Châu Á – Thái B́nh Dương cần đối tác chứ không phải nhà lănh đạo, China Daily nhấn mạnh.
Theo tờ báo này, Mỹ đang nỗ lực triển khai chiến lược trở thành lănh đạo của khu vực. Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hawaii, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố hùng hồn về sự chuyển hướng trong chiến lược của Mỹ sang châu Á; đồng thời khẳng định, châu Á – Thái B́nh Dương đang đối mặt với không ít thách thức mà chỉ có thể giải quyết dưới sự chi phối của Mỹ và thế kỷ 21 sẽ là “thế kỷ Thái B́nh Dương của Mỹ”.
Đáp trả,
China Daily đưa tin: “Liệu có quốc gia nào trong khu vực muốn Mỹ dẫn dắt họ? Câu trả lời rất có thể là ‘Không’. Do đó, các nước châu Á hoàn toàn có lư do để chất vấn về tham vọng của Washington”.
Trên thực tế, theo
China Daily, việc Mỹ nỗ lực t́m kiếm vai tṛ lănh đạo tại khu vực không có ǵ ngạc nhiên bởi nó hoàn toàn phù hợp với tham vọng duy tŕ vị thế siêu cường của Washington. Tuy nhiên, khát vọng đó lại không phù hợp với t́nh h́nh thực tế.
Theo
China Daily, châu Á – Thái B́nh Dương cần đối tác chứ không phải nhà lănh đạo.
Ảnh: East Asia Forum.
Thế kỷ 21 đang chứng kiến một thế giới toàn cầu hóa với sự phụ thuộc ngày càng chặt chẽ giữa mọi nước trong kinh tế. Xu hướng này đ̣i hỏi các nước phải hợp tác và phối hợp chặt chẽ trên cơ sở công bằng, bất kể tầm cỡ quốc gia hay tốc độ phát triển.
Ngoài ra, các nước thuộc khu vực châu Á – Thái B́nh Dương đủ điều kiện để cùng phát triển một cách ḥa b́nh và xây dựng cơ chế hợp tác công bằng trong giai đoạn khó khăn mà không cần vai tṛ lănh đạo của Mỹ.
Hơn nữa, ch́a khóa thành công cho sự hợp tác toàn cầu chính là việc mỗi nước trong khu vực tôn trọng lợi ích hợp pháp của các nước khác và giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan ngại của các nước khác trên quan điểm cùng thúc đẩy ḥa b́nh, tin tưởng lẫn nhau và cùng phát triển.
Như Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đă nói trong cuộc gặp với Tổng thống Obama tại Hawaii tuần trước, Trung Quốc tôn trọng lợi ích hợp pháp của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái B́nh Dương và hoan nghênh việc Washington đóng vai tṛ tích cực tại khu vực.
Không chỉ vậy, kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn hết sức mong manh khi các nền kinh tế lớn không chỉ đang phải trải qua giai đoạn suy thoái mà c̣n phải đối phó với t́nh trạng nợ công nghiêm trọng, c̣n các nền kinh tế mới nổi th́ đang chật vật ngăn chặn sức ép lạm phát. Trong bối cảnh này, mỗi nước cần tự giải quyết ổn thỏa những vấn đề trong nước, trước khi giang tay cứu giúp thiên hạ.
Cụ thể với Mỹ, kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tín dụng hồi năm 2007, những vấn đề tiềm ẩn trong nền kinh tế số 1 thế giới này bắt đầu bộc lộ, tạo thành cơn băo tài chính hủy hoại kinh tế toàn cầu cũng như bản thân kinh tế Mỹ, khiến quốc gia này phải chứng kiến t́nh trạng thất nghiệp không ngừng leo thang.
Do đó, việc Washington cần làm trước mắt là tháo gỡ những rắc rối kinh tế của ḿnh. Sau đó, với vai tṛ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và quốc gia phát hành đồng tiền số 1 hành tinh, Washington có trách nhiệm phải giúp mọi nước giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng tại châu Âu và ngăn chặn nền kinh tế thế giới bước vào một cuộc suy thoái mới, thay v́ lao vào châu Á t́m kiếm vai tṛ lănh đạo.
Điều mà khu vực châu Á – Thái B́nh Dương thực sự cần lúc này là một đối tác hùng mạnh và đáng tin cậy, có thể giúp châu Á vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại và tăng trưởng bền vững, chứ không phải một nhà lănh đạo với bộn bề khó khăn trong nước.
Trà My (theo China Daily)