[B]Tỉ lệ con cái ngược đăi cha mẹ trong cộng đồng người Việt tại Australia khá thấp. Trong một số trường hợp, việc cha mẹ cho rằng họ bị con ngược đăi lại xuất phát từ sự khác biệt về quan điểm và lối sống giữa hai nền văn hoá.
Rất ít con cái trong cộng đồng người Việt tại Australia ngược đăi cha mẹ. (Ảnh có tính chất minh hoạ).[/B]
Hàng năm, trong khi tại Việt Nam có ngày Lễ Vu lan để báo hiếu cha mẹ th́ tại các nước phương Tây nói chung và Australia cũng có Ngày của Mẹ (Mother’s Day) và Ngày của Cha (Father’s Day) để tôn vinh các đấng sinh thành.
Vào những ngày này, giới kinh doanh thường quảng cáo rầm rộ rất nhiều mặt hàng quà tặng để người dân Australia có thể mua tặng cha mẹ ḿnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những người con có hiếu, vẫn c̣n những bậc cha mẹ, trong đó có người Việt Nam, bị con cái bỏ rơi đến mức tàn nhẫn.
Cụ Lê, năm nay gần 90 tuổi ngụ tại Adelaide, bang Nam Australia là một trong những người đă thấm thía trọn vẹn nỗi ê chề, cay đắng này. “Đời tôi đă nhiều lần tay trắng hoàn toàn. Mỗi lần như vậy tôi đều gượng dậy được. Tuy nhiên, lần trắng tay này là đau đớn nhất”, lời nói của cụ khiến người biết chuyện mủi ḷng.
“Lần trắng tay này” mà cụ nhắc đến là việc người con gái của cụ đă nhẫn tâm cướp sạch sản nghiệp cụ đă gây dựng từ ngày c̣n ở Việt Nam. Cách đây khoảng 20 năm, trước khi qua Australia định cư, vợ chồng cụ đă bán hết tài sản ở Việt Nam để chuyển sang cho con. Chẳng bao lâu sau ngày đoàn tụ, cụ đă bị con gái hắt hủi đến mức vào cái Tết thứ nh́ bên Australia, hai cụ phải dắt díu nhau ra ngồi ngoài công viên chờ đến chiều tối mới về nhà nhưng vẫn phải tiếp tục nghe con gái “nói cạnh nói khóe và thậm chí có lúc như tát nước vào mặt”. C̣n cụ Minh, hơn 80 tuổi, ngụ tại bang Queensland, lại muốn sang sống với ba người con bên Mỹ sau khi bị con cái ở Australia đối xử “không ra ǵ”.
Tuy nhiên, v́ hệ thống phúc lợi xă hội của Mỹ hoàn toàn khác biệt với Úc nên khi sang Mỹ, cụ Minh sẽ không nhận được trợ cấp của chính phủ. Điều này khiến cụ lo lắng bởi “sống bên Mỹ mà không có phúc lợi xă hội ǵ th́ coi như “giết” con nếu bệnh tật”. Cụ Minh ngậm ngùi: “Đường sang Mỹ đă nghẽn, đường về Việt Nam bị chặt. Thôi th́ đành chờ chết ở Australia”.
Ngược đăi hay không ngược đăi?
Chị Hà, hơn 30 tuổi và sang Australia khi mới lên năm, kể là cha mẹ chị vẫn cho rằng chị ngược đăi họ chỉ v́ chị muốn đưa ông bà vào viện dưỡng lăo.
Tuy nhiên, anh Trần, nhân viên xă hội chuyên tư vấn về các vấn đề gia đ́nh tại phía tây thành phố Melbourne (bang Victoria), cho biết con cái bị coi là ngược đăi cha mẹ nếu họ đánh đập hoặc cấm đoán cha mẹ ḿnh ăn uống, tham dự các buổi sinh hoạt cộng đồng như hội người cao niên, đi lễ chùa, nhà thờ, tra tấn về mặt tinh thần, bỏ bê không chăm sóc...
Do đó, nếu con cái muốn đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lăo th́ đây chưa hẳn là hành vi ngược đăi.
