(ĐVO) Đó là nỗi lo của nhiều công chức phải đưa đón con đi học trước dự định của Bộ GT-VT đề xuất Chính phủ điều chỉnh giờ học, giờ làm việc của cơ quan Hà Nội, cơ quan trung ương.
Bộ GT-VT cho biết sẽ đề xuất Chính phủ điều chỉnh lại thời gian đến trường của học sinh, sinh viên và thời gian đi làm của công nhân viên chức để “tháo nút” t́nh trạng ách tắc giao thông tại các thành phố lớn trong giờ cao điểm. Tuy nhiên, không ít người trong cuộc bày tỏ sự lo ngại về giải pháp này, nhất là những người có con nhỏ.
Ai đón con?
Mối lo lắng nhất của các phụ huynh, nhất là phụ huynh có con ở độ tuổi học mầm non, tiểu học khi giờ làm và giờ học chênh nhau 1-2 giờ là không có người đón con lúc tan học.
Chị Phạm Lan Anh, nhân viên kế toán một cơ quan nhà nước cho biết, do có hai con nhỏ nên vợ chồng chị mỗi người đảm nhận đưa đón một cháu và thường kết hợp với việc đi làm. Theo đó, nếu áp dụng phương án thay đổi giờ làm, giờ học như dự kiến sẽ gây khó khăn với những gia đ́nh ít người như nhà chị.
“Vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước có hai con, đứa lớn học tiểu học, bé học mầm non. Tôi đảm nhiệm việc đưa đón đứa thứ lớn học tiểu học gần cơ quan nên tôi hàng ngày thường đưa con đến trường rồi vào làm là vừa cả giờ của mẹ, của con. Nếu giờ thay đổi giờ làm th́ tôi vẫn phải ra đường vào giờ đó và trở thành nhân viên ‘chăm chỉ” v́ đi làm sớm hơn 1 giờ”, chị Lan Anh chia sẻ.
Cũng theo chị Lan Anh, bất lợi nhất là việc đón con v́ khi con nghỉ học th́ chị vẫn đang giờ làm. Do đó, phương án đổi giờ làm áp dụng th́ chị sẽ phải trốn làm để đi đón con về cơ quan rồi làm tiếp. "Tôi không thể yên tâm làm việc khi con phải ngồi vạ vật ở cổng trường chờ mẹ đón", chị Lan Anh nói.
Nhiều phụ huynh là công viên chức nhà nước sẽ phải thuê người đưa đón con nếu thay đổi giờ làm muộn hơn như đề xuất của Bộ GT-VT. Ảnh minh họa: Afamily
Cùng tâm sự, chị Đặng Thị Băng, Thanh Xuân, Hà Nội cũng lo lắng về việc đưa đón cậu con trai đang học lớp 2 tại trường THCS Nguyễn Trăi, cách nhà 2 km.
“Cháu c̣n khá nhỏ không thể tự đi học với từng đó cây số được, nhà lại không có ông bà sống cùng nên việc giờ học của con và giờ làm của bố mẹ chênh nhau như vậy cũng khá bất tiện. Để con ngồi chờ ở cổng trường gần hai giờ, bố mẹ cũng không yên tâm mà thuê người đưa đón th́ lại lẹm vào một khoản khiến việc chi tiêu hàng tháng của gia đ́nh gặp khó khăn”, chị Băng nói.
Không chỉ gây khó khăn trong việc đưa đón con cái đi học, chị Nguyễn Thị Hoa, Đông Anh, Hà Nội c̣n cho rằng việc thay đổi giờ làm sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống, ôn bài buổi tối của con cái. “Bữa cơm tối của gia đ́nh tôi hiện nay thường vào lúc 19h. Như vậy, nếu giờ tan làm là 18h th́ mọi sinh hoạt buổi tối cũng bị chậm lại khoảng 1-2 giờ. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc ôn bài và giấc ngủ của các con’, chị Hoa băn khoăn.
C̣n theo các nhà giáo dục, cung giờ học của học sinh như hiện nay là khá hợp lư, không nên thay đổi. “Nếu thay đổi giờ học th́ sẽ bất tiện cho học sinh THPT v́ học sinh cấp học này chỉ học 1 buổi. Do đó, không thể học muộn hơn 7h”, phó giáo sư Văn Như Cương ư kiến.
