"Tôi đă hoàn toàn bị hút hồn bởi những bức tường chằng chịt ḍng chữ KCBT’ Khoan cat be tong hay Kcatbtong khi lang thang qua những ngơ nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội. Chúng là những tác phẩm nghệ thuật có màu sắc và phong cách thật thú vị”.
Với người Việt Nam, những “con dấu” quảng cáo khoan cắt bê tông đủ màu sắc xuất hiện dày đặc trên những bức tường đă trở thành một điều rất quen thuộc trong đời sống ở các đô thị. Nhưng ít người biết được rằng những h́nh thức đầu tiên của “khoan cắt bê tông” đă được du nhập vào Việt Nam từ cách đây cả thế kỷ, từ miền đất được coi là văn minh nhất thế giới thời bấy giờ.
Hăy trở về với thành phố Paris hoa lệ của người Pháp vào thế kỷ 19. Paris thời điểm này đă được mệnh danh là
Kinh đô ánh sáng với những công tŕnh kiến trúc kỳ vĩ và đẹp mắt như tháp Eiffel, Khải hoàn môn, Nhà thờ Đức Bà, những quảng trường thênh thang, những được phố thơ mộng và cổ kính…
Nhưng Paris cũng có một bộ mặt khác tương phản với diện mạo đẹp đẽ của ḿnh. Đó là những khu phố của người lao động, nơi cuộc sống diễn ra xô bồ, hỗn tạp và không thiếu những khung cảnh nhếch nhác. Những bức tường loang lổ của các khu phố này thường được tận dụng để quảng cáo, với những ḍng chữ ghi lại địa chỉ cung cấp đủ thứ dịch vụ như giặt là, khuân vác, buôn bán như yếu phẩm…
Quảng cáo trên tường ở Paris, thế kỷ 19.
Trong quá tŕnh xâm chiếm và đô hộ Việt Nam từ năm 1858-1945, người Pháp đă mang sang thuộc địa của ḿnh hầu hết các thành tố văn hóa của ḿnh, trong đó có cả văn hóa quảng cáo trên những bức tường. Và cái “di sản văn hóa” đó ngày nay đang trở thành một vấn nạn khiến người Việt phải đau đầu.
Dù đă có mặt tại Việt Nam từ lâu, nhưng “nghệ thuật” quảng cáo trên tường chỉ thật sự bùng nổ cùng sự thịnh hành của điện thoại di động từ cuối thập kỷ 1990.
Với người Việt, "Khoan cắt bê tông" là "rác", nhưng với "Tây" th́ lại là... nghệ thuật.
Ảnh: Xăm nghệ thuật.
Sự bùng nổ này nhanh chóng biến những bức tường của các đô thị trên khắp đất nước trở thành những “băi rác khoan cắt bê tông" với mật độ đậm đặc của những ḍng chữ quảng cáo cùng số điện thoại kèm theo.
Để ngăn chặn t́nh trạng này, một số tổng đài điện thoại đă cắt các đầu số di động quảng cáo trên tường, c̣n người dân quét vôi lại các bức tường. Nhưng những “thế lực khoan cắt bê tông" lại mua sim điện thoại mới với giá rẻ và tiếp tục “tra tấn” những bức tường một cách lén lút vào buổi đêm. Và rồi đâu lại hoàn đấy.
Người dân đành chịu khổ với nạn khoan cắt bê tông, c̣n những “tác phẩm hội họa” đáng ghét trên những bức tường cứ thế tồn tại theo tháng ngày.
Nhưng những du khách quốc tế đến với Việt Nam lại có một cái nh́n khác về câu chuyện này.
"Khoan cắt bê tông" ở Hà Nội qua ống kính nhiếp ảnh gia Ferenc Ecseki, bang Hawaii, Mỹ.
Trên trang chia sẻ ảnh Flickr, thành viên Matthew, một người Australia chia sẻ: “Tôi đă hoàn toàn bị hút hồn bởi những bức tường chằng chịt ḍng chữ
KCBT,
Khoan cat be tong hay
Kcatbtong khi lang thang qua những ngơ nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội. Chúng là những tác phẩm nghệ thuật có màu sắc và phong cách thật thú vị”.
Quả thực, trong con mắt nhiều du khách nước ngoài, “khoan cắt bê tông” đă trở thành một bản sắc độc đáo, đầy hấp dẫn của Việt Nam. Họ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội ghi lại h́nh ảnh của những bức tường dày đặc các tác phẩm “graffiti” kiểu Việt Nam và hào hứng khoe chúng trên blog của ḿnh.
Thậm chí, “khoan cắt bê tông” đă chinh phục cả những người làm nghệ thuật chuyên nghiệp. Đó là trường hợp của Lo Lo Zazar, họa sĩ người Pháp đă sinh sống nhiều năm ở Hà Nội.
Bức tranh lấy cảm hứng từ "Khoan cắt bê tông" của họa sĩ Lo Lo Zazar.
Ảnh: Người Hội An.
Ngay từ lần đầu tiên nh́n thấy những mảng tường rêu phong cũ kỹ dày đặc những ḍng chữ và con số, ông đă hết sức ngạc nhiên trước “nghệ thuật vẽ tranh tường” độc đáo của người Việt. Ông đă t́m hiểu công việc của những người làm nghề khoan cắt bê tông, ghi lại những “tác phẩm hội họa” của họ và in chúng lên áo mặc.
Đối với nghệ sĩ Pháp, những ḍng quảng cáo khoan cắt bê tông như có một đời sống riêng, tạo nên đặc trưng văn hóa riêng của Việt Nam, và ông đă có cả một triển lăm nghệ thuật về chúng tại Hội An…
Có lẽ, sẽ có rất nhiều người thở phào nhẹ nhơm nếu một ngày kia “văn hóa khoan cắt bê tông” bị xóa sổ, nhưng cũng sẽ có không ít người tiếc nuối.
Theo DV