Qua một số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực gia đ́nh, anh Trần cho biết nếu phân tích cẩn thận th́ những trường hợp ngược đăi trong cộng đồng Việt “tuy có nhưng không nhiều”.
Một trong những nguyên nhân khiến cho một số cha mẹ cho rằng ḿnh bị con ngược đăi là do sự khác biệt về quan điểm và văn hóa giữa Việt Nam và Australia.
Ngoài ra, sự kỳ vọng vào trách nhiệm của con cái và sự tủi thân khi sống trong trung tâm dưỡng lăo cũng có thể khiến các bậc cha mẹ người Việt nghĩ rằng họ bị con cái đối xử tệ bạc.
Anh Trần cho biết, các nhân viên xă hội thường nghe thấy họ than phiền: “Con tôi để tôi ở nhà cả ngày, bỏ bê và không chăm sóc tôi”.
Tuy nhiên, qua các cuộc t́m hiểu, thực ra điều này chỉ là do sự thiếu hiểu biết và thông cảm giữa hai bên.
Với thế hệ con cháu họ, vốn lớn lên ở Australia và rất bận rộn công việc, lại cho rằng nhà dưỡng lăo có nhiều ưu điểm v́ cha mẹ họ được chăm sóc thường xuyên và đầy đủ cũng như có cơ hội được gặp gỡ, tṛ chuyện, tâm sự với những người bạn già khác.
Để giải quyết mọi vấn đề khúc mắc, cha mẹ và con cái cần tăng cường đối thoại và thông cảm cho nhau.
Cụ Mai, năm nay 85 tuổi ở phía đông thành phố Melbourne, là một ví dụ điển h́nh. Trước đây, cụ vẫn than phiền người con duy nhất của ḿnh là anh Long ngăn cấm cụ đi lễ chùa và tham dự các buổi sinh hoạt của hội người cao niên.
Một lần, hai mẹ con đă ngồi xuống thảo luận vấn đề với sự giúp đỡ của nhân viên xă hội. Cuối cùng anh Long cũng biết thông cảm với các nhu cầu của mẹ ḿnh bởi nó rất quan trọng với cụ về mặt tâm lư lẫn tâm linh.
Sau đó, anh Long đă vui vẻ trích một phần số tiền trợ cấp chăm sóc người già của chính phủ để cụ Mai đi taxi ra chùa hoặc sinh hoạt hội đoàn nếu vợ chồng anh bận việc không đưa cụ đi được.
Ngoài ra, với sự hướng dẫn của nhân viên xă hội, anh đồng ư để nhân viên chăm sóc người cao tuổi tới thăm nom mẹ ḿnh hàng tuần.
Hành xử với con cái tuổi teen
Anh Trần cho hay theo kinh nghiệm của anh, trong khi số cha mẹ bị con cái trưởng thành ngược đăi không nhiều th́ những người bị con cái tuổi teen ngược đăi lại “không phải là ít”.
Việc cha mẹ thường xuyên la mắng hoặc ch́ chiết con cái v́ kỳ vọng quá nhiều vào các em đă tạo áp lực rất lớn đến các em.
Một số em bỏ gia đ́nh rồi bị vướng vào rượu chè, bạn bè xấu, thậm chí ma túy rồi sau đó quay về, gây ra nhiều điều đáng buồn cho cha mẹ. Một số người cho biết họ bị con thóa mạ, xô đẩy, thậm chí hành hung.
Đây cũng là một vấn đề khá “đau đầu” với gia đ́nh và cả nhân viên xă hội.
Để giải quyết t́nh trạng này, theo anh Trần, cha mẹ nên giảm bớt phần nào t́nh trạng căng thẳng với những đứa con tuổi teen bằng nhiều cách, trong đó có việc tôn trọng quyền tự do của các em.
Cha mẹ cũng không nên kỳ vọng quá mức vào con ḿnh mà sự kỳ vọng đó phải hợp lư.
Ngoài ra, cha mẹ cần nêu gương tốt thông qua việc tôn trọng và yêu thương ông bà các em bởi đây chính là một giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất.
Hiếu Mai (Theo bayvut.com 12.10.2011)