Măi vấn vương người cũ
Ngoài 30 tuổi, chị Thanh đă mất chồng. Trong một lần đi công tác, chồng chị ra đi đột ngột sau một vụ tai nạn giao thông. Lầm lụi một ḿnh nuôi con, chị đă ngỡ trái tim ḿnh sẽ không thể rung lên những nhịp yêu thương một lần nữa. Đằng đẵng mấy năm như vậy, cho đến khi chị gặp anh Trung. Anh cũng từng có một người vợ nhưng do bất ḥa sâu sắc trong quan điểm sống, cả hai đă không thể cùng nhau đi đến cuối con đường hôn nhân.
Cũng đă suy nghĩ kĩ càng, chị mới dám nhận lời bày tỏ t́nh cảm của anh. Chị đă đau khổ một lần, chị sợ ḿnh sẽ phải chịu đựng nỗi đau thêm một lần nữa. Nhưng chính sự chân thành, sự quan tâm chăm sóc đến cả hai mẹ con của anh đă khiến chị cảm động. Sau hơn một năm đi lại t́m hiểu, chị quyết định sẽ dọn về ở cùng anh. Đều là “rổ rá cạp lại” nên cả hai cũng chỉ làm mấy mâm cơm mời họ hàng, bạn bè thân thiết.
Thời gian đầu, cả hai sống khá ḥa hợp. Cậu con trai của chị Thanh cũng có t́nh cảm rất tốt với anh Trung và c̣n gọi anh là “bố”. Nhưng rồi, mọi chuyện đă chuyển biển theo chiều hướng tệ hại đi.
Ban đầu, Chị Thanh thấy khó chịu v́ những tật xấu của anh Trung như: tính t́nh bừa băi, bạ đâu vứt đó, lại hay thích tụ tập bạn bè đến khi muộn mới về nhà...
Lâu dần, trong chị tự nhiên h́nh thành một phép so sánh giữa người chồng cũ với người chồng hiện tại. Biết rằng điều đó là không nên nhưng chị không thể nào dừng những ư nghĩ về chồng cũ. Chị thấy anh sao mà chỉn chu, gọn gàng, lúc nào cũng quan tâm đến vợ con từng chút một ngược hẳn với người chồng hiện tại.
Một lần chồng về nhà trong trạng thái say khướt, nôn mửa lung tung ra cả sàn nhà lẫn ga gối trong pḥng, bực tức, chị đă lỡ lời: “Anh quá đáng lắm! Lúc nào cũng chỉ thích tụ tập nhậu nhẹt, làm khổ vợ con. Anh không bằng một nửa anh Kha trước đây!”.
Dù đang say, nhưng anh Trung vẫn nghe rất rơ câu nói này. Anh nh́n chị, không nói ǵ và lẳng lặng bỏ ra ngoài. Anh giận chị và dù chị có cố gắng giải thích xin lỗi bao nhiêu đi chăng nữa th́ anh cũng hiểu rằng lúc nào chị cũng nhớ về người chồng cũ. Dù anh có quan tâm, chăm sóc cho hai mẹ con chị đến đâu th́ trong ḷng chị, anh cũng chỉ đứng ở vị trí “số hai”. Vị trí “số một”, chị luôn dành cho người đă khuất.
Những mâu thuẫn, hiểu nhầm ngày càng gay gắt hơn. Một thời gian sau, họ chia tay trong lặng lẽ.
Khốn khổ v́ cảnh “Con anh, con tôi, con của chúng ta”
Trước khi đến với anh Giang, chị Vân đă không nghĩ ḿnh có thể phải đương đầu với nhiều rắc rối đến thế. Trước làm vợ anh Giang, chị có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Hai người chia tay nhau và chị giành được quyền nuôi con.
