Việt Nam có thể tự trở thành một đồng minh và đối tác thương mại có giá trị đối với Hoa Kỳ.
Trong khi nhiều chuyên gia đang tuyên bố sự chấm dứt của thời đại Mỹ và sự đi lên của Trung Quốc, những quốc gia Đông Á lại làm khung cảnh thêm phức tạp. Trong khi Mỹ tiếp tục tham gia và tăng cường ảnh hưởng của ḿnh trên thị trường châu Á đầy năng động, có thể không ai trở thành một đồng minh phù hợp hơn là kẻ cựu thù của ḿnh, Việt Nam.
Trong vài khía cạnh, Việt Nam đă nổi lên như một nước không theo Trung Quốc, một quốc gia lớn, tăng trưởng nhanh, tạo ra một lựa chọn khác cho các công ty Mỹ đang t́m cách khai thác sức năng động của Đông Á mà không làm tăng thêm sức mạnh của một đối thủ toàn cầu có tiềm năng khốc liệt. Với 86 triệu dân, Việt Nam không tạo ra một thị trường lớn, nhưng nó có những lư do mạnh mẽ về văn hoá, lịch sử và chiến lược để nghiêng về phía Mỹ.
Tại sao là một nước không theo Trung Quốc?
Việt nam có một nguyên nhân lịch sử sâu xa để muốn liên hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ và những đồng minh khác của nó như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Một số khía cạnh này liên quan đến lịch sử đặc biệt của nước này. Trong khi Pháp, Nhật và Hoa Kỳ trước đây từng có liên hệ sâu đậm và đẫm máu với nước này, nhưng cho đến nay mối đe doạ lớn nhất đối với Việt Nam vẫn luôn là kẻ láng giềng khổng lồ từ phương bắc.
Pháp, Nhật, và Mỹ từng can thiệp vào Việt Nam trong những khoảng thời gian tương đối ngắn. Ngược lại, Trung Quốc có một quyền lợi vô tận tại Việt Nam với bờ biển dài 2.140 dặm của nó kể từ quá tŕnh đô hộ dài cả ngh́n năm trên đất nước này, từ 111 trước Công Nguyên cho đến 938 sau Công Nguyên. Hai nước này đă dính líu vào vô số những xung đột lănh thổ trong nhiều năm, gần đây nhất là tranh chấp liên quan đến biển Nam Hải, vốn có những tuyến hàng hải quan trọng và được cho là chứa những quặng dầu khí dồi dào.
Nhiều người Việt xem một số trong những cường quốc cựu thực dân hoặc “đế quốc” của họ là những đồng minh cần thiết để bảo vệ họ khỏi những đe doạ lănh thổ đang leo thang từ Trung Quốc. Việc mở cửa căn cứ hải quân Vịnh Cam Ranh cho các tàu chiến nước ngoài, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, là một ví dụ minh hoạ cho chiến lược pḥng thủ của Việt Nam trong quá tŕnh tranh đua địa chính trị đang diễn ra.
Trong mối căng thẳng vùng biển giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dồi dào dầu mỏ ở vùng biển Nam Hải, năm 2010 Hoa Kỳ đă thành công trong việc thương lượng với Việt Nam để mở cửa lại Vịnh Cam Ranh cho những tàu chiến nước ngoài bên cạnh Nga. Vịnh này cần khoảng ba năm để tái xây dựng và những tàu khách nước ngoài chủ yếu sẽ là Hoà Kỳ. “Việc tàu chiến Hoa Kỳ thường xuyên hiện diện tại Vịnh Cam Ranh sẽ làm cho Trung Quốc phải suy nghĩ kỹ về việc sử dụng chính sách ngoại giao ép buộc quân sự chống lại Việt Nam,” Ian Storey, một thành viên tại Học viện Nghiên cứu Đông nam Á ở Singapore nói.
