Suốt nhiều ngày gần đây, người dân địa phương xôn xao tin đồn tại tổ 11, thôn Nam Thượng, xă Phú Thượng (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) có một “thánh nhân giỏi tài bói toán đă xem được số mệnh của hàng ngàn người”. Trong vai một người mê tín, nhóm phóng viên báo Pháp luật & Thời đại đă lần theo địa chỉ trên t́m đến chứng kiến và vạch mặt những tṛ bịp bợm của “bà đồng quyền năng” tên Nguyễn Thị Ngọc Lan (SN 1963).
“Đồng cốt” mạo danh giáo viên
Men theo QL49 rời thành phố về vùng ven xă Phú Thượng, đến đầu ngơ nhà “thánh nhân” người ta đă thấy đầy ắp xe ô tô, xe máy, xe đạp chen chúc khách lạ chờ đến lượt được vào “hầu chuyện”. “Để xe gọn lại, đi xem mà đi muộn thế à?”, một người đàn ông đưa ghế xếp ra ngả lưng, đón khách và… canh chừng lên tiếng cằn nhằn. Tại sân “am” lúc này có hàng chục người đă đến đứng ngồi ken kín.
Tấm ván kê cao chừng 2,5m che khuất tầm nh́n từ ngoài vào trong. Trên đó, tờ giấy được bọc túi nilong nguệch ngoạc ḍng thông báo bằng mực đỏ: “Do bận công việc năm học. Lịch xem chuyển lại như sau: Thứ 2, 3, 4, 5, 6 xem từ 11 giờ trưa - 1 giờ trưa và từ 4 giờ chiều - 6 giờ tối. Thứ 7, Chủ nhật xem từ 12 giờ trưa đến 6 giờ tối. Kính báo để quư khách biết”.
Phía sau lá chắn với hương khói thắp nghi ngút và ánh đèn chiếu vàng vọt là “chính am” chật chội của người đàn bà trung tuổi tên Lan mặc chiếc áo dài, tóc búi cao đang cúi lạy, gơ 3 nhịp chum từng hồi. Chẳng rơ bà “làm phép” hay làm ǵ mà thỉnh thoảng lại có động tác như người phụ nữ đang thời kỳ thai nghén “ọe…ọe” liên hồi như cuống lưỡi đang bị tụt xuống. Quan sát thấy trên bàn trước mặt “thầy” là một bộ bài, một dĩa đựng đồng xu và một cái khay nước đặt sẵn “đồ nghề”, được quảng cáo là “chuyên dụng việc “gọi binh” về nói chuyện với “người trần mắt thịt” những chuyện hệ trọng”.
|
Đối tượng Lan (trái) đang giở tṛ bịp (Ảnh chụp từ điện thoại di động). |
Ḍ hỏi những người chờ đợi, được biết người phụ nữ này không chỉ có khả năng “gọi âm binh” mà c̣n là “nhà tiên tri” có khả năng đoán tương lai. Kỳ quái hơn nữa, bà ta luôn rêu rao ḿnh một buổi làm việc “thánh”, một buổi bận việc của một cô giáo mầm non trong huyện.
Nói nhảm cũng kiếm được tiền
“Nam rút đi, rút 7 lá bài rồi lật một lá tùy ư. Nam tuổi chi? Nam phải nói ta biết tuổi chi ta mới gọi binh về linh ứng được. X̣e tay ra”, “thánh nhân” vừa lật bài vừa hỏi. Vị khách mắc bệnh tim tên Thành lắp bắp: “Dạ có, dạ thưa cô” rồi x̣e đôi bàn tay ḿnh cho bà “ngắm nghía” đường chỉ tay. Được đà, bà Lan dạo đầu bằng điệp khúc hù dọa: “Nam xung tẩy đi, lấy cái gai bồ kết ấy, chứ không c̣n gặp đen đủi lắm. Coi chừng có tang đấy?”.