Ly dị được khoảng bốn năm, được sự động viên, giới thiệu của mọi người, chị quyết định tái hôn với người chồng hiện tại. Đều là những người từng đổ vỡ hôn nhân nên chị tin rằng cả hai đều có thể hiểu và trân trọng nhau hơn. Chị đă không nhầm. Anh Khang là người đàn ông rất trách nhiệm với gia đ́nh. Đối với các con, dù là con chung hay con riêng của mỗi người, anh đều quan tâm lo lắng và chia đều t́nh thương cho tất cả. Nhưng rắc rối của chị đến từ chính mối quan hệ bất ḥa trong nhà của những đứa “con ông, con tôi, con của chúng ta”.
Anh Giang có một cô con gái riêng đang học lớp 10. Cô bé đang tuổi ẩm ương nên rất khó chiều. Chị coi cô bé như con ḿnh nên rất lo sợ cháu vướng vào chuyện t́nh cảm trong khi tuổi c̣n ăn chưa no lo chưa tới. Nhưng sự quan tâm của chị đến cuộc sống riêng của con chồng lại làm cô bé khó chịu. Việc bị mẹ kế kiểm soát chuyện học hành, bạn bè... vô h́nh chung đă tạo ác cảm trong ḷng cô bé. Cô bé ngày càng có thái độ chống đối ra mặt.
Mặt khác, mối quan hệ của con chồng với đứa con trai riêng của chị cũng không được suôn sẻ. Hai đứa thường xuyên chành chọe, có khi to tiếng chỉ v́ những chuyện không đâu. Việc phải thường xuyên giải quyết những mối bất ḥa, những trận căi vă của hai đứa cũng khiến chị đau đầu. Dù rất công bằng và không hề có ư bênh con ḿnh hay con chồng, nhưng đáp lại chị vẫn là thái độ giận dỗi của cậu con trai và sự hằn học, khó chịu của cô con gái.
Không những thế, cô con gái đanh đá đó c̣n không để chị yên thân khi thường xuyên bịa đặt với bố những điều không có thật về mẹ kế. Tin con, anh Giang về nhà trách chị thiếu công bằng, chưa thực sự coi con anh như con ḿnh. Lời qua tiếng lại, hố sâu ngăn cách giữa hai người ngày càng không có ǵ bù đắp nổi. Dù không muốn, dù vẫn c̣n rất yêu anh nhưng chị và con trai đă phải bước đi khỏi ngôi nhà ấy.
Cho đến thời điểm hiện giờ, hai người đă ly thân được gần một năm, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy t́nh cảm của họ lại có thể trở về như những ngày đầu.
Bất ḥa về kinh tế
Cùng trong khu phố nhà chúng tôi có gia đ́nh bác Lê. Bác là người phụ nữ chịu thương chịu khó vào bậc nhất trong khu tập thể. Chồng mất từ những năm chiến tranh, một ḿnh bác với gánh hàng quà buổi sáng đă nuôi nấng, dạy dỗ hai cô con gái học hết đại học.
Con gái bác đều đă lập gia đ́nh, rất thương mẹ và mong muốn mẹ có được nơi nương tựa lúc về già. Được con cái hai bên và bạn bè, hàng xóm vun vào, sau một thời gian đi lại, bác Lê quyết định sẽ về làm bạn với bác Hoan, một cán bộ hưu trí của khu tập thể vốn cũng cảnh “Gà trống nuôi con” hơn chục năm nay.
Những tưởng hai con người đều hiền hậu, chan ḥa đó sẽ có thể là bạn với nhau đến cuối cuộc đời, ai ngờ chỉ một thời gian ngắn, cả hai bác đă ai về nhà nấy.
Nguyên nhân cũng bởi v́ tính bác Hoan vốn phóng khoáng, khi th́ đăi bạn bè cốc bia, chen rượu lúc lại giúp đỡ người thân đang gặp khó khăn nên nhiều khi lương hưu c̣n lại không được là bao. Tiền đi chợ, sinh hoạt hàng tháng bác Lê phải lấy cả khoản tiết kiệm của ḿnh ra để chi tiêu. Hai người trở nên bất ḥa với nhau về chuyện kinh tế. Mâu thuẫn trở nên đỉnh điểm khi bác Lê quyết định dọn về ngôi nhà cũ sinh sống, “tuyệt t́nh” với người đàn ông “chi tiêu hoang phí” đó.
Nguyễn B́nh