Nghe có người nhờ giúp t́m kiếm nạn nhân chết đuối, mấy anh em ông Sết lại khăn gói lên đường. Chưa đầy 30 phút sau, họ có mặt tại đoạn sông xảy ra tai nạn và bắt đầu một cuộc t́m kiếm xác chết…
Ông Nguyễn Văn Sết đă bước sang tuổi 53, nhưng c̣n rất tráng kiện bởi được rèn luyện lặn sông từ nhỏ. Đại gia đ́nh ông sống lênh đênh trên đ̣ và gần đây mới chuyển lên tái định cư ở xă Phú Mậu, huyện Phú Vang, theo chính sách tái định cư cho dân vạn đ̣ của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nghề chính của ông là đưa đ̣ tại bến sông chợ Đông Ba, c̣n nghề tay trái là lặn sông t́m và đưa xác chết lên bờ.
“Nhiều người quan niệm không nên cứu người chết nước, nhưng với gia đ́nh tôi th́ ngược lại. Hồi nhỏ, mấy anh em tôi theo ba đi lặn vớt xác. Ba tôi thường nhắc không được phân biệt chuyện chết đuối hay chết cạn, ai chết cũng đáng thương và cần phải cứu… Mấy anh em tôi cũng theo lời đó cho đến bây giờ”, ông Sết kể.
Anh em nhà ông Nguyễn Văn Sết trong lần lặn t́m xác thanh niên nhảy sông An Cựu, TP Huế tự tử vào ngày 8/10 vừa qua. Ảnh: Trần An.
Từ trước năm 1975, mấy anh em gồm Nguyễn Văn Chí, Nguyễn Văn Sết, Nguyễn Văn Nết đă tham gia lặn sông vớt xác người. Đến bây giờ khi ông cả Nguyễn Văn Chí đă 60 tuổi, song vẫn tham gia t́m kiếm. Nhiều lần con cái khuyên ông Chí nên ở nhà nghỉ dưỡng, nhưng ông một mực đi v́ cho đó là cái “nghiệp”.
Ông Chí bảo trước đây toàn tự thở bằng hơi chứ không được hỗ trợ thiết bị, máy móc ǵ. Gần đây, do phải lặn ở nhiều vị trí nguy hiểm, cần dài hơi nên em ông đă tự chế chiếc “máy thở”. “Gọi là máy cho oai rứa thôi chứ cũng là loại xoàng, được tận dụng từ chiếc máy nổ (do Trung Quốc sản xuất), chúng tôi lắp thêm bộ phận tạo hơi từ bộ thắng hơi của ôtô, có thêm b́nh chứa dẫn khí và ống ti-zô dài 30 m để ngậm vào mà thở thôi”, ông Sết khoe và cho biết nhờ máy này mà người lặn có thể t́m kiếm dưới ḷng sông cả tiếng không cần ngoi lên mặt nước lấy hơi.
Ông Sết bảo hơn 30 năm hành nghề, kư ức về những đợt lặn kinh hoàng vẫn đọng lại trong ông. Năm 1988, vụ sập cầu Kho Rèn ở sông An Cựu làm hơn 40 người chết. Hay tin từ phía công an, anh em ông tức tốc chạy đến đoạn sông này và tham gia cứu nạn. “Trong số nạn nhân có rất nhiều trẻ em, chúng tôi cũng xót lắm. Một số bị bê tông đè nên phải chờ một thời gian sau mới đưa lên được”, ông Sết nhớ lại.
Hàng ngày, ông Nguyễn Văn Sết chèo thuyền ở bến sông chợ Đông Ba để kiếm sống. Ảnh: Trần An.
Hay năm 2003 vụ tai nạn lật thuyền tại lễ hội Điện Ḥn Chén đă khiến 4 người chết. Khu vực xảy ra tai nạn nước rất sâu, phía dưới có gành đá nên mấy anh em ông Sết phải lặn sâu và thật cẩn thận mới t́m đưa xác chết lên bờ. "Quá quen với công việc này nên anh em tôi dường như nhạy cảm hơn. Trong ḍng nước lạnh, tôi có thể cảm nhận được sự khác lạ và nhanh chóng t́m ra nơi nạn nhân đang nằm", ông Sết nói.
Sau một lần đi lặn về, mấy anh em lại nhờ vợ con mua mâm quả, tiền vàng để cúng tạ thủy thần… Ông Chí bảo làm việc này cũng chẳng mong được trả công ǵ. Gia đ́nh nào quan tâm th́ trả ơn bằng vài trăm ngh́n để mấy anh em uống nước. Nhà nào nghèo, họ cũng không nhận tiền, bù lại c̣n bỏ thêm tiền túi để giúp thân nhân mua đồ lễ thủy thần.
Trung tá Trần Ngọc Thành, Tổ trưởng Tổ CSGT đường thủy, Công an TP Huế cho rằng những người như anh em ông Nguyễn Văn Sết cần được tuyên dương. “Chính họ là lực lượng t́m kiếm đắc lực của cơ quan công an khi có người chết đuối. Họ cũng chẳng được hỗ trợ ǵ nhiều, mỗi lần đi lặn sông vớt xác, chúng tôi chỉ hỗ trợ họ bữa cơm và nước uống…”, trung tá Thành nói.
Trần An/vnexpress