Sự vươn lên của những người lưu vong
Có lẽ yếu tố lớn nhất gắn liền Hoa Kỳ và Việt Nam là con người. Khi chính quyền cộng sản đánh chiếm Nam Việt Nam cũ vào năm 1975, vài triệu người Việt đă chạy ra khỏi nước. Người Việt dần dần định cư tại 101 quốc gia và lănh thổ trên khắp thế giới, đa số họ đă đến Hoa Kỳ, PHáp, Canada và Úc. Hiện đang có khoảng 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài. Một số định cư tại quốc gia thực dân cũ là Pháp và những người khác đă đến Úc, Canada và Singapore. Nhưng phần đông – khoảng gần 40% – đă đến Hoa Kỳ, hiện đến nay có số lượng người Việt ở nước ngoài đông nhất. Dự đoán có khoảng 2 triệu người Việt đang sống tại Hoa Kỳ (xem bản đồ ở dưới).
Người Việt ở nước ngoài
Thù địch với chính quyền Cộng sản, cộng đồng người Việt ở nước ngoài từng bị đuổi khỏi quê nhà, thay v́ thế đă chú tâm vào việc xây dựng cuộc sống mới tại những quốc gia cưu mang ḿnh. Họ đă thăng tiến đặc biệt tại Hoa Kỳ, đổ dồn vào những địa phương như Quận Cam và San Jose, California cũng như vùng Houston và New Orleans. Đến năm 2009, họ đă có được cuộc sống thịnh vượng tương đương với mức sống trung b́nh trên toàn nước Mỹ, với mức thu nhập trung tuyến là 59.129 Mỹ kim và 64,6% sở hữu nhà riêng. Người Việt làm việc ở cách lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học và kỹ sư đông gấp ba lần những sắc dân nhập cư khác và có tỉ lệ gia nhập quốc tịch Mỹ cao nhất – 72,8%.
Mối tiếp xúc giữa tập thể lưu vong đầy năng động này và quê hương từng bị ngăn chặn bởi hai chính phủ trong nhiều thập niên. Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đă đưa ra một chế độ cấm vận nghiêm ngặt chống lại Việt Nam và ngăn cấm mọi quan hệ chính trị hoặc kinh tế giữa hai nước. Những người tị nạn Việt Nam t́m cách liên lạc lại với thân nhân tại Việt Nam đă phải dựa vào một nước thứ ba đóng vai tṛ trung gian để gửi hàng và tiền về cho thân nhân đang thiếu thốn bên nhà.
Về phía ḿnh, chính quyền Cộng sản đă thi hành một chế độ kiểm soát gắt gao những kiện hàng và thư từ gửi về Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đă đánh thuế rất cao vào việc gửi tiền về nước, làm cản trở quá tŕnh chuyển tiền bằng con đường chính thức.
Tuyệt vọng trong việc giúp đỡ thân nhân c̣n ở lại quê hương đói khổ, nhiều người Mỹ gốc Việt bắt buộc phải sáng tạo ra những phương pháp khác hơn là cách gửi tiền chính thức. The Đỗ Yến, người sáng lập Người Việt, tờ báo tiếng Việt nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ, những người Việt ở nước ngoài đă giấu tiền đô bên trong những lọ dược phẩm gửi từ những công ty chuyển vận của Pháp hoặc Canada.
Với cả chục triệu người Việt vẫn bị đói ở Việt Nam bất chấp nguồn ngoại hối bí mật này, chính phủ Việt Nam cuối cùng đă nhận ra rằng họ phải thay đổi chiến lược kinh tế hoặc sẽ phải chịu đựng những hậu quả nặng nề của việc suy giảm kinh tế triền miên.
