Lạ kỳ ‘ốc đảo 5 không’ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 11-02-2011   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Lạ kỳ ‘ốc đảo 5 không’

Đă nửa thế kỷ, kể từ ngày những người đầu tiên dắt díu nhau đến đây ở, 49 nóc nhà xóm Trại lâm trường (thôn Vĩnh Ninh, Đạo Trù, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) vẫn không có ǵ đổi khác ngoài những mái tranh lụp xụp, nghèo nàn: không điện, không đường, không trường, không trạm.
Thậm chí, 49 nóc nhà nơi đây không có nổi một giếng nước ăn. Nguồn nước chính được gánh về từ con suối nhỏ cách đó 3 km.
Ông Trần Trọng Năm, Trưởng thôn Vĩnh Ninh, bấm chặt bàn chân xuống con đường trơn trượt dẫn chúng tôi vào xóm Trại lâm trường trước khi trời tối hẳn. “Muộn hơn chút nữa th́ không thể vào nổi. Mấy hôm nay mưa to. Đường này đi đêm th́ sa xuống hố ngay”- ông Năm vừa nói vừa thở hổn hển leo lên con dốc. Ông lo xa là đúng v́ từ đường chính xă Đạo Trù vào xóm Trại lâm trường chỉ dài 2 km mà đi mất hơn tiếng rưỡi đi bộ.
Một góc "ốc đảo 5 không".
Ước mơ cũng… nghèo!
Từ đỉnh đồi nh́n xuống, trong ánh chiều nhập nhoạng, 49 nóc nhà lụp xụp, tối om hoặc leo lét dưới ngọn đèn dầu. “Nửa thế kỉ rồi mà xóm Trại này vẫn thế. Mọi ăn, ở, sinh hoạt của người dân hay chuyện học của bọn trẻ đều dưới ánh đèn dầu. Đợt dầu đắt, nhiều nhà phải ngủ sớm chỉ dám dùng một ngọn đèn cho con học”, ông Năm nói.
Rồi ông Năm dẫn chúng tôi đến hộ “giàu” nhất xóm. Đó là gia đ́nh ông Phan Văn Hiến, quê gốc Hà Tĩnh, 78 tuổi, đă ở xóm Trại hơn 30 năm. Không biết có nên gọi là nhà hay không? Bốn tường xung quanh bằng đất lở hết nửa. Mái che nilon chằng chịt xen lẫn với mái lá cọ nh́n rơ lên trời. Ngay giữa nhà là mấy vũng nước lầy lội, dấu vết c̣n lại của những đêm mưa trước.
Thấy chúng tôi, ông cụ lặng lẽ lau bóng chiếc đèn dầu đă hoen gỉ để đón khách, một công việc ông đă quen từ hơn 50 năm nay, v́ người dân nơi này chưa bao giờ được sống dưới ánh điện. “Lâu lắm rồi mới có người đến chơi. Ai chịu ṃ đến cái xóm cô lập này làm chi”- ông vui mừng nói đặc chất giọng miền Trung.
Cả nhà ông Hiến sống dựa vào hơn 400 m2 vườn trồng vài loại rau, hai cặp gà mái đẻ trứng, 15 con thỏ nuôi lấy thịt, thu nhập mỗi tháng khoảng 300.000 đồng. Ông Năm cho biết thêm, 49 hộ dân xóm Trại với gần 300 nhân khẩu hầu hết đều có thu nhập nếu chia theo đầu người được khoảng 3.000đ/người/ngày, dưới quá xa chuẩn nghèo (chuẩn nghèo mới cho khu vực nông thôn từ ngày 1.1.2011 là 400.000 đồng/người/tháng – PV). Hỏi ông Hiến có ước mơ ǵ, ông mừng rỡ nói: “Đời tôi chưa một lần được đi xe ô tô con, chỉ mong được các cậu cho đi một ṿng ở ngoài đường lớn là măn nguyện”. Nghe ông nói, tôi chợt thấy cay cay nơi mắt. C̣n nữ đồng nghiệp đi cùng lặng lẽ quay đi bật khóc: “Người ở đây đến ước mơ cũng nghèo!”.

Nước- sự xa xỉ của người dân xóm Trại.

