Hậu xung đột Lybia - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-24-2011   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Hậu xung đột Lybia

Cuộc truy t́m nhà lănh đạo giữ chức vụ 42 năm tại Lybia được cho là đă kết thúc hôm 20-10 khi Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Lybia (NTC) tuyên bố ông Muammar Gaddafi đă thiệt mạng v́ bị thương sau một cuộc bố ráp sáng cùng ngày tại thành phố Sirte, quê hương ông. Theo các nhà phân tích, cái chết của ông Gaddafi có thể mang đến nhiều khó khăn và sự chia rẽ tại Lybia. NTC bao gồm các cựu quan chức chính phủ và các nhà kỹ trị, trước đó tuyên bố sẽ đợi đến lúc bắt hoặc giết ông Gaddafi mới bắt đầu thành lập chính phủ mới.
Hội đồng này sẽ gặp những thách thức khi xây dựng chế độ dân chủ tại một đất nước mà ông Gaddafi cai trị không hề có hiến pháp hơn 40 năm qua.
Chính phủ mới có thể sẽ phải t́m kiếm giải pháp để tránh những rạn nứt có thể xảy ra sau khi lật đổ nhà lănh đạo như tại các nước láng giềng Tunisia và Ai Cập.
Nhiều nhà phân tích cho rằng điều đó có thể khiến những khó khăn trong kinh tế sẽ tiếp tục và xảy ra bạo lực. “Libya cần xây dựng các thể chế từ vạch xuất phát. Những thách thức tại Libya rất lớn” - phó giáo sư về kinh tế chính trị ở Đại học Mỹ tại Cairo (Ai Cập), ông Samer Soliman, nhận định.
Là nước có dự trữ dầu lửa lớn nhất tại châu Phi, Lybia có thể đẩy nhanh tiến độ tái thiết kinh tế so với Ai Cập và Tunisia, nhưng chính phủ mới đang phải đối mặt với rào cản về chính trị: kết hợp các nhóm nổi dậy và giải quyết những thành phần ủng hộ Gaddafi c̣n lại.
Đây là bài toán khó giải, mà ngay cả Ai Cập và Tunisia vẫn chưa vượt qua. Những cuộc đấu tranh với tàn dư của chế độ cũ, các đảng phái chính trị cũ và mới tạo nên đám mây mù bao phủ quá tŕnh chuyển giao và khiến các nhà đầu tư nước ngoài bỏ đi.
Thách thức về chính trị
Những h́nh ảnh phát trên truyền h́nh al-Jazeera cho thấy ông Gaddafi đă bị giết sau tám tháng xảy ra xung đột vũ trang tại nước này khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Những cuộc tấn công bằng không quân với sự hỗ trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đă khiến lợi thế của lực lượng ủng hộ ông Gaddafi không phát huy tác dụng. Điều này tạo cơ hội cho lực lượng nổi dậy đạt được nhiều thắng lợi quân sự cũng như chiếm cứ thủ đô Tripoli hồi tháng 8-2011.
Tuy nhiên, cái chết của ông Gaddafi cũng có nghĩa là công việc khó khăn trong việc tái thiết và tái ḥa giải thực sự bắt đầu.
Theo ông George Grant, giám đốc an ninh toàn cầu của nhóm xúc tiến dân chủ Henry Jackson Society tại Washington: “Những kinh nghiệm trong thập kỷ qua cho thấy quá tŕnh hậu xung đột luôn mạo hiểm hơn nhiều so với việc chiến thắng trong cuộc xung đột”.
Những lo lắng về sự chia rẽ ngay trong các nhóm nổi dậy đă xuất hiện khi Abdel Fattah Younis, lănh đạo quân sự của nhóm nổi dậy, là người của chính phủ Gaddafi đào ngũ, bị giết hôm 28-7. NTC chưa bao giờ giải thích những câu hỏi xung quanh cái chết này. Trong khi đó, các nhóm nổi dậy từ thành phô Misrata, nơi hứng chịu các cuộc tấn công của phe ông Gaddafi, phản đối NTC không đưa đại diện của thành phố này vào hội đồng.
Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham, khi đến thăm Tripoli hôm 29-9, đă nhận định: “Họ có những vấn đề nhiều hơn những điều mà tôi nghĩ. Có 28 nhóm quân dân tại Tripoli. Mỗi dân tộc, mỗi nhóm lại có quân đội với vũ khí riêng, đó chính là rắc rối thực sự”.
Ngoài ra, chính phủ mới cũng cần thời gian để thuyết phục người dân tại quê hương ông Gaddafi về những điều đă làm với thần tượng của quê hương họ.
Theo học giả Học viện Trung Đông tại Washington, ông Edward Walker, về mặt lịch sử, những căng thẳng giữa miền đông và miền tây Lybia là kết quả của sự đa dạng của các bộ tộc chính tại nước này.
Ông Nicolo Sartori, một nhà phân tích về năng lượng và quốc pḥng tại Học viện các vấn đề quốc tế tại Romecho, cho rằng: “Sự chia cắt của đất nước này sẽ tạo ra những thách thức chưa từng có ngay trước mắt”.
Thách thức về kinh tế
Ngân hàng trung ương Lybia và các quỹ thịnh vượng của nước này có khoảng 168 tỉ đô la Mỹ tài sản tại nước ngoài. Khoảng 50 tỉ đô la Mỹ trong số đó là các khoản tiền gửi nằm tại các nước châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Anh, Ư.
Cái chết của ông Gaddafi có thể mang ḥa b́nh đến cho Lybia, t́nh h́nh tài chính tại Lybia không tuyệt vời nhưng mọi thứ có thể sẽ nhanh chóng sáng sủa. Chính phủ mới sẽ được thành lập và những cấm vận sẽ được xóa bỏ. Dầu sẽ tiếp tục được xuất khẩu sau khi nhiều nước phương Tây phong tỏa tài sản của Lybia khi cuộc binh biến bắt đầu xảy ra tại nước này.
Theo dữ liệu của Bloomberg, những tài sản bị phong tỏa gồm 7,5% cổ phần trong câu lạc bộ bóng đá Juventus, 2% trong công ty quốc pḥng lớn nhất của Ư Finmeccanica SpA (FNC), 3% trong nhà xuất bản Pearson Plc (PSON) của Financial Times (Anh), 7,2% trong ngân hàng lớn nhất của Ư UniCredit SpA (UCG).
Chính phủ các nước phương Tây bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với các tài sản bị đóng băng của Lybia. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 1-9 cho hay Mỹ đă giải phóng số tiền hơn 700 triệu đô la Mỹ trong tổng số 1,5 tỉ đô la Mỹ bị phong tỏa nhằm giúp NTC chi trả nhiên liệu và nhu cầu dân sự. Pháp cũng cho hay đă giải phóng 1,5 tỉ euro cho Libya. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm 30-8 cũng phê chuẩn yêu cầu giải tỏa 1,55 tỉ đô la Mỹ tài sản của Lybia trong ngân hàng Anh.
Tuy nhiên, cuộc xung đột đă khiến sản lượng dầu của Lybia giảm xuống, có khả năng khiến tăng trưởng kinh tế giảm xuống 34% trong năm 2011, theo ước tính của Viện tài chính quốc tế công bố hôm 20-10.
Sản lượng dầu tăng lên 350.000 thùng/ngày trong tháng 10, từ mức 75.000 thùng/ngày trong tháng 9, theo ước tính của Cơ quan năng lượng quốc tế. Libya có thể tăng sản lượng lên 600.000 thùng/ngày vào cuối năm nay nhưng vẫn c̣n cách rất xa so với 1,6 triệu thùng/ngày trước khi biến cố xảy ra.
Cái chết của ông Gaddafi tại thành phố quê hương Sirte dường như không đẩy nhanh tốc độ tăng sản lượng dầu của Libya v́ nước này vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, một điều kiện cho các công ty dầu quay trở lại, theo JBC Energy GmbH.
(theo Bloomberg)
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	796641_1S.jpg
Views:	9
Size:	29.4 KB
ID:	327391
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:36.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05954 seconds with 14 queries