(Dân trí) - Báo chí Australia và Mỹ cùng đưa tin rằng Tổng thống Barack Obama sẽ nhân chuyến thăm tới Australia vào tuần tới để thông báo rằng Washington sẽ cho đồn trú binh sĩ tại một căn cứ ở Darwin - một bước thay đổi lớn về mặt địa lư chiến lược.
Lănh đạo Mỹ và Australia sẽ đưa ra quyết định trong cuộc gặp vào tuần tới.
Không phủ nhận
Theo báo chí hai nước, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ nhân chuyến công du Australia ngay sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao APEC do ông chủ tŕ ở Hawaii, và tại Australia, người đứng đầu Nhà Trắng sẽ thông báo gửi Thủy quân Lục chiến sang đóng tại Darwin.
“Sự kiện Mỹ đưa các đơn vị tác chiến sang Australia là một bước thay đổi lớn về mặt địa lư chiến lược”, tờ Sydney Morning Herald của Australia viết.
Theo tờ báo, ngày 16/11, Tổng thống Mỹ sẽ đến thủ đô Canberra và sau đó lên thành phố Darwin ở vùng cực bắc nơi mà ông sẽ thông báo thành lập một căn cứ quân sự cho Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Bài báo nói Mỹ sẽ không xây dựng một căn cứ mới tại thành phố, mà sẽ sử dụng căn cứ Robertson Barracks đă có sẵn ở gần đó.
Trong khi đó, giới lănh đạo chính trị Australia tuy từ chối b́nh luận về thông tin này nhưng cũng không phủ nhận.
Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd giải thích là hăy để cho lănh đạo cao cấp nhất của hai nước chính thức loan báo kế hoạch “hợp tác quốc pḥng giữa hai đồng minh”.
“An ninh quốc gia của Australia gắn liền với liên minh quốc pḥng vững chắc với Mỹ”, ông nhấn mạnh.
Trong khi đó, phát ngôn viên bộ Quốc pḥng Mỹ George Little tuyên bố một cách khéo léo với báo giới: “Australia là bạn và đồng minh của Mỹ, do vậy hai bên sẽ tiếp tục hợp tác và tăng cường quan hệ quân sự.
Một nhật báo khác của Australia, tờ The Autralian, cho biết thêm là ngoài Darwin, nhiều địa điểm khác đang được Mỹ và Australia nghiên cứu, trong đó có Perth ở phía tây.
Nếu Darwin được chọn th́ lực lượng Mỹ sẽ đồn trú trong căn cứ Robertson Barracks. Nơi đây cũng là hậu cứ của khoảng 4.500 quân Australia.
Kế hoạch này sẽ thắt chặt quan hệ đồng minh quân sự từ 60 năm qua và củng cố sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.
Trong diễn văn đọc tại cuộc hội thảo quốc pḥng vào ngày hôm qua 11/11, Bộ trưởng Quốc pḥng Australia Stephen Smith nhận định là trong tương lai sẽ có thêm nhiều cuộc thăm viếng của chiến hạm, của máy bay quân sự cũng như sẽ có nhiều cuộc tập trận chung tại bắc Australia và tích trữ trang bị quân sự.
Tại sao quân đội Mỹ lại cần thêm căn cứ tại Australia?
Hiện nay, trong vùng Thái B́nh Dương, Mỹ đă có hai căn cứ lớn tại Okinawa và Guam.
Lư do ông Obama đưa ra quyết định triển khai quân đến Australia là ǵ, v́ từ trước đến nay, Mỹ chỉ có một số hoạt động giới hạn tại Australia, kể cả tại trung tâm vệ tinh t́nh báo gần Alice Spring?
“Đây là dấu hiệu cho thấy có mối quan ngại càng ngày càng lớn trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc”, tờ Sydney Morning Herald của Australia viết.
“Bắc Kinh mỗi năm mỗi tăng ngân sách quốc pḥng và gấp rút tăng cường vũ khí. Vụ thử tàu sân bay đầu tiên hồi tháng 8/2011là một h́nh thức để Trung Quốc bày tỏ tham vọng trên biển đă gây phản ứng lo ngại từ các nước trong vùng cho đến tận Mỹ”.
Các nhà phân tích Australia cũng cho rằng “đối tượng” của dự án này là mối đe dọa của Trung Quốc.
Chuyên gia Georffrey Garrett, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại đại học Sydney, phân tích: “Trung Quốc là một đối tượng quan trọng của Mỹ và Australia”.
“Chiến lược đối phó của Washington dựa trên hai cột trụ: thứ nhất là củng cố quan hệ với đồng minh và với các nước bạn trong vùng để đề pḥng sức mạnh quân sự của Trung Quốc biến chất”.
“Cột trụ thứ hai là xây dựng một cấu trúc kinh tế khu vực dựa trên cơ sở kinh tế thị trường của Mỹ và Australia để về lâu về dài Trung Quốc có thể gia nhập. Tuy rằng Bắc Kinh vẫn c̣n do dự v́ không muốn phải cải cách nội bộ”.
Dẫn lời các giới chức Mỹ và Australia, tờ The Wall Street Journal ngày 11/10 đưa tin rằng việc tăng cường sự hiện diện quân sự Mỹ tại Australia nhằm chứng minh cam kết của Mỹ đối với khu vực.
Tờ báo cho rằng động thái này nằm trong nỗ lực của Mỹ nhằm tái tập trung vào châu Á, khi nước này này rút quân khỏi Iraq và Afghanistan.
Việt Hà
Tổng hợp