Bước ngoặt lịch sử của bóng đá Việt Nam sắp bước sang trang mới với việc thu thập được đầy đủ chữ kư của 24 câu lạc bộ (CLB) để có thể hoàn tất hồ sơ gửi lên cơ quan chức năng cho phép thành lập công ty cổ phần tổ chức giải đấu VPF.
VPF lo cho ngân quỹ
Quang cảnh buổi họp chiều ngày 29.11 tại trụ sở của VFF - Ảnh: Minh Hoàng
Cuộc họp quan trọng do Liên đoàn bóng đá VN (VFF) chủ tŕ vào chiều 29.11, không mời báo chí tham dự và cũng rất đáng tiếc khi thiếu 3 nhà sáng lập chủ chốt gồm Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch CLB Đồng Tâm Long An Vơ Quốc Thắng.
VFF đă phải giải đáp khá nhiều chất vấn bởi không thuận chiều ngay từ đầu. Chẳng hạn như có CLB muốn đóng thêm cổ phần của đội trẻ; hoặc CLB khác đ̣i hỏi được nh́n thấy quy chế hoạt động, điều lệ của VPF... Nhưng phần thảo luận gay gắt nhất liên quan đến vấn đề tài chính.
Đại đa số các CLB đều kêu ca, mỗi năm phải chi ít nhất khoảng 1 tỉ đồng cho di chuyển, ăn ở của giám sát, trọng tài (TT). Lănh đạo VFF đồng ư kể từ mùa giải 2012, khoản này sẽ do VPF trả. Nhưng khi cân đo đong đếm các khoản chi của cả mùa giải - đáng kể nhất là tăng thu nhập cho mỗi TT từ 2 triệu đồng lên 10 triệu đồng/trận, ban trù bị VPF lại lo lắng, số tiền thu 60 tỉ đồng, bao gồm 30 tỉ đồng vốn điều lệ Công ty VPF (VFF chiếm 35,4%; 14 CLB ngoại hạng chiếm 54,6%, số c̣n lại thuộc về 10 CLB hạng nhất) và 30 tỉ đồng của nhà tài trợ Eximbank sẽ trở nên “c̣m cơi”, không thể đủ.
Buổi họp thiếu vắng 2 nhân vật chủ chốt Nguyễn Đức Kiên (trái) và Đoàn Nguyên Đức - Ảnh: Minh Hoàng |
Thậm chí, bộ phận tài chính của VPF c̣n đưa ra viễn cảnh không mấy sáng sủa là ở năm đầu do VPF tổ chức giải, có thể sẽ bị lỗ một khoản tiền tương đối lớn, khoảng 20 tỉ đồng.
Lấy mỡ ḿnh rán ḿnh
Trong bối cảnh VPF chưa thể kinh doanh các hoạt động khác để đảm bảo nguồn thu dồi dào như mong muốn của "bầu" Kiên cũng như đề nghị của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, các CLB lại buộc phải “lấy mỡ ḿnh rán ḿnh”. Nghĩa là, ngoài đóng góp cổ phần 1,170 tỉ đồng, mỗi CLB ngoại hạng vẫn tiếp tục phải đóng phí tham dự giải thường niên y hệt như mùa trước là 500 triệu đồng, và CLB hạng nhất là 200 triệu đồng.
Có sự thay đổi nhỏ ở cổ đông hạng nhất. Do nhà tài trợ xin rút nên Quảng Nam bị trả về Sở và không được coi là đội chuyên nghiệp nữa, v́ vậy Cần Thơ, đội vừa chuyển đổi sang mô h́nh doanh nghiệp được phép trám chỗ.
Phó chủ tịch VFF Phạm Ngọc Viễn, người đang giữ quyền Tổng giám đốc VPF - Ảnh: Minh Hoàng |
Theo ông Phạm Ngọc Viễn, Phó chủ tịch VFF, quyền Tổng giám đốc VPF: “V́ đă quá gấp nên sau khi 24 CLB kư vào bản cam kết, chúng tôi sẽ sớm gửi hồ sơ lên Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội trong ngày 29.11 và nhanh nhất 5 ngày tới sẽ có giấy phép. Nhưng cũng 7 ngày sau khi được cấp phép VPF mới hoạt động và như vậy 12 ngày tới đại hội cổ đông mới diễn ra để bầu các nhân vật chủ chốt như chủ tịch hội đồng quản trị... Sẽ cố gắng đưa VPF vào "cuộc sống" trước khi Cúp quốc gia 2012 khởi tranh ngày 18.12. Từ mùa 2012, một ông "bầu" không được phép quản lư nhiều đội bóng”.
Về khoản tiền hoạt động của mỗi CLB ngoại hạng năm 2012, VPF quy định sẽ giữ nguyên 25 tỉ đồng nhưng từ năm 2014 sẽ tăng lên thành 40 tỉ đồng (hạng nhất là 25 tỉ đồng).
Sẽ phạt nặng nếu không có đội trẻ Thất bại của đội U.23 VN tại SEA Games 26 đúng vào thời điểm VFF chuẩn bị các văn bản của mùa giải mới và xuất hiện một loạt những thay đổi.
Ví dụ, ngay ở mùa 2012, tất cả các CLB buộc phải có 4 đội trẻ: U.15, U.17, U.19, U.21 (trước chỉ cần có thêm đội U.21).
Kể từ mùa 2013, 3 trong số 4 đội này buộc phải dự các giải lứa tuổi toàn quốc, nếu CLB nào không dự sẽ bị phạt 200 triệu (đối với ngoại hạng) và 100 triệu (đối với hạng nhất).
Khoản tiền trên sẽ nộp vào Quỹ phát triển đào tạo trẻ VFF. Kể từ năm 2015, các CLB buộc phải dự đủ cả 4 giải lứa tuổi.
Mùa giải 2013, mỗi CLB buộc phải có 5 cầu thủ dưới 21 tuổi và nếu không có đủ số lượng cũng sẽ bị chế tài nặng. Lương cầu thủ hợp đồng tối thiểu là 10 triệu đồng.
|
Lan Phương, thanhnien.com.vn