Khi người bệnh này run sợ th́ đối tượng Lan dặn ḍ: “Con bài Át bích lên như thế th́ bảo sao mà nam không nóng ruột được, bóng tối đang vây kín nam. Ta mách thời điểm này nam đừng mặc áo màu đen, phản lắm. Sự nghiệp, t́nh duyên là cứ lộn lui lộn tới, lộn tới lộn lui không ra chi mô. Nam về gọi ngay cho cái số điện thoại đằng kia, mua gai bồ kết giải đi là hết ngay”. Nh́n theo hướng chỉ tay quan sát, người ta thấy hai bên tường có những mảnh giấy nhỏ in ḍng chữ “Tại đây có: Bùa b́nh an, bùa tẩy pḥng long, châu sa mễ, gai bồ kết… LH: 0122. 941…”.
Thoạt đầu nghe “bùi tai”, nhưng khi nghe “bà thánh” hầu chuyện đến vị khách thứ 6 th́ người quan sát mới vỡ lẽ ra tiếp chuyện ai, bà Lan cũng đưa ra những lời khuyên hết sức chung chung thần thoại, ví dụ như “không nên mặc áo vàng, không nên mặc áo trắng đi đêm xơa tóc th́ bị “ma bắt”, đừng soi gương đêm khuya…”.
Tới lượt tôi, bà cũng cầm tay “săm soi”, cũng bắt bài rồi hỏi vu vơ: “Đất nữ ở là thế nào? Đất mướn, đất thuê hay đất cha mẹ nữ?”. Rồi bà phán nhảm nhí “nữ có người khuất mặt cơi âm đi theo quấy phá không yên được đâu, nữ phải mua trầm về cầm lên đặt xuống nhảy qua nhảy về xông đi, không th́ thể nào cũng vướng mắc, nhẹ th́ mất giấy tờ, nặng th́ tai nạn bất trắc. Ta dặn nữ về nói mẹ tháng 12 đề pḥng lửa khi vào bếp”.
Bên phải bàn là một khay nước đầy tiền người mê muội đặt lễ, thấy chủ yếu là tiền mệnh giá 50 ngàn, 20 ngàn nhưng cũng có nhiều vị khách “sộp” bỏ tiền trăm. V́ giả bộ ngu ngốc, nên tôi cũng đặt tờ 20 ngàn và cố ư để lên trên cùng. Liếc mắt theo, có lẽ thấy tờ tiền mệnh giá thấp, sợ người sau cũng sẽ theo lệ mà trả ít nên đối tượng trở mặt quát mắng ầm ĩ: “Để dưới cái đáy ấy, nhét xuống cho ta”.
Vừa lui ra th́ tôi gặp mấy nữ sinh viên năm 3, Khoa Tâm lư Trường ĐH Sư phạm Huế cũng đang chuẩn bị ra về. Mấy cô líu ríu với nhau: “Bà bói toán kiểu ǵ mà nói sáu đứa chúng ḿnh giống nhau như một. Ḿnh bị lừa rồi”. Một cô gái tiếc rẻ: “Thà để tiền ăn sáng c̣n hơn”.
Tṛ bịp bán gai bồ kết
“Cô làm việc này lâu chưa?”, vị khách cuối cùng đă về nên tôi có cơ hội ḍ la. “Ơn trên đấy à, ơn trên đội xuống cho ḿnh từ năm 28 tuổi đến giờ 50 tuổi rồi. Giờ mà không xem là bị đau”, bà Lan đáp mà mắt không thôi ngó nghiêng ra vẻ thần bí. “Bữa nay thưa khách, ở đây thường đông khách lắm. Có hàng ngàn người trong Nam, ngoài Bắc cũng lặn lội tới t́m. Mà thôi con hỏi nhiều chuyện làm ǵ, xem xong rồi th́ về đi”, “thánh” Lan nói thêm.
