“Hồ tử thần”, hay “hồ chết” trên thế giới luôn là tâm điểm nghiên cứu của các nhà khoa học và là nơi thu hút trí ṭ ṃ của nhiều người. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 100 loại “hồ chết” nổi tiếng như vậy. Việt Nam có không (?) Đến nay chưa một luận cứ khoa học nào chứng minh sự tồn tại của những cái hồ như trên, nhưng người chết đuối trên hồ vẫn thường xuyên xảy ra khiến cho câu chuyện hồ “nuốt” xác luôn là điều bí ẩn, và là nỗi ám ảnh của nhiều người dân sống quanh những cái hồ như thế.
Nơi hố sâu hút... người
Theo CAQ Đống Đa, Hà Nội, sáng 30-1-2009, nhân dân sống ở khu vực hồ Văn Chương phát hiện một xác chết là nam giới nổi trên mặt hồ và đă tŕnh báo với cơ quan chức năng. Sau khi tiến hành khám nghiệm tử thi, đồng thời t́m tung tích người xấu số, CAQ Đống Đa đă xác định được người bị nạn là ông Vũ Văn Bảy (SN 1936), tạm trú tại phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội. Ông Bảy đă bỏ nhà đi từ ngày 28-1-2009 và thường xuyên bị say rượu.
Theo kết quả khám nghiệm, trên người ông Bảy không bị thương tích, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông là do ngạt nước. Câu chuyện về cái chết của ông Vũ Văn Bảy theo thời gian tạm lắng xuống, những mỗi khi có người chết xảy ra tại cái hồ này lại dấy lên những làn sóng dư luận, những lời xôn xao bàn tán... “Không hiểu tại sao ở cái hồ này từ thời xưa đến giờ lại có nhiều người chết như vậy?” - Câu hỏi của ông Vũ Ngọc Tuân, 72 tuổi, nhà ngay cạnh hồ Văn Chương khiến cho chúng tôi không khỏi suy nghĩ. Nói rồi, ông Tuân đưa tay hướng về phía Đông Nam đối diện với chùa Bụt Mọc nằm ngay cạnh hồ, nơi ông nói là đă có nhiều người bị chết ở đấy. Mà theo như lời ông nói, đó như là “cái dớp” vậy... Không được nhiều người biết đến như những hồ lớn khác ở Hà Nội, nhưng với người dân sống quanh đây th́ hồ Văn Chương không c̣n đơn giản là một hồ chứa nước b́nh thường nữa, mà nó gắn với biết bao những câu chuyện, sự tích về cái chết của những con người xấu số (!)
Hồ Văn Chương có độ sâu 3m, lúc nước lớn độ sâu có thể lên đến 5, 6m. Năm 2007, hồ được đầu tư nạo vét, tu sửa lại. Ở hồ này vẫn thường xảy những cái chết thương tâm, có những năm đến vài người chết. Cụ bà Phạm Thị Lành, 75 tuổi, nhà tại ngơ Văn Chương khi được hỏi đă kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về những cái chết mà bà đă từng chứng kiến hay được mọi người nhắc đến: “Khi xưa hồ này rộng lắm, tôi cũng không nhớ được đă có bao nhiêu người phải bỏ mạng ở đây, chính ở góc hồ đó có lần đă cướp đi sinh mạng của 3 đứa trẻ cùng một lúc đấy!”...
Mỗi khi nhắc đến những cái chết ở hồ Văn Chương, câu chuyện về “xác chết không đầu” là cái chết “nổi tiếng” nhất ở hồ này xảy ra năm 2007. Theo tài liệu của Cơ quan CSĐT, CAQ Đống Đa, khoảng 14h30 ngày 30-3-2007, CAQ Đống Đa nhận được tin báo của CAP Hàng Bột và nhân dân về việc phát hiện một xác chết nổi ở hồ Văn Chương. Xác chết được vớt lên không có đầu, đang trong thời kỳ phân hủy, không có giấy tờ tùy thân, mặc bên ngoài một áo khóa ḅ có 4 túi, quần ḅ dài màu xanh, bên trong mặc một chiếc áo len cao cổ dài tay màu be có chữ D&G trước ngực, chân đi giày màu đen. Trong người nạn nhân có một số đồ vật như sạc pin điện thoại, bật lửa gas và 2 chiếc ch́a khóa. Xác chết không đầu càng làm cho những câu chuyện về những người xấu số ở ḷng hồ thêm phần kỳ bí.
