũng biết rơ Trung Quốc từ chối đầy hàm ư việc định giá lại đồng nhân dân tệ và do đó giữ lại sự bất cân đối trong cán cân thương mại với Mỹ, song song với chiến dịch thu mua bất động sản cùng với các tài sản khác của Mỹ (như nguy cơ bị mất đội bóng chày chuyên nghiệp Los Angeles Dodgers).
Do đó, không có ǵ phải nghi ngờ khi Trung Quốc đang là mối đe dọa về kinh tế đối với Mỹ. Song một câu hỏi được đặt ra là liệu người Mỹ có nên coi Trung Quốc như là một mối đe dọa an ninh quốc gia chứ không chỉ đơn thuần là mối đe dọa về kinh tế hay không?
Các tác giả của “Khối liên minh châu Á thế kỷ 21” (Asian Alliances in the 21st Century), một báo cáo được công bố bởi Viện nghiên cứu “Dự án năm 2049”, nhấn mạnh rằng Mỹ phải coi Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh quốc gia.
Asian Alliances in the 21st Century nhấn mạnh Mỹ phải xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Báo cáo này kết luận rằng: “Tham vọng quân sự của Trung Quốc đe dọa các đồng minh châu Á của Mỹ, đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của các cam kết liên minh với Mỹ; đồng thời đe dọa vị thế của Mỹ trên toàn cầu”.
Báo cáo này rơ ràng gây ra sự ngạc nhiên cho nhiều học giả và chính trị gia Mỹ từng nghĩ Trung Quốc là một thế lực nhỏ bé.
Trong cuốn “Thăng trầm quyền lực: Trung Quốc và các động lực mới của châu Á” (Power Shift: China and Asia 's New Dynamics
) xuất bản năm 2006 của tác giả David Shambaugh, một học giả hàng đầu về Trung Quốc, kết luận rằng: "Trung Quốc ngày càng được xem như một hàng xóm tốt, một đối tác có tính xây dựng và biết lắng nghe chu đáo".
Ông Shambaugh và thậm chí nhiều học giả khác cho rằng, Trung Quốc nổi lên từ một kỷ nguyên dài nghi ngờ và thiển cận. Họ bắt đầu tham gia các tổ chức khu vực, gửi lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh phục vụ cho các sứ mệnh của Liên Hiệp Quốc và cải thiện quan hệ song phương với láng giềng.
Tuy nhiên, việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc diễn ra với tốc độ chóng mặt đi kèm với việc mang đến cho Đài Loan một nỗi bất an. Song, bằng việc kết luận “Các biện pháp xây dựng ḷng tin song phương và đa phương được củng cố”, Shambaugh tin rằng những dấu hiệu về nguy cơ xảy ra chiến sự được bù đắp.
Dẫu vậy, 5 năm (2006 - 2011) là một thời gian dài đối với một nước đang phát triển và đang hay đổi chóng mặt như Trung Quốc. Trong thực tế, các tác giả "Khối liên minh châu Á thế kỷ 21" lập luận rằng Trung Quốc đang nổi lên từ sự thu ḿnh pḥng thủ.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc phát triển một thế hệ mới của các tên lửa hành tŕnh và đạn đạo, tàu ngầm tấn công, máy bay chiến thuật và tàng h́nh, radar và vệ tinh; cũng như tên lửa chống vệ tinh. Chỉ riêng động thái này cũng đủ để tăng khả năng h́nh thành một " khu vực tranh chấp" trên không, trên biển và cả không gian' đồng thời đẩy người Mỹ ra xa hơn khỏi khu vực Thái B́nh Dương, khu vực gắn liền với lợi ích cốt lơi của Mỹ.
Hơn nữa, lối cư xử của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong khu vực đang dần lộ bản chất hiếu chiến rơ rệt. Chẳng hạn, Trung Quốc liên tục theo đuổi các tuyên bố liên quan tới chủ quyền biển đảo trong biển Đông và cho hải quân tập trận ngoài khơi gần bờ biển Nhật Bản.
Từ những động thái đó của Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg từng nhấn mạnh rằng, với “những khả năng được nâng cao” và thái độ kiên quyết “đ̣i hỏi quyền lợi trên biển” ở khu vực biển Đông của Trung Quốc khiến cho Mỹ và đồng minh phải đặt câu hỏi về mục đích của nước này”.
Elizabeth Economy, một học giả về Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại nhận định rằng việc Trung Quốc cam kết gia tăng ḥa b́nh khu vực chưa bao giờ nhiều hơn một “lời hùng biện hoa mỹ”. Tuy nhiên, chỉ đến bây giờ, khả năng quân sự của người Trung Quốc mới bắt kịp với tham vọng mạnh mẽ của họ trong việc mở rộng địa vị thống trị ở Đông Á.
C̣n Giáo sư Robert D. Kaplan cho rằng, tương lai xung đột không nằm trong sa mạc cát của Trung Đông, mà nằm ở biển Đông. Song ở Mỹ, những cuộc tranh luận về các khả năng và mục đích của Trung Quốc lại không nhiều dẫu ư định của người Trung Quốc là rất khó đoán.
David Finkelstein, giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích hải quân ở Alexandria, bang Virginia, chia sẻ rằng ông "lo lắng về việc Trung Quốc sẽ sử dụng những khả năng này để gia tăng quyền lực trên biển như thế nào”.
George Kennan, nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ cho rằng, mục đích của Trung Quốc xuất phát từ chính sách ngăn chặn của Mỹ. Song song với chính sách ngoại giao quyền lực, ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, sự hiện diện của quân đội Mỹ là vô cùng rơ rệt và đầy mạnh mẽ được thể hiện ở hạm đội Thái B́nh Dương và 60.000 quân tinh nhuệ. Điều này ngăn chặn các tham vọng của Trung Quốc và đó chính là vấn đề. Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh hải quân và không quân nhằm cạnh tranh trực tiếp với Mỹ.
Ngược lại, các tác giả của “Khối liên minh châu Á thế kỷ 21” miêu tả Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa và máy bay ném bom để chuẩn bị khởi động cho một cuộc tấn công tàn phá Đài Loan và Mỹ sẽ có khả năng đối mặt với một cuộc chiến tên lửa chống lại Đại lục, có khả năng dẫn đến …một cuộc chiến sống mái cuối cùng.
Để tránh kịch bản này, báo cáo "Khối liên minh châu Á thế kỷ 21" đưa ra giải pháp rằng, mối quan hệ đối tác quân sự giữa Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia và một số quốc gia khác cần được nâng cao hơn nữa nhằm để” kẻ xâm lược” sẽ hiểu rằng “bất cứ một hành động nào nhắm mục tiêu đến một thành viên trong liên minh đồng nghĩa với việc khiêu khích sự giận dữ của tất cả các thành viên c̣n lại".
Đối với nước Mỹ, mối đe dọa từ các cuộc tấn công khủng bố là rất thực tế nhưng giảm bớt. Al Qaeda không c̣n là cơn ác mộng quốc gia như nó đă từng. Liệu người Mỹ có dự định thay thế nó bằng một cơn ác mộng mới?
Tuy nhiên, lúc này đây sẽ là dễ hiểu khi người Mỹ bị ám ảnh bởi nền kinh tế và nguy cơ vỡ nợ đang treo ngay trên đầu nhiều hơn là suy nghĩ đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, một cuộc tranh luận trực tiếp về vấn đề này chắc chắn sẽ là điều không tránh khỏi trong một tương lai gần.
Lê Dung (theo Foreign Policy)