- Từng là đại công tử của một gia tộc giàu có bậc nhất đất Tràng An, từng có cuộc sống trong nhung lụa, kẻ hầu người hạ, từng khét tiếng khắp đất nước bởi cách tiêu tiền nhanh hơn đốt. Từng có một quăng đời sống chẳng khác ǵ một ông vua con... Nhưng khi lui về những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, người đă từng đốt cả đống tiền, tiêu tan cả kho vàng chỉ c̣n là một ông lăo nghèo khó đạp xích lô. Điều c̣n đọng lại trong đời lăo là h́nh ảnh về hai người phụ nữ với hai câu chuyện t́nh đầy ngậm ngùi và chua xót.
Công tử Gia Khánh thời huy hoàng
Tuổi trẻ huy hoàng
Đại công tử này tên Phạm Gia Khánh, là con trong gia tộc họ Phạm đầy danh giá thời trước năm 1945. Khi đất nước c̣n bị đô hộ và ngập ch́m trong chiến tranh, gia đ́nh họ Phạm nổi tiếng là giàu có. Căn biệt thự nằm trên con phố Hàng Bạc với một cửa hàng bán vàng bạc, trang sức lớn nhất nh́ đất Tràng An, bất chấp cả xă hội đang lầm than, mọi người trong gia tộc họ Phạm vẫn có được một cuộc sống sung sướng và thừa thăi.
Những năm đó, cái tên Phạm Thế Kính, cha của Phạm Gia Khánh nổi tiếng khắp miền Bắc về độ giàu có, lắm tiền, nhiều bạc. Ông Kính có cả thảy tới ba bà vợ với hơn chục người con. Nhưng trớ trêu thay, bà vợ cả không thể sinh cho ông được một đứa con trai nên ông phải đi lấy vợ hai. Thật hạnh phúc khi người vợ thứ đă sinh cho vị đại gia này một đứa con trai để nối dơi tông đường. Cả gia tộc họ Phạm khi đó đă như vỡ ̣a trong hạnh phúc. Sự mong mỏi, mơ ước bấy lâu nay của các thành viên trong đă thành sự thật, một cậu con trai để kế nghiệp, hương khói cho tổ tiên đă ra đời. Người con trai đó chính là Phạm Gia Khánh.
Là người con trai duy nhất được sinh ra trong một gia tộc giàu sang, cuộc sống của công tử Gia Khánh đă sung sướng ngay từ khi c̣n ở trong bụng mẹ. Dù sống ở Hà Nội thời kỳ loạn lạc nhưng quư tử Khánh vẫn có một cuộc sống sung túc, đầy đủ chẳng kém ǵ những đứa trẻ sống ở những nước đế quốc. Từ khi c̣n nhỏ, Gia Khánh được gửi vào trường Tây học, thông thạo tiếng Anh và nói tiếng Pháp như gió.
Trong khi những bạn bè cùng trang lứa c̣n phải vật lộn với miếng cơm manh áo, th́ Gia Khánh khi mới học lớp nhỏ đă có cho ḿnh cả một bộ sưu tập xe đẹp hạng sang, trong số đó có chiếc cả Đông Dương có không quá 3 cái. Mọi sinh hoạt của công tử này đều được chăm sóc rất chu đáo cho đến tận chiếc lông chân.
Với vị thế là cậu con trai duy nhất trong gia tộc, mọi người trong gia đ́nh đều phải phục tùng mọi yêu cầu của Khánh, kể cả cha mẹ. Khánh được chiều chuộng một cách quá đáng và quan tâm hơn mức ngay cả đối với các chị em trong gia đ́nh. Mỗi khi ăn cơm, Khánh thường được ngồi ăn một ḿnh trên gác 2, cha mẹ chỉ được ngồi dưới. Trong khi đó, người vợ ba của ông Gia Kính và những đứa con gái phải dấm dúi, tủi hờn ăn cơm ở dưới bếp.
Trong khi cả nước đang dở sống, dở chết v́ thiếu đói, th́ bữa cơm của Gia Khánh không bao giờ có dưới mười thức ăn. Những thứ chim quay, gà tần, sơn hào, hải vị, chỉ cần có ở trên đời mà vị công tử này thích th́ nhất định sẽ có trên mâm cơm. Ngay cả loại thức ăn đó ở Hà Nội không có, người đầu bếp của gia đ́nh sẽ phải có trách nhiệm t́m bằng được để mang về, cốt làm sao để công tử Gia Khánh ngon miệng.