Và theo thời gian, những cái chết nơi ḷng hồ Văn Chương cứ thế nhân lên. Cũng như những người cao tuổi khác sống xung quanh hồ, khi nhắc đến những cái chết ở hồ Văn Chương, ông Dương Văn Tùng, 65 tuổi, vẫn mang trong ḿnh nỗi trăn trở: “Ḷng hồ có độ sâu rất thất thường, có chỗ th́ nông nhưng chỉ cách một bước chân là có thể gặp những cái hố sâu hoắm rất nguy hiểm”. Người dân sống ở đây đều cho nhận định rằng những người chết ở hồ Văn Chương thường là trẻ con, người say rượu bị ngă xuống hồ, cũng có người do hoàn cảnh gia đ́nh, con cái nghiện hút, đối xử thậm tệ dẫn đến việc tự tử bằng cách nhảy xuống hồ... Và gần đây nhất, 8h30 ngày 11-7-2011, người dân khu vực lại phát hiện tại hồ Văn Chương xác một nam giới chết nổi trên mặt hồ. Sau khi tiến hành vớt xác nạn nhân, kiểm tra túi quần của nạn nhân không thấy có giấy tờ tùy thân. Nạn nhân có đặc điểm cao 1m73, tóc màu đen, để dài, cởi trần, mặc quần ḅ màu xanh đen, quần không có dây lưng… Thêm một lần nữa, những câu hỏi hoài nghi, thắc mắc xen chút lo lắng lại được đặt ra.
Khối đá h́nh đầu người
Hồ Văn Chương nằm trên địa bàn phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội. Trước kia hồ thuộc làng Văn Chương, huyện Hàm Long, Hà Đông. Tên làng Văn Chương gắn liền với tích chuyện ngày xưa các sĩ tử đi thi ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đă dừng chân nghỉ trọ và ôn luyện ở nơi đây, có nhiều người đậu đạt nên làng được đặt tên là Văn Chương. Trước kia hồ rộng gấp 3 thế này, xung quanh có 3 ngôi chùa là chùa Huy Văn, Linh Quang và chùa Bụt Mọc bao bọc. Ở phía Tây và phía Đông đều có băi tha ma. Băi tha ma Trung Tiểu ở phía Tây hồ là nơi chôn cất người làng Thổ Quan, Quan Thổ và Văn Chương - Ông Dũng, 70 tuồi, hiện sinh sống tại ngơ Văn Chương nhớ lại - Theo thời gian hồ bị lấn làm nhà cửa nên dần có h́nh dáng như hiện nay.
Chùa Huy Văn hiện ở trong ngơ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng. Xưa kia đây chính là đất làng Huy Văn, một làng cổ của Thăng Long. Trong chùa Huy Văn có thờ bài vị Vua Thái Tổ và bài vị Vua Thần Tông nhà Lê. Và ngay trước chùa có một ngôi đền có tên Dục Khánh. Những ngôi chùa, đền dần bị ngăn cách với hồ bằng những ngôi nhà cao tầng, giờ cũng không c̣n băi tha ma nữa. Hiện chỉ c̣n mỗi chùa Bụt Mọc là c̣n nằm ngay sát cạnh hồ. Chùa Bụt Mọc có cùng thời với Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn với sự tích có một khối đá “mọc” ngay ở trong sân chùa có h́nh giống như đầu người. Đến nay, chùa Bụt Mọc đă được trùng tu 2 lần vào những năm 1991 và 2008.
Ông Dũng kể rằng cũng không c̣n nhớ nổi từ khi sinh ra đến tận bây giờ đă được nghe mọi người kể về những cái chết của biết bao nhiêu người ở dưới hồ Văn Chương, những kư ức từ thuở xa xưa vẫn c̣n là một nỗi ám ảnh với ông: “Các anh nh́n xem, lúc này hồ chỉ sâu 3m chứ ngày xưa hồ c̣n sâu hơn thế này nhiều. Đấy là lúc người ta lấy đất ở hồ san lấp băi tha ma để xây dựng nhà cửa”.
Những người dân ở đây nhận thấy một điều rằng xác những người chết vẫn thường nổi lên ở hướng Đông Nam mặt hồ, phía đường Khâm Thiên. Những người chết ở đây hầu hết vào đêm khuya. Chúng tôi cố t́nh đến hồ Văn Chương vào ban đêm. Màn đêm dần dần buông xuống, ánh sáng từ những ngôi nhà cao tầng chiếu xuống ḷng hồ tạo nên những vệt sáng loang lổ. Quả thực với những điều bí ẩn từ xưa, qua những câu chuyện thực - hư của những người đang sống, đă tận mắt chứng kiến cái chết của những nạn nhân xấu số, hồ Văn Chương vẫn c̣n có nhiều điều chưa thể lư giải được và vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người dân sống quanh đây (!?)
Nằm ở vị trí đắc địa hơn hồ Văn Chương, lâu nay hồ Thiền Quang không chỉ được biết đến như một địa điểm ngắm cảnh nổi tiếng của Thủ đô, mà hồ c̣n được biết đến với những cái chết thương tâm. “Những cái chết lạ kỳ ở hồ Thiền Quang” sẽ được An ninh Thủ đô Cuối tuần đề cập đến ở kỳ sau. Quân.Trần