(VnMedia) - Theo quy định của Luật pḥng, chống tham nhũng, một số đối tượng cán bộ, công chức buộc phải kê khai tài sản, thu nhập. Do vậy, có thể dẫn tới phát sinh nhu cầu hợp pháp hóa tiền, tài sản bất hợp pháp…
Ngày 4/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn B́nh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tŕnh bày trước Quốc Hội Tờ tŕnh về dự án Luật pḥng, chống rửa tiền .
Theo Tờ tŕnh, sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), nếu hệ thống pháp luật về pḥng, chống rửa tiền của Việt Nam chưa hoàn thiện th́ có thể dẫn tới Việt Nam trở thành nơi tội phạm rửa tiền quốc tế lựa chọn để rửa tiền thông qua hệ thống tài chính.
Hơn nữa, thời gian qua, Việt Nam đă ban hành Luật pḥng, chống tham nhũng, theo quy định của Luật này, một số đối tượng cán bộ, công chức buộc phải kê khai tài sản, thu nhập. Do vậy, yêu cầu minh bạch hóa thu nhập, tài sản cá nhân có thể dẫn tới phát sinh nhu cầu hợp pháp hóa tiền, tài sản bất hợp pháp.
Trong khi đó, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế của Quốc hội do ông Nguyễn Hạnh Phúc tŕnh bày, một số ư kiến cho rằng, việc ban hành Luật này chủ yếu là để đáp ứng yêu cầu theo khuyến nghị của Tổ chức pḥng chống rửa tiền quốc tế mà chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu thực tế của Việt Nam.
Ủy ban Kinh tế nhận thấy trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của nước ta th́ hoạt động rửa tiền ở Việt Nam là có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, Ủy ban này đề nghị cần làm rơ hơn quan điểm xây dựng luật, nhất là quan điểm về bảo đảm an ninh và lợi ích quốc gia, không gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Việc nội luật hóa các cam kết quốc tế về pḥng, chống rửa tiền là cần thiết, tuy nhiên phải phù hợp với t́nh h́nh kinh tế - xă hội của nước ta.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn B́nh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tŕnh bày Tờ tŕnh về dự án Luật pḥng, chống rửa tiền
Có nên bổ sung vấn đề tài trợ khủng bố vào Luật?
Theo Tờ tŕnh của Chính phủ, trong quá tŕnh xây dựng dự thảo Luật, c̣n một số vấn đề Chính phủ xin tŕnh Quốc hội cho ư kiến, trong đó vấn đề về phạm vi điều chỉnh luật pḥng chống rửa tiền cần bao gồm cả các quy định về pḥng ngừa hoạt động tài trợ khủng bố.
Theo phân tích, Việt Nam là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc năm 1999 về chống tài trợ khủng bố từ năm 2002, nên Việt Nam phải xây dựng cơ chế nhận dạng, báo cáo đáng ngờ về tài trợ khủng bố. Mặt khác, Việt Nam đang bị Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) xếp vào Danh sách nhóm các quốc gia, thể chế có nhiều thiếu hụt về cơ chế chống rửa tiền và tài trợ khủng bố nhưng đă có cam kết sẽ tiến hành các hành động nhằm bù đắp thiếu hụt theo kế hoạch hành động được FATF đặt ra.
Việc Việt Nam nằm trong Danh sách hiện tại của FATF có thể dẫn đến các giao dịch tài chính, tiền tệ quốc tế của Việt Nam bị cản trở. Trên thực tế, Việt Nam đă bị hai quốc gia là Mỹ và Luxembourg đưa vào danh sách để áp dụng biện pháp hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các giao dịch tài chính. Hơn nữa, nếu không thực hiện được cam kết, Việt Nam sẽ bị FATF xếp vào danh sách cảnh báo cao hơn là danh sách nhóm các quốc gia, thể chế có nhiều thiếu hụt về cơ chế chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và không có tiến triển trong thực hiện các giải pháp nhằm bù đắp các thiếu hụt.
Điều đó có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các giao dịch tài chính, tiền tệ của Việt Nam với các đối tác nước ngoài do các quốc gia của các đối tác này sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát, hạn chế giao dịch theo khuyến nghị của FATF… do vậy, Chính phủ nhất trí phạm vi điều chỉnh của Luật PCRT cần bao gồm cả các quy định về pḥng ngừa hoạt động tài trợ khủng bố và đă thể hiện trong dự thảo Luật tŕnh Quốc hội.
Chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tŕnh bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật pḥng, chống rửa tiền
Tuy nhiên, về vấn đề này, theo Ủy ban kinh tế, đa số ư kiến đề nghị Luật này chỉ quy định về pḥng, chống rửa tiền và tên gọi của Luật là “Luật pḥng, chống rửa tiền”. Tài trợ cho khủng bố tuy có liên quan đến rửa tiền nhưng gắn kết trực tiếp và mật thiết với hoạt động khủng bố. Dự án Luật pḥng, chống khủng bố đă được đưa vào Chương tŕnh xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012. Tiền, tài sản tài trợ cho khủng bố có thể có nguồn gốc hợp pháp hoặc bất hợp pháp, đều phải bị ngăn cấm. Nếu chỉ quy định pḥng, chống tài trợ cho khủng bố từ tội hoạt động rửa tiền như Dự án Luật là chưa đầy đủ. Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài cho thấy có nước quy định pḥng, chống rửa tiền và pḥng chống khủng bố trong cùng một luật, có nước quy định 2 vấn đề này trong nhiều luật.
Ủy ban Kinh tế cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Quốc pḥng và An ninh cũng tán thành những ư kiến nói trên. Tuy nhiên, do Luật pḥng, chống khủng bố được ban hành sau, để thể hiện sự cam kết của Nhà nước ta với quốc tế, trong Luật pḥng, chống rửa tiền cần có một điều quy định nguyên tắc về pḥng, chống rửa tiền liên quan đến tài trợ khủng bố, việc xử lư cụ thể do Luật pḥng, chống khủng bố quy định
Xuân Hưng