Việc chơi bời, ăn uống đối với công tử Gia Khánh luôn phải có cả tá người đi theo để lo phục tùng. Ngoài giờ học ở trường, mỗi khi công tử muốn đi chơi ở đâu là sẽ có ô tô đứng sẵn ở cửa để chờ đón rước. Vị công tử này cũng rất thích đi thăm thú các nơi, đi từ tỉnh thành này sang tỉnh thành kia. Được cả gia đ́nh chiều chuộng, nằm trên cả đống bạc vàng, việc tiêu tiền của công tử Gia Khánh luôn khiến nhiều người phải choáng váng.
Công tử Gia Khánh và người anh họ
Có lần, chỉ v́ muốn vào Đà Lạt chơi cho đỡ nhớ, công tử Gia Khánh đă bỏ tiền thuê hẳn một chiếc máy bay của Pháp chở ḿnh vào đó lượn một ṿng rồi về. Là đại công tử của một gia tộc giàu có bậc nhất Hà Nội, với vẻ ngoài luôn bóng bẩy, quần là, áo lượt, Gia Khánh là niềm ước ao của không biết bao nhiêu cô gái đẹp. Nhưng v́ cái tính tự cao, tự đại, do được gia đ́nh phục tùng từ khi c̣n nhỏ, nên công tử Gia Khánh không hề muốn để ư đến một cô gái nào.
Thiên duyên chỉ đến với vị công tử này khi ông bắt gặp một người con gái có sắc đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành”. Người con gái khiến ông phải thổn thức đó là một cô thôn nữ dịu dàng, nết na tên Nguyễn Thị Kim Liên. Trái ngược hoàn toàn với công tử Gia Khánh, Kim Liên sinh ra và lớn lên trong gia đ́nh nhà nông nghèo nhất huyện Gia Lâm lúc bấy giờ. Nhưng ông trời lại ban cho cô một vẻ đẹp hiếm có với vóc người cao ráo, nước da trắng ngần và đôi mắt biết nói. Ngay trong lần gặp đầu tiên, công tử Gia Khánh đă bị hút hồn hoàn toàn bởi vẻ đẹp thanh khiết của cô thôn nữ này. Và trong suy nghĩ của vị đại công tử này rộn lên một quyết tâm sẽ cưới bằng được Liên về làm vợ ḿnh.
Thật may mắn cho cô gái nào lọt vào mắt xanh của đại công tử Gia Khánh, và Liên đă nắm được phần may mắn đó. Đám cưới của đôi công tử - thôn nữ diễn ra vào năm 1949. Như muốn thể hiện đẳng cấp của gia đ́nh ḿnh, gia tộc họ Phạm đă quyết định chi tới hơn chục cân vàng cho đám cưới của vị đại công tử. Rất đông người dân Hà Nội được mời đến dự và tiệc tùng trong đám cưới của Gia Khánh. Cỗ bàn ăn uống liên tục 4 ngày, 4 đêm, bất kỳ ai là người thân, người sống cùng khu phố, thậm chí, những người ở phố khác đều có thể đến và ngồi ăn cỗ trong đám cưới của đại công tử Khánh. Ngày đón dâu, để con trai ḿnh được tự hào, nở mày nở mặt khi đi lấy vợ, ông Phạm Gia Kính đă bỏ ra ngót nghét gần trăm cây vàng để thuê 12 chiếc xe hơn cho lễ rước dâu từ Gia Lâm về Hàng Bạc.
Sau khi lấy vợ xong, công tử Khánh vẫn tiếp tục đi học, c̣n cô dâu Liên chẳng phải bận tâm đến việc kinh doanh mà chỉ lo việc nâng khăn, sửa túi cho chồng. Cuộc sống vương giả, nhung lụa của gia tộc họ Phạm cứ tiếp tục như thế . Chỉ đến khi đến khi cải cách, gia tộc họ Phạm làm ăn thất bát, th́ cuộc sống nhung lụa kia mới chấm dứt. Bao nhiêu vàng bạc, tiền của, bỗng chốc tan tành. Đại công tử Khánh ăn sung mặc sướng ngày nào giờ phải đi làm công nhân để kiếm sống qua ngày, c̣n cô vợ xinh đẹp tên Liên, do không chấp nhận được cuộc sống khốn khó đă từ bỏ ông để đi t́m một cuộc sống mới, sung sướng hơn, khá giả hơn…
(C̣n tiếp kỳ 2: Cuộc đời đầy màu sắc và đoạn kết buồn của cuộc đời đại công tử đất Hà Thành)
Gia Nguyễn
theo PNTD