Nhật Bản hiện đang có sự dao động giữa việc tập trung thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ và tăng cường quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc cũng như các nước Châu Á khác.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. (ABC)
Theo nhận định của các học giả Trung Quốc, Trung Quốc sẽ quan sát chặt chẽ các động thái ngoại giao của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda khi ông Noda tham dự hai hội nghị thượng đỉnh khu vực vào cuối tháng 11/2011.
Các vấn đề được Trung Quốc quan tâm là quan điểm của Nhật Bản trước việc Mỹ thúc đẩy Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái B́nh Dương (TPP), giải quyết các tranh chấp lănh hải ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) và tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Nhật muốn tăng cường hợp tác với Mỹ
Giáo sư Sun Cheng, chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Luật và Khoa học Chính trị Trung Quốc, nhận định mặc dù Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc đă trở thành một vấn đề ‘nóng’ đối với ngành ngoại giao Nhật Bản.
Theo đánh giá của các học giả Trung Quốc, đường lối ngoại giao của ông Noda vẫn chưa rơ ràng kể từ khi ông lên nhậm chức. Tuy nhiên, tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái B́nh Dương (APEC) sắp diễn ra vào cuối tuần này ở Hawaii (Mỹ), Nhật Bản có kế hoạch tham gia thảo luận TPP với Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các nhà lănh đạo tám quốc gia thành viên khác của APEC, bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam.
Việc Nhật Bản tham gia thảo luận TPP thể hiện mong muốn của nước này trong việc thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ thay v́ theo đuổi kế hoạch về một cồng đồng Đông Á vốn được hậu thuẫn bởi chính phủ của Thủ tướng Yukio Hatoyama hai năm trước đây.
Tuy nhiên, một số học giả Trung Quốc lại nghi ngờ về mục đích của TPP và cho rằng dường như Washington sử dụng nó như một công cụ nhằm gia tăng vị thế của ḿnh ở Châu Á và đối trọng lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Giáo sư Yang Bojiang, chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản tại Đại học Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh cho biết: “TPP là một phần trong chiến lược quay trở lại Châu Á của Washington và chắc chắn nó có tính đến sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
Tờ China Daily số ra ngày 3/11 cũng trích dẫn lời ông Yang cho rằng Mỹ muốn sử dụng các khung pháp lí hiện hành về hợp tác kinh tế của một số tổ chức như APEC và ASEAN +3 (bao gồm 10 nước ASEAN và thêm ba nước: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc.
Nỗ lực cải thiện quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc
Bên lề Hội nghị APEC, Thủ tướng Noda có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán song phương với Tổng thống Obama, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Dào và Tổng tống Nga Dmirty Medvedev. Ông cũng sẽ gặp gỡ các nhà lănh đạo các nước khác trong hội nghị Thượng đỉnh Đông Á diễn ra tại Bali (Indonesia) vào ngày 19/11 tới với sự tham dự lần đầu tiên của Mỹ và Nga.
Các nhà phân tích hiện đang tập trung sự chú ư vào cuộc gặp gỡ giữa ông Noda và ông Hồ Cẩm Đào trong bối cảnh mối quan hệ song phương giữa hai nước đă đi xuống nhanh chóng kể từ tháng 9/2010 vốn có liên quan đến vụ đụng độ giữa một chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc và các tàu tuần tra của Nhật Bản tại đảo Senkaku - khu vực tranh chấp giữa hai nước.
Trên thực tế, sau vụ việc này, Trung Quốc đă đơn phương tŕ hoăn các cuộc thảo luận về hợp tác khai thác khí đốt với Nhật Bản.
Do đó, cuộc gặp gỡ lần này sẽ quyết định chiều hướng của mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai gần.
“Nếu hai nhà lănh đạo có thể thảo luận về việc hợp tác khai thác năng lượng ở khu vực đang tranh chấp lănh hải th́ cuộc gặp gỡ sẽ có giá trị”, bà Linda Jakobson, Giám đốc Chương tŕnh Đông Á thuộc Viện Lowy (Sydney), nhận định.
Hai ông Noda và Hồ Cẩm Đào được trông đợi sẽ thảo luận về việc kí kết hiệp định hợp tác khai thác khí đốt ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), đưa ra giải pháp cho các vụ va chạm trên biển và quy định việc đánh bắt cá gần đảo Senkaku.
Ngoài ra, Ông Hồ Cẩm Đào sẽ có thể kêu gọi sự hợp tác của Nhật Bản trong việc tái khởi động các ṿng đàm phán 6 bên nhằm yêu cầu Bắc Triều Tiên từ bỏ các chương tŕnh hạt nhân.
Trung Quốc không nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông?
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sắp tới, Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia ASEAN như Philippines sẽ có thể kêu gọi đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng có động thái quyết liệt tại khu vực tranh chấp này.
Tuy nhiên, Trung Quốc không hề muốn Nhật Bản hoặc Mỹ can thiệp vào việc giải quyết tranh chấp. Do đó, Bắc Kinh không đa phương hóa vấn đề và luôn t́m cách thương lượng song phương với các bên liên quan.
Theo nhận định của ông Shi Yinhong, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Renmin (Trung Quốc), trong cuộc gặp gỡ sắp tới giữa ông Noda và ông Hồ Cẩm Đào, nếu Nhật Bản đề cập đến các tranh chấp lănh hải giữa Trung Quốc và một số quốc gia Châu Á th́ Trung Quốc sẽ “gạt ngay đi” v́ cho rằng nó không liên quan đến Nhật Bản.
“Trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc sẽ không nhượng bộ”, ông Shi cho biết.
Trên thực tế, nhằm góp phần hạn chế sự quyết liệt của Trung Quốc, Thủ tướng Noda và Tổng thống Philippines Benigno Aquino đă ra một bản tuyên bố chung vào ngày 27/9/2011, nhấn mạnh vấn đề tự do hàng hải, thương mại, tuân thủ luật lệ quốc tế và giải quyết các tranh chấp trong ḥa b́nh. Mục đích của tuyên bố này là nhằm mang lại lợi ích cho Nhật Bản và Philippines nói riêng cũng như các nước trong khu vực Châu Á nói chung.
Ông Shi cho rằng nếu Thủ tướng Noda phối hợp với Mỹ để làm “phức tạp hóa vấn đề” trong chuyến đến thăm Trung Quốc sắp tới của ông vào tháng 12/2011 th́ đó sẽ là một hành động “thiếu khôn ngoan”.
Theo bayvut