Ngày hôm sau, tôi tiếp tục làm người u mê gọi vào số điện thoại được “thánh” Lan quảng cáo là bán gai bồ kết “chữa vận hạn”. Khi đặt vấn đề cần mua “bùa B́nh An”, người ở đầu dây bên kia là nam thanh niên tự xưng tên Nghĩa, là người của Chùa Viên Thông. Người nọ hẹn tôi ra cầu Vĩ Dạ cuối đường Bà Triệu. Đúng như thỏa thuận, hắn mang gai bồ kết đến và tận t́nh hướng dẫn cách sử dụng: “Chị thắp hương đỏ lên, đặt một cái gai bồ kết bước qua bước về 9 lần, làm liên tiếp như thế trong ba ngày”. Giá của mấy cái gai bồ kết loại ở quê vứt đi không ai nhặt là 20 ngàn đồng.
Theo lời tự xưng của người bán “bùa” gai bồ kết, chúng tôi đă đă trực tiếp đến Tổ Đ́nh Viên Thông (đường Hoàng Thị Loan, phường An Tây, TP Huế) gặp ḥa thượng chủ tŕ Phan Duy Ḥa Thích Quảng Tú làm rơ sự việc. Ḥa thượng khẳng định nhà chùa không bán mua ǵ các loại bùa chú, gai, mễ và cho biết “tôi rất bức xúc khi có kẻ lấy thương hiệu chùa ra hành nghề mê tín làm ảnh hưởng danh dự, uy tín của chúng tôi”. Như vậy, rơ ràng đối tượng bán “bùa chú” này đă cấu kết với đối tượng Lan để lừa đảo những người cả tin.
Thắc mắc về nghề giáo mà đối tượng Lan giới thiệu, chúng tôi được một người hàng xóm gần nhà đối tượng cho biết: “Nó từng nói ḿnh dạy ở Phú Diên nên người lạ tin theo nhưng dân ở đây ai cũng biết nó là đứa vô công rỗi nghề”. Để xác minh, chúng tôi cũng đă t́m đến Trường mầm non Phú Diên th́ được biết ở đây cũng có một người tên là Ngọc Lan song là một giáo viên trẻ, chưa lập gia đ́nh.
Ông Nguyễn Văn Nhàn, Trưởng Công an xă Phú Thượng lật lại hồ sơ đọc rành mạch: “Đối tượng Lan chuyển từ 160 Chi Lăng (TP Huế) về trú trên địa bàn xă chúng tôi mới 3 năm nay, sổ hộ khẩu ghi không có nghề nghiệp. Qua thông tin tố giác tội phạm từ người dân, ngày 14/4 vừa qua sau khi điều tra, bắt quả tang, chúng tôi đă xử phạt hành chính một triệu đồng về hành vi hành nghề mê tín dị đoan nhưng gần đây trường hợp này có dấu hiệu tái phạm. Chúng tôi sẽ kiên quyết xử lư trường hợp này”.
C̣n thiếu một tấm ảnh chụp rơ mặt đối tượng “buôn thần bán thánh”, chúng tôi quyết định trở lại “thánh địa cô Lan” thêm một lần nữa. Phát hiện có ống kính chĩa vào ḿnh, người đàn bà ngay lập tức vùng vằng đe nẹt: “Nữ làm cái ǵ rứa? Nữ chụp ảnh à? Ta sẽ gọi âm binh về bắt nữ lâm bệnh. Mà lâm bệnh là không t́m ra bệnh, không chữa được bệnh mô”. Vừa nói, bà ta vừa vung tay vung chân “biểu diễn quyền năng”. Thấy bóng công an xă, đối tượng bất chợt rụt tay chân, nem nép như “ếch nh́n thấy rắn” trong tiếng hỏi sang sảng của anh công an: ““Âm binh” đâu? “Ơn trên” đâu mà không giở ra đi? Chỉ thấy nhiều người ốm đau không lo chạy chữa mà lo cúng bái nên đă bệnh nặng hơn, lại rước thêm lo lắng, buồn phiền vào thân?”.
Theo Pháp luật & Thời đại