Tiền gửi về từ nước ngoài đă đóng một vai tṛ quan yếu trong việc phục hồi lại nền kinh tế. Chỉ trong năm ngoái ước đoán người Việt ở nước ngoài đă gửi khoảng 7,2 tỉ Mỹ kim về nước, theo thông tin của Ngân hàng Thế giới. Số tiền này chiếm khoảng 7% tổng số GDP của Việt Nam trong năm 2010. Một nghiên cứu năm 2010 do Wade Donald Pfau và Giang Thành Long thực hiện cho thấy 57,7% tổng số tiền trên thế giới gửi về Việt Nam từ năm 1997-1998 đă đến từ Hoa Kỳ.
Mối quan hệ cộng sinh ngày càng lớn giữa Việt Nam và cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là từ Hoa Kỳ sẽ h́nh thành quá tŕnh phát triển nhanh chóng của đất nước. Không nơi đâu mà ảnh hưởng này đang tác động mạnh bằng những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài G̣n cũ). “Chúng ta đang thấy ngày càng nhiều những người Việt từ nước ngoài trở về, và họ cũng mang theo kỹ năng quản lư và vốn đầu tư qua mạng lưới gia đ́nh,” nhà kinh tế Lê Đăng Doanh nói. “Họ đang là bộ phận chủ chốt của những thay đổi tại đây.”
Một con rồng mới đang lên
Nhận thức được tiến triển mănh liệt tại Trung Quốc qua quá tŕnh giải phóng kinh tế, năm 1986 chính quyền Việt Nam đă đưa ra một quyết định đầy quan trọng nhằm khởi đầu quá tŕnh Đổi Mới – thay đổi hệ thống kinh tế cộng sản cô lập. Đây là bước thay đổi chính thức đầu tiên mà Việt Nam thực hiện trong việc mở những cánh cửa kinh tế cho toàn thế giới.
Với việc Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 và những sụp đổ tiếp theo của những cường quốc cộng sản khác trên thế giới, Hoa Kỳ cuối cùng đă đáp trả lại những quan hệ chính trị đă tốt đẹp hơn với Việt Nam bằng cách gỡ bỏ lệnh cấm vận dài 20 năm chống lại kẻ cựu thù của ḿnh vào năm 1995. Việc này đă giúp Việt Nam nhanh chóng bước vào thời kỳ mở cửa kinh tế và cuối cùng đă giúp biến quốc gia này từ một nước đang phát triển trở thành một nước có thu nhập trung b́nh thấp với tỉ lệ GDP b́nh quân mỗi đầu người trên 1.000 Mỹ kim. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán GDP b́nh quân mỗi đầu người của Việt Nam trong năm tài khoá 2010 là 1.155 Mỹ kim.
Nhưng rất tương phản với Trung Quốc – nơi nguồn vốn lớn nhất đến từ những cái nôi của người Hoa lưu vong như Hồng Kông, Đài Loan và Singapore – đa số nguồn tiền giúp phục hồi nền kinh tế Việt Nam đến từ bên ngoài Đông nam Á. Đặc biệt, nhà đầu tư lớn nhất hoá ra lại là kẻ cựu thù Hoa Kỳ, tiếp theo là cựu “đế quốc” Nhật Bản. Trung Quốc, hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tư trên thế giới, lại đứng sau những nền kinh tế khu vực nhỏ như Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia cũng như Hà Lan (xem bản đồ ở dưới.)
Bản đồ các quốc gia có đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam (theo mức triệu Mỹ kim)
Đây là hiện tượng vô cùng nổi bật trước việc Trung Quốc đang mở rộng việc đầu tư vào các nước đang phát triển. Trong thập niên vừa qua, Trung Quốc đă tăng cường luồng vốn của ḿnh vào những vùng trong khu vực Đông nam Á bao gồm Lào và những quốc gia thuộc Đồng bằng sông Mekong cũng như những khu vực giàu có tài nguyên tại Trung Đông, Mỹ La Tinh và Úc. Tuy nhiên Việt Nam, với ngành nông nghiệp, ngư nghiệp dồi dào và một ngành công nghiệp năng lượng đang phát triển, lại hầu như vẫn đứng ngoài ṿng ảnh hưởng Trung Quốc.
