Trong khi lănh đạo thế giới đang cố gắng cứu nền kinh tế Italy th́ thủ tướng nước này đă tranh thủ... ngủ một giấc ngay trong cuộc họp.
|
Các lănh đạo thế giới đă kinh hăi nh́n ông Berlusconi, 75 tuổi, gà gật trong khi họ phải thảo luận làm thế nào để ngăn Italy trượt chân theo Hy Lạp. |
Theo tờ
Daily Mail của Anh, Thủ tướng Silvio Berlusconi đă gục đầu ngủ gật và các quan chức phải đánh thức ông 2 lần trong suốt cuộc họp quan trọng để giải quyết vấn đề khủng hoảng nợ của Italy trong khuôn khổ G-20 tại Cannes.
Các lănh đạo như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thúc giục lănh đạo Italy phải làm nhiều hơn để tránh rơi vào t́nh trạng vỡ nợ.
Bực ḿnh trước dáng vẻ lơ mơ của ông Berlusconi, các vị lănh đạo này đă làm cho ông bẽ mặt bằng cách buộc ông phải cho phép các thanh tra của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giám sát Italy.
Một quan chức ngoại giao có mặt trong cuộc họp cho biết: "Mọi người đều lo ngại rằng ông Berlusconi không kiểm soát hết mọi sự việc tại Italy. Ông ta ngủ gật hai lần trong suốt các cuộc họp. Việc này đă khiến cho các quan chức của ông hết sức lo ngại. Họ phải đánh thức ông dậy bằng cách huưch tay vào người. Các lănh đạo khác ở bàn họp không thể giúp ǵ được ngoài việc cảnh báo rằng ông Berlusconi đă gây nên cơn giận giữ chống lại đồng tiền chung, họ nói rằng "Người dân Italy đă bị bần cùng hóa kể từ giai đoạn bước đầu của đồng euro".
Món nợ của Italy đă lên tới 1.6 ngh́n tỉ Bảng Anh, lớn gấp 5 lần của Hy Lạp và thâm hụt lên tới 120% Tổng sản phẩm quốc nội, nhưng ông Berlusconi đă từ chối mọi động thái để IMF cứu trợ.
Trong khi ngài Berluconi c̣n đang gà gật tại Cannes, các đối thủ chính trị của ông đang bàn tính tương lai của ông, và hôm qua, hàng ngàn người biểu t́nh đă tập hợp tại Rome để phản đối chính phủ đương nhiệm.
Trước khi rời khỏi Cannes, ông Berlusconi đă từ chối việc từ chức, nhưng thứ Ba tới đây, ông sẽ phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu ngân sách quan trọng và nguy cơ mất ḷng tin đối với các kế hoạch thắt chặt chi tiêu do ông đề xuất.
Cộng đồng quốc tế đang rất lo ngại rằng chính quyền Berlusconi quá yếu kém để có thể thông qua các cắt giảm chi tiêu ngặt nghèo, nhưng cần thiết để giảm nợ công của đất nước và cứu văn nền kinh tế.
Các động thái này bao gồm việc tăng thuế và tăng độ tuổi nghỉ hưu lên 67 tuổi.
Nếu sụp đổ, nền kinh tế của Italy - đứng thứ ba trong khu vực đồng tiền chung châu Âu - có thể gây nên thảm họa cho nền kinh tế thế giới, và các quốc gia khác sẽ phải chật vật để gây các quỹ phục vụ cho việc cứu trợ.
Chia sẻ qua:
Theo VietNamNet