Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M lần đầu tiên đưa vào diễn tập quân sự với điều kiện gần giống thực tiễn chiến trường.
Các tổ hợp tên lửa chiến dịch – chiến thuật Iskander– M hiện đại nhất, loại được Nga nhiều lần đưa ra đe doạ châu Âu và thống pḥng thủ tên lửa NMD của Mỹ, lần đầu tiên đă tham gia diễn tập thực binh binh chủng hợp thành trên trường bắn Kapustin Yar.
Trong diễn tập Trung tâm – 2011, 2 tên lửa Iskander sau khi vượt qua 60km đă tiêu diệt chính xác “boongke của địch”. Trong khi đó, các tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka– U và pháo phản lực Smerch đă phá hủy các mục tiêu bên cạnh. Theo những người tận mắt chứng kiến, tại vị trí mục tiêu chỉ thấy các hố h́nh phễu và đất bị nung chảy.
"Bây giờ quân đội đă có kinh nghiệm thực tế sử dụng thứ vũ khí ghê gớm nhất sau vũ khí hạt nhân", một chuyên gia quân sự Nga nhận xét. Theo một số nguồn tin, loại vũ khí này rất cần để tổ chức các cụm quân lục quân trên toàn lănh thổ.
Chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, trước hết Iskander có tầm bắn 500–600km cần triển khai trên các hướng Tây và Tây – Nam của đất nước, từ đó nó có thể bắn tới các tổ hợp NMD ở Ba Lan và Romania.
“Mỹ thiết lập ở khu vực Ba Lan hệ thống NMD bằng các tên lửa Patriot và SM–3, trên hướng Tây– Nam có nguy cơ của các hệ thống tên lửa ở Rumania. Chúng ta phải kịp thời chống lại các nguy cơ đó”, ông Konstantin Sivkov giải thích.
"Ngoài ra, ở vùng trung tâm của đất nước, Iskander phải tạo nên tuyến bảo vệ chống lại sự tấn công của quân Taliban ở Afghanistan, khi cần thiết phải tiêu diệt những chỗ tập trung quân và khu vực đóng quân dă ngoại của chúng. Ở các đảo Kuril và Kamchatka, Iskander sẽ tạo nên tuyến bảo vệ bổ sung chống quân đổ bộ đường biển của Nhật Bản, nếu họ dám nghĩ đến việc đổ bộ lên bờ biển nước Nga", ông Sivkov nói.
"Tốt nhất, chúng ta cần khoảng 200 tổ hợp như vậy. Kế hoạch của bộ Quốc pḥng mua sắm 120 tổ hợp đến năm 2020 là một chỉ tiêu tốt. Nhưng rất mong đến năm 2015 sẽ có khoảng 50– 60 tổ hợp được trang bị cho đơn vị", ông Sivkov tính toán.
Tên lửa đạn đạo Iskander M diễu qua lễ đài trong lễ duyệt binh Nga.
Hiện nay, Quân đội Nga mới có một lữ đoàn tên lửa ở quân khu miền Tây được trang bị các tổ hợp Iskander–M hiện đại nhất, mà theo Phó viện trưởng Viện phân tích chính trị và quân sự Alexander Khramchikhin là hoàn toàn đủ trên hướng này. Nhưng chuyên gia quân sự Nga cho rằng, ở Viễn Đông, cần trang bị Iskander cho hơn 5–6 lữ đoàn.
Ông Khramchikhin nhận định: “Trung Quốc có một số lượng lớn tên lửa chiến thuật. Các tên lửa có tầm bắn 500 Km sẽ là một yếu tố kiềm chế nước ngoài xâm lược quan trọng”.
Ngay cả khi chưa được trang bị cho đơn vị, tổ hợp tên lửa Iskander đă cho phép Nga giành thắng lợi trên trường quốc tế. Khu vực triển khai và vấn đề xuất khẩu thứ vũ khí khủng khiếp này thường trở thành đề tài đàm phán kéo dài giữa các nước, làm thay đổi t́nh h́nh chính trị – quân sự trong những khu vực nhất định.
Ví dụ, năm 2005 Mỹ và Israel khi biết Iskander có thể được bán sang Syria. Họ đă tốn không ít công sức để thuyết phục Nga từ bỏ vụ làm ăn này. Và kết quả là Tổng thống Vladimir Putin đă "độ lượng" đồng ư “không làm mất cân bằng lực lượng ở khu vực”.
Năm 2008, Mỹ định triển khai ở Ba Lan các thành tố của NMD, nhưng sau tuyên bố của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev: "Trong trường hợp đó, ở tỉnh Kaliningrad sẽ xuất hiện các tổ hợp Iskander", họ đă nghĩ lại.
Tháng 2/2010, Iskander một lần nữa trở thành vấn đề được mặc cả trong các đàm phán về NMD. Tổng thống nước Cộng hoà Pridnestrovie chưa được nước nào công nhận, ông Igor Smirnov đề nghị triển khai ở đây các tên lửa Iskander của Nga là biện pháp đáp trả kế hoạch của Mỹ bố trí NMD ở Bulgaria và Romania.
Rất đáng lưu ư là những tên lửa Iskander đầu tiên măi đến năm 2010 mới được trang bị cho lữ đoàn tên lửa duy nhất của Nga.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander M có tầm bắn tối đa 400km, được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính kết hợp định vị vệ tinh GLONASS cho độ chính xác rất cao (CEP 5-7m). Tên lửa lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh phân mảnh, đầu đạn chứa đầu đạn phụ), đầu đạn xuyên, đầu đạn áp nhiệt.
Nguyễn Vũ (theo Izvestia)