Đồng quan điểm, bà Vũ Ngọc Dự, Hiệu trưởng mầm non Mai Dịch (Từ Liêm, Hà Nôi) cũng cho rằng cung giờ học hiện nay là khá hợp lư với chế độ sinh hoạt của học sinh, nhất là bậc mầm non.
“Nếu thay đổi sớm hơn th́ không hợp lư v́ như vậy trẻ sẽ phải dạy sớm hơn, không phù hợp với tâm sinh lư của trẻ. C̣n nếu muộn hơn th́ cũng chỉ có thể đến 8h v́ nếu muộn quá mọi hoạt động bị co lại, không phù hợp với đồng hồ sinh học của trẻ”, bà Dự nói.
Nỗi lo... chóng già
Ngoài lo ngại về việc đưa đón, một số người, nhất là phụ nữ c̣n lo ngại việc thay đổi giờ làm sẽ khiến việc sinh hoạt gia đ́nh bị đảo lộn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chị Đỗ Thanh Mai nhân viên một cơ quan nhà nước ở quận Đống Đa cho rằng, nếu thay đổi giờ làm việc của công chức như dự kiến th́ phụ nữ sẽ chóng già hơn v́ buổi tối ngủ muộn hơn và sáng vẫn phải dạy sớm.
“Với đàn ông, có thể ngủ muộn dạy muộn c̣n phụ nữ, con đi học th́ mẹ cũng phải dạy chuẩn bị quần áo, ăn sáng cho con chứ làm sao ngủ thêm được. Như vậy, phụ nữ được ngủ ít hơn nên sẽ mệt mỏi hơn”, chị Mai nói.
Chị Nguyễn Thị Huệ, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội th́ sợ mất giấc ngủ trưa nếu 9h mới bắt đầu làm. “Nếu 9h mới bắt đầu làm th́ giờ nghỉ trưa thế nào? Nếu giữ nguyên quy định cũ th́ số giờ làm buổi sáng quá ngắn, công việc cần giải quyết trong buổi sáng có thể không hoàn thành. Trong khi đó, số giờ làm việc buổi chiều lại quá dài có thể gây mệt mỏi ở những giờ cuối ngày, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. C̣n nếu rút ngắn hoặc thay đổi mốc giờ nghỉ sẽ khiến người lao động sẽ mất một thời gian dài để thích nghi với giờ giấc sinh hoạt mới”, chị Huệ băn khoăn.
Phó giáo sư Văn Như Cương cũng cho rằng, nếu thay đổi thời gian làm việc th́ cần thay đổi cả một hệ thống các vấn đề đi theo.
“Giờ tan ca muộn hơn khiến việc sinh hoạt buổi tối của gia đ́nh cũng bị muộn lại. Theo đó, buổi sáng ngủ dạy cũng muộn hơn. Như vậy, thói quen buổi sáng của một số người cũng phải thay đổi. Ví dụ như tôi, thường có thói quen xem chương tŕnh thời sự buổi sáng lúc 6h trên VTV1, nếu thay đổi giờ làm th́ truyền h́nh cũng phải thay đổi cung giờ phát sóng để tiện cho người dân theo dơi”, ông Cương nói.
Liệu có hết ùn tắc giao thông?
Đề xuất của Bộ trưởng Bộ GT-VT là nhằm tháo gỡ bài toán ùn giao thông. Tuy nhiên, một số người dân vẫn nghi ngại về giải pháp này nếu không có các giải pháp khác song hành.
Theo anh Nguyễn Văn Dũng , Đông Anh, Hà Nội, ùn tắc giao thông không chỉ xảy ra vào ngày thứ mà vào ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật) vẫn xuất hiện t́nh trạng t́nh trạng này. Như vậy, liệu nguyên nhân chính gây tắc đường có phải do lượng người đổ ra đường vào giờ cao điểm quá đông hay việc phân bố phương tiện giao thông chưa hợp lư?
Thường bị ức chế mỗi khi đi làm gặp cảnh tắc đường nên anh Đỗ Văn Tuấn, trú tại đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ đồng t́nh với phương án thay đổi giờ làm nếu hạn chế được t́nh trạng tắc đường hiện nay. Tuy nhiên, anh Tuấn cho rằng, lượng cán bộ công chức chỉ chiếm tỷ lệ so với số lượng người tham gia giao thông vào giờ cao điểm. Do đó, việc thay đổi giờ làm cũng khó có thể khắc phục được t́nh trạng ùn tắc giao thông ở giờ cao điểm nếu không có những giải pháp đồng bộ khác.
Khánh Tường