Đêm 2-11 bạo động lại xảy ra quanh khu trung tâm thành phố Oakland khi một nhóm người biểu t́nh sau một ngày đ́nh công, tuần hành đă chiếm một bin-đinh bỏ trống, đập cửa kính và xịt sơn vào nhiều cửa hàng trên phố Broadway. Bạo động xảy ra, cảnh sát đến làm nhiệm vụ bảo vệ tài sản của doanh nhân, an ninh cho khu phố và yêu cầu nhóm người tụ họp bất hợp pháp giải tán. Khi những người này bất tuân lệnh, cảnh sát dùng hơi cay và trái sáng loà mắt để giải tán và bắt giam vài chục người.

Trẻ em cùng theo cha mẹ xuống đường tuần hành
Giới chức cảnh sát cho biết số người bị bắt tất cả 103, trong đó có 32 cư dân Oakland, 42 người đến từ các thành phố khác trong vùng Vịnh San Francisco. Hầu hết những người bị bắt đă đóng tiền tại ngoại và được thả, chờ ngày ra toà vào tháng tới.
Tuần trước cũng có đụng độ như thế sau khi cảnh sát vào mờ sáng đă giật sập các lều và giải tán vụ chiếm đóng quảng trường từ khi phong trào Occupy Oakland được phát động vào ngày 10-10. Chiều tối cùng ngày nhiều người xuống đường biểu t́nh, có lúc tấn công cảnh sát bằng gạch đá, chai lọ, sơn nên cảnh sát phản ứng lại với hơi cay, đạn đậu và trái sáng loà mắt khiến Scott Olsen, một cựu quân nhân từng chiến đấu ở Iraq tham gia biểu t́nh bị thương bể đầu.
Sự việc một số người biểu t́nh hôm 2-11 đụng độ với cảnh sát là cao điểm xấu của ngày tổng đ́nh công do phong trào Occupy Oakland khởi xướng để đ̣i công bằng trong việc đánh thuế giới nhà giầu.

Ngă tư đường Broadway và E.14th lúc giữa trưa
Cuộc đ́nh công được sự hưởng ứng của một số thành phần dân chúng trong đó có giáo chức, thương gia, bác sĩ, y tá, luật sư, công nhân và học sinh. Chính thức ra thông cáo ủng hộ đ́nh công có nghiệp đoàn giáo chức, nghiệp đoàn y tá. Thành phố Oakland cho công nhân viên được xin phép nghỉ trong ngày nếu muốn. Theo sở học chánh, 18% giáo chức của thành phố đă nghỉ dạy trong ngày.
Từ buổi sáng, cả ngh́n người đổ về Quảng trường Frank Ogawa trước toà thị chính Oakland, nơi có hàng trăm lều vải được dựng lên từ mấy tuần qua. Phố chính Broadway cấm xe qua lại từ đường 12 đến đường 16. Tại ngă tư Broadway và đường E. 14th là một sân khấu nhỏ trên sàn một xe tải để các khách được mời lên phát biểu. Giăng ngang đường E.14th là một biểu ngữ lớn màu đen với hàng chữ “Death to capitalism”.
Đủ mọi thành phần dân chúng, từ công nhân, sinh viên, học sinh, các nhà hoạt động xă hội đă lên tiếng ủng hộ phong trào Chiếm Phố Wall đang lan rộng đến nhiều thành phố trên nước Mỹ. Tất cả đều nhận ḿnh thuộc về thành phần 99%, tức không phải 1% nhóm nhà giầu mà đa số là những người điều hành ngân hàng, công ti tài chánh trong thị trường chứng khoán ở Phố Wall.

Giữa đám đông có một nhóm người ngồi thiền yoga
Sáng nay, hầu hết các cơ sở thương mại quanh khu vực toà thị chính đóng cửa. Một số v́ e ngại đối đầu với người biểu t́nh như các ngân hàng Wells Fargo, CitiBank, một số khác v́ không cảm thấy an toàn như tiệm Rite Aid, Walgreen. Nhiều hàng quán cũng đóng cửa. Tiệm ăn Saigon bên cạnh quảng trường không mở và có dán trước cửa tờ giấy ủng hộ cuộc đ́nh công.
Ra khỏi khu vực biểu t́nh vài khu phố, như phố Tàu ở đường số 9 các cửa hàng vẫn mở. Những nơi khác trong thành phố sinh hoạt buôn bán vẫn diễn ra b́nh thường.
Vào giấc trưa khu vực biểu t́nh có vài ngh́n người. Không khí nhộn nhịp như một hội chợ với nhiều gian hàng bán sách, quầy thức ăn, nước uống. Nhiều nghệ sĩ tŕnh diễn từ trưa cho đến chiều. Học sinh hát ca, nhảy muá. Các nhà sư cầu nguyện. Có nhóm ngồi thiền giữa muôn vàn âm thanh trộn lẫn vào nhau. Đặc biệt là không có bóng dáng cảnh sát. Thị trưởng Oakland Jean Quan phát biểu với giới truyền thông là bà tin tưởng cuộc đ́nh công và biểu t́nh sẽ diễn ra trong tinh thần ôn hoà.
5 giờ chiều số người tham dự biểu t́nh lên đến trên 10 ngh́n và đă tuần hành từ đường E.14th qua Market để đến bến cảng Oakland, đoạn đường dài chừng hai dặm. Tại cảng, đoàn biểu t́nh ngăn chặn xe tải không cho vận chuyển hàng hoá ra vào khiến cảng không hoạt động được trong nhiều giờ.