Những luồng gió mậu dịch
Khuynh hướng đầu tư cũng bắt nguồn từ đường lối thương mại. Việt Nam, cũng như đa số các nước khác, đă chứng kiến làn sóng hàng hoá Trung Quốc, nhưng nó cũng có nhu cầu lớn về nhập khẩu từ các quốc gia khác, nổi bật là Nhật, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. (Xem bản đồ ở dưới).
Bản đồ các quốc gia nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam (theo mức triệu Mỹ kim)
Nhưng có lẽ thước đo tốt nhất về việc Việt Nam xuất hiện như một quốc gia không theo Trung Quốc có thể thấy được qua ngành xuất khẩu khổng lồ của nó, vốn đă tăng từ 5 tỉ lên đến 70 tỉ Mỹ kim trong ṿng ba thập niên qua. Cho đến nay Hoa Kỳ đă nổi lên như một thị trường lớn nhất của Việt Nam, với hơn 10 triệu Mỹ kim giao dịch hàng năm. Nhật Bản đứng hàng thứ hai và Trung Quốc đứng sau.
Điều này rất nổi bật v́ Việt Nam có được nhiều thứ mà Trung Quốc cần và hai quốc gia có chung một đường biên giới và ít nhất là bề ngoài cùng đi theo một chủ thuyết. Việt Nam dường như đă lựa chọn con đường tách ra khỏi Trung Quốc và tránh khỏi t́nh trạng bán thuộc địa mà nhiều nước láng giềng Trung Quốc – đáng kể là Cambodia, Lào và Miến Điện – dường như đang ngầm chấp nhận. (Xem bản đồ ở dưới).
Bản đồ các quốc gia nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam (theo mức triệu Mỹ kim)
Việc tiếp cận ngày càng nhiều với kinh tế toàn cầu đă đem lại nhiều lợi ích. Theo Sách Dữ kiện Thế giới của CIA, tỉ lệ nghèo đói của quốc gia này đă giảm từ 75% trong những năm 1980 xuống c̣n 10,6% trong năm 2010. Về khía cạnh hiệu suất kinh tế, một tóm tắt của Ngân hàng Thế giới cho biết rằng từ 1995 đến 2005 GDP thật đă tăng 7,3% hằng năm và thu nhập b́nh quân đầu người tăng 6,2% mỗi năm.
Tại sao Việt Nam quan trọng đối với Hoa Kỳ
Hà Nội hôm nay – và thậm chí Thành phố Hồ Chí Minh (Sài G̣n cũ) c̣n hơn nữa – làm nhớ đến Trung Quốc trong những năm 1980. Nhưng cũng có những khác biệt rất quan trọng. Những công ty nhà nước ở Việt Nam thiếu chiều sâu và tầm vóc tối quan so với những công ty Trung Quốc và v́ thế sẽ khó mà tạo ra một đe doạ về cạnh tranh đối với Hoa Kỳ và những quốc gia khác.
Rơ ràng đây vẫn là một đất nước đang lên. Nhiều người dân miền quê – vẫn chiếm gần 70% dân số – tiếp tục đổ về Hà Nội và những thành phố khác, nhưng không cùng trạng thái tuyệt vọng như đặc điểm của người dân từ Bihar đổ về Delhi hoặc Mumbai ở Ấn Độ. Hoàn toàn không có những phần tử tội phạm lũng đoạn những khu dân cư ổ chuột như ở Brazil hoặc Mexico City.
