Trong suốt chiến dịch của NATO nhằm lật đổ chính quyền Libya, Muammar Gaddafi đă liều ḿnh cố gắng phá vỡ sự cô lập và t́m cách vượt qua khủng hoảng chính trị và quân sự trong nước. Gaddafi đă hy vọng Israel can thiệp ngoại giao hoặc quân sự, v́ Israel không hề muốn những người Hồi giáo lên nắm quyền tại Libya.
Muammar Gaddafi
Israel đă bày tỏ sự quan tâm trong việc đàm phán với các đại diện của Jamahiriya (nhà nước Libya) . Hầu hết các chính trị gia Israel đều hiểu rằng Gaddafi sẽ không có bất kỳ biện pháp quyết liệt nào chống lại Tel Aviv.
Vào lúc đó, chính quyền Libya tự làm hoen ố h́nh ảnh của ḿnh bằng cách ủng hộ cho chủ nghĩa khủng bố tại Trung Đông, cả phía châu Âu cũng như Israel đều không đồng ư với việc này. Sau khi Gaddafi bị lật đổ, điều ai cũng có thể hiểu ra là vị trí của nhóm khủng bố Al Qaeda tại Libya sẽ ngày một lớn hơn. Và điều này không hề khiến cho người Israel yên ḷng.
Những lời đồn đoán về một “t́nh bạn” có thể tồn tại giữa Israel và Libya để chống lại các cuộc nổi dậy loang ra gần như ngay sau khi các rắc rối xuất hiện. Trở lại thời điểm tháng 3/2011, kênh “Al Jazeera” đă phát đi thông tin mà theo đó, Israel đă đóng vai tṛ như là cầu nối trung gian nữa các binh lính đánh thuê và chế độ Jamahiriya.
Những hành động của Israel chủ yếu dựa trên các quyết định được đưa ra trong cuộc gặp bí mật giữa Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc pḥng Ehud Barak và Ngoại trưởng Avigdor Lieberman. “Al Jazeera” cũng đưa tin rằng sau cuộc gặp này, Tel Aviv đă đứng về phía Gaddafi.
Sau đó Bộ Ngoại giao Israel đă công khai bác bỏ điều này, nhưng các tin đồn lại nhanh chóng lan ra khắp châu Phi. Tại Senegal, vô số người t́nh nguyện đă tụ tập trước Sứ quán Israel và gặng hỏi về việc họ được gửi sang Libya với vai tṛ là lính đánh thuê của Jamihiriya. Tuy nhiên, kiểu “tai nạn” như vậy thường có lợi cho những người Hồi giáo – họ luôn sẵn sàng sử dụng bất kỳ các dịp có thông tin để “bơm” những người cuồng tín chống lại Gaddafi. Một mối quan hệ “ảo tượng” giữa Gaddafi và Israel là một cơ hội quư giá.
Mùa hè năm 2011, lănh đạo Libya đă cố gắng tiến hành thương thảo với Israel. Có vẻ như Gaddafi đă không hy vọng nhiều vào trợ giúp quân sự như là một dàn xếp ngoại giao cho phía của ông. Theo kênh 2 của Truyền h́nh Israel, một phái đoàn do Gaddafi gửi đi đă gặp cựu Ngoại trưởng Israel Tzipi Livni vào tháng Bảy. Sau đó bà đă nhận được một thông điệp cá nhân từ phía lănh đạo Libya, và tất nhiên là nội dung của thông điệp này không được đề cập tới.
Tuy nhiên, giới truyền thông dần hiểu được yêu cầu của phía Libya nhằm giúp thay đổi h́nh ảnh của Đại tá Gaddafi trong con mắt của công chúng Israel. Hơn nữa, Livni đă nhận được từ các đại diện của Jamahiriya một gói dữ liệu t́nh báo. Sau đó, vào tháng 7/2011, Gaddafi lại t́m đến lănh đạo cộng đồng Do Thái ở Libya để xin trợ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng trong nước. Yêu cầu này đă bị bác bỏ bởi v́ người Do Thái không chấp nhận chế độ độc tài.
Một khi lănh đạo của Jamhiriya đă không thể kiểm soát được đất nước, các cuộc đàm đạo với phái viên sẽ vẫn duy tŕ. Lần này, Israel đă đưa ra trợ giúp trong việc giải phóng một tù nhân chiến tranh Gilad Shalit. Đổi lại, Libya yêu cầu NATO chấm dứt ném bom vào đầu tháng 9.
Các cuộc đàm phán này do Thứ trưởng Phát triển Negev Ayoob Kara tiến hành. Vị lănh đạo này định tới Libya để thảo luận với Gaddafi về các điều kiện thả Shalit. Bên cạnh đó, có khả năng hai bên tính đến việc kư một hiệp ước ḥa b́nh. Tuy nhiên, các nhà chức trách đă không chấp thuận cho vị này tới Libya v́ lư do an ninh.
Trong khi đó, Shalit lại được trả tự do sớm nhưng lại thông qua dàn xếp của Đức và Ai Cập, và các điều khoản thực hiện lại không hề có lợi ǵ cho Israel. Vậy Gaddafi biết điều ǵ liên quan tới các thỏa thuận về việc thả binh lính Israel bị bắt cóc? Liệu Gaddafi có gây ảnh hưởng lên việc dàn xếp này không, hay là ông có định lừa phỉnh Israel sang phe của ḿnh?
Sẽ chẳng ai có thể biết hết toàn bộ sự thật về câu chuyện này. Nhưng có một điều hết sức rơ ràng: vào tháng 9/2011, những ngày cuối cùng của Gaddafi đă đến. Gaddafi chỉ có thể thoát chết bằng cách trốn khỏi Libya. Tuy nhiên, Israel có vẻ như không sẵn sàng cưu mang vị lănh đạo của Jamahiriya khỏi cuộc thảm sát. Thậm chí, cả việc trao đổi thông tin t́nh báo từ Libya cho Tel Aviv cũng không thể “mua” được t́nh bạn của người Israel.
Cộng đồng quốc tế có thể chỉ trích bất kỳ quốc gia nào có ư định giúp cho Gaddafi. Thêm nữa, Israel cũng chẳng ham hố gây hấn với các nước châu Âu khi mà mối quan hệ vốn đă chẳng dễ dàng có được. Và chẳng đời nào Israel lại bất đồng với châu Âu và Mỹ về vấn đề Gaddafi.
* Lê Thu (theo Pravda)