Khát khao con chữ
Cái người dân ở đây sợ nhất chính là nước ăn. Nguồn nước duy nhất là con suối cách đó gần 3 km. “Mùa khô, suối cạn trơ đáy, mỗi ngày, mỗi nhà chỉ được vài gánh nước ăn và có khi phải chờ đến tận tối mịt mới gánh được nước về. V́ dùng nước suối nên năm nào cũng có người dân xóm Trại bị sốt rét hay tiêu chảy, phải nhập viện, nhưng vẫn phải dùng v́ không thể trông chờ vào nước mưa”- giữa cái nắng hanh, chị Đoàn Thị Chất, hổn hển nói.
“Cái ăn đói nhưng cái con em “đói” hơn là con chữ” - ông Nguyễn Trọng Loan, tổ trưởng tổ tự quản xóm Trại, vừa nói vừa lật từng trang vở học tṛ ghi danh sách từng học sinh nơi này. Trong lịch sử, cả xóm Trại duy nhất có một sinh viên trường CĐ Sư phạm. Số học sinh THPT chỉ có 2 người và 27 học sinh tiểu học, THCS.
Không có trường mẫu giáo hay mầm non, gần 20 con em xóm Trại chuẩn bị vào lớp 1 nương tựa vào lớp xóa mù chữ của cô giáo Trần Thị Chữ, hơn 60 tuổi, đă nghỉ hưu. Lớp mở tại nhà cô Chữ từ 30 năm nay, bàn ghế mục nát. “Lớp học để bổ túc cho các em không được học mẫu giáo đủ điều kiện vào lớp 1” – cô Chữ nói rồi nghẹn ngào: “Tôi đă già, không biết c̣n duy tŕ được lớp học này bao lâu nữa”. Cô khóc, mấy đứa trẻ cũng mếu máo theo, dù không biết lư do v́ sao.
Lớp học cô Chữ.
Bất cập, bất cập và… bất cập
Nếu có một từ nào để diễn tả về những tồn tại chưa được giải quyết, th́ đó là từ “bất cập”. Ông Lại Xuân Thủy, Chủ tịch UBND xă Đạo Trù, giải thích: “Người dân vẫn gọi xóm Trại là “ốc đảo hoang”. Nguyên nhân là do bất cập về quản lư địa giới hành chính và con người. Nôm na, xóm Trại được chia ra theo kiểu “đất một nơi, người một nẻo” nên quản lư và đầu tư xây dựng cơ bản hết sức khó khăn”.
Theo lư giải của UBND xă Đạo Trù, những cư dân ở đây vốn là công nhân Lâm trường Vĩnh Ninh (nay là Công ty Lâm trường Lập Thạch, Tổng Công ty Giấy Việt Nam) ở lại và lập nên xóm Trại. “UBND xă Đạo Trù chỉ quản lư về con người c̣n đất đai lại thuộc quản lư của Công ty Lâm trường Lập Thạch. Muốn làm ǵ cũng phải được họ đồng ư. Mà hầu như họ chưa đồng ư điều ǵ”, ông Thủy cho biết.
Ông Phạm Quang Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo, bổ sung: “V́ đất thuộc lâm trường nên dân xóm trại không được cấp sổ đỏ, không được vay vốn ngân hàng. Xă, huyện đă tŕnh phương án nhiều lần nhưng Lâm trường vẫn không đồng ư”. Theo ông Nguyên, cách giải quyết tốt nhất là Lâm trường bàn giao quỹ đất để cấp sổ đỏ cho dân và chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng tại xóm Trại.
C̣n ông Nguyễn Khắc Thực, Phó Giám đốc Công ty Lâm trường Lập Thạch th́ khẳng định chắc nịch: “Đất trồng rừng, không thể bàn giao cho địa phương được. Công ty chỉ có thể hỗ trợ người dân chi phí vận chuyển khi di dời ra một khu vực khác chứ không phải là xây dựng một khu tái định cư khác cho người dân. Đó là việc của địa phương”.
Chúng tôi vào xóm Trại lúc trời sắp tối và rời xóm Trại vào tối hôm sau. Chỉ cách nhau 2 km mà bên này xóm Trại leo lét đèn dầu, bên kia - một khu dân cư đèn điện sáng trưng. Nhưng người dân xóm Trại đă lâu không c̣n thắc mắc nữa. Sống lâu trong cái khổ, người dân xóm Trại có lẽ đă quen với cái khổ rồi.
Chia sẻ qua:
Theo Đất Việt
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	260846641_cd211dao2.jpg
Views:	11
Size:	117.7 KB
ID:	330325
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:43.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07566 seconds with 14 queries