Mặt nạ quen thuộc trong phong trào Occupy Wall Street

Tuần hành đến bến cảng Oakland
Tại sao chọn bến cảng làm nơi biểu t́nh? Cảng Oakland lớn thứ 5 tại Hoa Kỳ. Tại đây từ thời chiến tranh Việt Nam đă có nhiều cuộc biểu t́nh chống chiến tranh v́ là nơi lính Mỹ xuống tàu đi chiến đấu và là nơi chuyển quân trang, quân dụng vào chiến trường. Tại đây c̣n có những cuộc biểu t́nh chống chiến tranh ở Iraq. Nay đoàn biểu t́nh muốn đóng cửa cảng v́ cho rằng Hoa Kỳ nhập cảng quá nhiều hàng hoá do những công ti Mỹ đưa việc ra nước ngoài v́ giá nhân công rẻ, khiến mức thất nghiệp trong nước lên cao. Tuy nhiên số liệu của cơ quan chức năng cảng đưa ra cho biết 55% số hàng chuyển qua cảng là hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Ngoài việc làm tắc nghẽn lưu thông, không có sự cố nào xảy ra tại bến cảng. Đóng cảng được ba tiếng đồng hồ là mục đích chính của phong trào Occupy Oakland trong ngày đ́nh công và người biểu t́nh tuyên bố họ đă thành công trước khi giản tán.
9 giờ tối đa số dân chúng về nhà. Đoàn biểu t́nh c̣n lại vài trăm người kéo nhau trở lại Quảng trường Frank Ogawa.
Gần nửa đêm có nhóm người vào chiếm một bin-đinh bỏ trống cách nơi tụ họp biểu t́nh hai khu phố và bắt đầu đập phá những cơ sở thương mại chung quanh nên cảnh sát đă phải dùng hơi cay để giải tán. Theo những người quan sát tại chỗ, thành phần khích động bạo động thường là những người mặc đồ đen và có khăn che mặt.
Nh́n chung, 99% những người tham gia đ́nh công và biểu t́nh trong ngày 2-11 đă rất ôn hoà, tuy ồn ào với những khẩu hiệu được hô vang lúc ở quảng trường cũng như khi tuần hành ra bến cảng. Trong ngày, đập phá cửa kính, máy rút tiền xảy ra tại ngân hàng Wells Fargo và cửa tiệm Whole Foods bị xịt sơn khi đoàn biểu t́nh đi ngang qua mà theo lời nhân chứng cũng là thành phần đeo khăn che mặt khuấy động. Khuya đến những người này lợi dụng màn đêm để gia tăng hành vi bạo động nên cảnh sát phải can thiệp. Thành phần quậy phá này được các giới chức gọi là “anarchist”, là những người không thích có bất cứ một h́nh thức tổ chức chính quyền nào.

Chúng tôi mất việc. Họ th́ giầu thêm
Cho đến nay phong trào Chiếm Phố Wall – Occupy Wall Street – tuy chưa đưa ra một mục đích rơ và phương thức vận động hành lang, nhưng nh́n chung cách phong trào dùng chiến thuật chiếm những khu vực công trước trụ sở hành chính của các thành phố để lên tiếng đ̣i chính phủ đánh thuế cao hơn nữa thành phần 1% những người có lợi tức cao nhất và dùng tiền đó cho việc giáo dục, y tế và xă hội của toàn dân.
Đến nay phong trào đă lan rộng ra nhiều thành phố trên toàn nước Mỹ, được quần chúng biết đến nhiều hơn và những đ̣i hỏi của phong trào đang gây chú ư trong chính trường Hoa Kỳ.
(ảnh trong bài của tác giả)
© 2011 Buivanphu