Tại tỉnh Vĩnh Phúc V́ sao những kẻ phá rừng pḥng hộ không bị xử lư? (PL&XH) - "Ngang nhiên", "trắng trợn",.. những từ ngữ đó nói đúng về t́nh trạng phá rừng pḥng hộ đang diễn ra tại địa bàn xă Ngọc Thanh, thị xă Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc…
Doanh nghiệp đốt rừng
Trọn một ngày vượt dốc, băng rừng "bở hơi tai", PV báo Pháp luật&Xă hội mới đến được gần khu vực đỉnh Năm Dốc. Cái tên đó gợi cho chúng tôi một chút e dè bởi những người nhiều kinh nghiệm đi rừng cho biết, đường lên đó phải băng qua nhiều con dốc cao và hiểm trở, bốn bề cây dại um tùm, gai cào tóe máu chân… Dù vậy chúng tôi vẫn quyết tâm đến tận nơi để ghi lại những h́nh ảnh rừng già Ngọc Thanh đang bị tàn phá. Biết rằng làm được việc này không dễ, không chỉ v́ đường xá hiểm trở mà c̣n v́ ở nơi rừng núi hoang vu này vẫn có "thổ công" gác cửa, người lạ mặt đến đây để t́m hiểu thông tin phá rừng nếu không có người hướng đạo th́ quả là "lành ít dữ nhiều".
Ngay dưới chân núi, chúng tôi đă trông thấy rất nhiều cột mốc được dựng lên, thông báo rơ đây là rừng pḥng hộ, cấm xâm phạm. Vào sâu hơn nữa quả thật "những điều trông thấy" khiến chúng tôi không khỏi bàng hoàng, xót xa: Liên tiếp những mảng lớn của cánh rừng tự nhiên nơi đây đă và đang bị "cạo trọc".
Tại khu vực rừng Đá Bia, thuộc địa phận thôn Thanh Lộc, xă Ngọc Thanh, giữa rừng tự nhiên nhưng trước tầm mắt chúng tôi chỉ là một cảnh tượng hoang tàn và xơ xác, một khoảnh đất rộng mênh mông trước đây vốn là rừng cây chen chúc hiện đă bị san bằng, chỉ c̣n lại những gốc bị đốn và đám tro tàn phủ đen trên nền đất. Phóng tầm mắt ra xa xung quanh khoảnh đất trống này, nhiều cây chết khô hoặc trụi lá, dưới sườn đồi nhiều nhánh suối cạn khô, v́ trên thượng nguồn khi mở đường trái phép người ta đă mặc sức gạt đất đá lấp ḍng, đoạn nào c̣n nước th́ cũng chỉ là những vũng tù đọng lờ đờ một thứ nước đen kịt, hoặc vàng khè nhung nhúc lăng quăng và muỗi… Không chỉ chặt đốt, người ta c̣n huy động máy móc san rừng bạt núi, khiến nhiều hécta rừng đă bị xóa sổ.
Chỉ vào băi đất trống mà chỉ mấy hôm trước thôi vẫn c̣n là rừng, một người dân bản địa cho chúng tôi biết: "Vụ đốt rừng này mới diễn ra hôm 22-11-2011. Doanh nghiệp Duy Thông do ông Dương Văn Trần, làm giám đốc đă gây ra "thảm cảnh" này, chúng tôi đă sớm phát hiện và phản đối nhưng họ vẫn huy động nhiều người lên đây đốt phá rừng, không hiểu lư do ǵ mà doanh nghiệp lại bất chấp pháp luật như vậy".
Người của doanh nghiệp Duy Thông đang thu dọn "hiện trường"
Rừng pḥng hộ... thành tro
Điều đáng nói, ngay sau khi sự việc xảy ra một ngày, cơ quan chức năng đă lập biên bản yêu cầu giữ nguyên hiện trạng để điều tra làm rơ. Nhưng khi phóng viên có mặt tại đây, người của doanh nghiệp Duy Thông vẫn đang tiến hành thu dọn hiện trường, trong khi tiếng máy ủi và phương tiện cơ giới đang "mở đường" từ xa vẫn vọng đến đều đều.
Theo người dân xă Ngọc Thanh, việc doanh nghiệp Duy Thông phá rừng diễn ra từ nhiều năm trước, nhưng chưa bị xử lư nghiêm khắc nên họ vẫn tiếp tục vi phạm một cách ngang nhiên. Từ đầu tháng 10-2011, doanh nghiệp này đă triển khai rầm rộ các hoạt động đốt phá rừng. Sự việc đă được thông báo cho chính quyền và kiểm lâm, nhưng khi các lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường để cứu th́… rừng đă thành tro. Theo một báo cáo ngày 23-11-2011 của Hạt Kiểm lâm thị xă Phúc Yên, vụ cháy hôm 22-11 đă "xóa sổ" khoảng 2,5 hécta rừng thuộc lô 35, 38 khoảnh 1 Đại Lộc. Ngoài việc đốt phá rừng, đoàn kiểm tra c̣n xác định doanh nghiệp Duy Thông đă san bằng gần một hécta rừng khác, thuộc lô 5 khoảnh 1 Đại Lộc.
Rừng pḥng hộ trên địa bàn xă Ngọc Thanh đang bị tàn phá như thế này
"Rừng là tài sản chung của nhà nước và nhân dân, người dân Ngọc Thanh chúng tôi rất nhiều hộ dựa vào kinh tế rừng, mùa nào thức ấy chúng tôi lên rừng khai thác lâm lộc, tại nơi mà doanh nghiệp Duy Thông không được giao quản lư, nhưng họ vẫn cắt cử người khoanh lại ngăn cấm chúng tôi đi vào" - người dân nơi đây bức xúc.
Thực tế, chỉ được giao quản lư 116,9 hecta rừng, nhưng doanh nghiệp Duy Thông đă tiến hành nhiều "chiêu" để mở rộng "lănh thổ", trong đó "hiệu quả nhất" là việc đem máy ủi và huy động nhiều người lên rừng để chiếm cứ, đốn và ủi sạch, rồi cào cuốc vài nhát, trồng một ít cây mới… thế là nghiễm nhiên đất rừng của quốc gia biến thành lănh địa của doanh nghiệp.
Theo t́m hiểu của phóng viên báo PL&XH, suốt từ năm 2007 đến nay, lợi dụng chủ trương của nhà nước giao rừng cho tư nhân tổ chức quản lư, doanh nghiệp Duy Thông thường xuyên có những hành động phá rừng tự nhiên đầu nguồn. Chỉ từ năm 2007 tới nay thông qua việc huy động máy móc tự ư san ủi, chiếm đoạt, đốt phá rừng, doanh nghiệp đă tàn phá tổng cộng gần 10 hecta rừng tự nhiên (pḥng hộ).
Thực trạng phá rừng nghiêm trọng nơi đây đă diễn ra nhiều năm qua, v́ sao không bị xử lư? Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chưa sát sao trong việc quản lư, hay v́ lư do nào khác? Đó là những câu hỏi mà dư luận nhân dân thị xă Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đang chờ lời giải đáp….!
Sỹ Hào - H.Vượng
Theo PLXH