Điều quan trọng hơn nữa là nơi đây vẫn chứa đựng một “tinh thần hoang dă”. Adam Smith – hoặc thậm chí Jane Jacobs – chắc sẽ thích thú t́nh trạng hỗn loạn phi-xă hội khi những người chạy xe gắn máy phóng nhanh trên phố như bị quỷ bắt, chẳng đếm xỉa ǵ đến người đi bộ hoặc đèn giao thông. Bất cứ ai không là công chức nhà nước dường như đều đang hối hả t́m kiếm hoặc thực hiện một việc ǵ đấy. Nó làm chúng ta nhớ đến những cụm dân cư người Việt tại Quận Cam, California hoặc phố Tàu ở Los Angeles, hiện đa phần đang bị người Việt gốc Hoa chi phối.
Lê Đăng Doanh, một trong những kiến trúc sư của quá tŕnh Đổi Mới, dự đoán rằng lĩnh vực tư nhân hầu như từ con số không hiện đang chiếm đến 40% tổng GDP của cả nước. Nhưng ông Doanh cũng dự tính đoán rằng có thêm đến 20% nữa đang nằm trong nền kinh tế “ngầm” – nơi đồng Mỹ kim đặc biệt là vua.
“Anh thấy những công ty có đến 300 công nhân nhưng lại không đăng kư giấy phép,” nhà kinh tế 69 tuổi đeo kính đầy hoạt bát giải thích. “Lực lượng chuyển vận nằm ngoài luồng. Anh chỉ đi theo con đường. Tôi từng theo dơi một cáp điện và nó dẫn tôi đến một nhà máy với 27 công nhân đang sản xuất phụ tùng Honda và nó hoàn toàn nằm ngoài hệ thống.”
Năng lượng này là một phần của sản phẩm của dân số. Đa số những người ta thấy trong những phân xưởng ngoài luồng ở vào độ tuổi 20 và 30. Và không như những ǵ ta thấy ở Trung Quốc, những công nhân này cũng có con nhỏ. Việt Nam có thể đang hiện đại hoá và giàu lên, nhưng nó cũng có được một dân số đang tăng trưởng.
Những xu hướng này có những hệ quả khổng lồ. Theo Sách Dữ kiện Thế giới của CIA, 69% của khoảng 86 triệu dân Việt Nam hiện đang ở vào lứa tuổi lao động từ 15 đến 64. Trong bốn thập niên tới lực lượng lao động Việt Nam sẽ tăng nhanh; trong cùng lúc, lực lượng lao động ở Nhật, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ thu nhỏ một cách trầm trọng. Trong khi những quốc gia này đang từ từ rơi vào t́nh trạng mà nhà dân số học Nick Eberstadt gọi là “suy giảm sinh sản”, dẫn đến sự lăo hoá nhanh chóng của lực lượng lao động, Việt Nam vẫn tương đối c̣n trẻ.
Nguồn lao động rẻ khổng lồ này đă hấp dẫn các nhà đầu tư trên khắp thế giới t́m đến Việt Nam như là một biện pháp nhằm cắt chi phí và tăng lợi nhuận. Nhưng điều quan trọng hơn nữa vẫn là sự tăng trưởng nhanh chóng của giáo dục. Quốc gia này có tỉ lệ biết đọc viết đến 95%.
Tổng hợp của lực lượng lao động có tay nghề ngày càng tăng cũng tương tự với tổng hợp của những yếu tố từng dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng trước đây của những quốc gia châu Á, từ Nhật Bản trong những năm 1960 cho đến Hàn Quốc và Đài Loan trong những năm 1980, và gần đây là Trung Quốc. Một công ty đầu tư trong nước, Indochina Capital, dự đoán rằng đến năm 2050 nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn thứ 14 trên thế giới – trên cả Canada, Ư, Hàn Quốc và Tây Ban Nha.
Tổng hợp gồm quan hệ con người chặt chẽ và ác cảm của nó đối với người láng giềng hùng hổ, những yếu tố này cho thấy rằng Việt Nam có thể chứng minh ḿnh là một đồng minh và đối tác thương mại giá trị với Hoa Kỳ như nó đă từng là một kẻ thù không khuất phục.
Joel Kotkin & Jane Le Skaife -
The American
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