Gă khổng lồ t́m kiếm đă chủ động t́m đến thị trường thương mại điện tử Việt, dù giá trị của các voucher này chỉ mang tính chất “tượng trưng”.
Giữa tháng 11 vừa qua, đại diện Google đă từ Sing bay đến VN để tham dự Hội thảo quốc tế Việt Nam – Nhật Bản về Thương mại điện tử (TMĐT) do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) tổ chức, ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó chủ tịch Vecom cho biết. Phía Google rất quan tâm tới tiềm năng của thị trường VN và đă tặng nóng 200 voucher sử dụng dịch vụ quảng cáo trên Google, mỗi voucher trị giá 75 USD (hơn 1,5 triệu VND).
Thông tin trên được ông Hưng chia sẻ bên lề lễ Tổng kết Tuần lễ Mua sắm Trực tuyến 2011 diễn ra tại Hà Nội chiều 05/12. Cũng theo ông Hưng, không chỉ có đại gia Google mà nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản cũng đang để mắt và rất hào hứng với thị trường trực tuyến Việt Nam. Trên thực tế, một số tập đoàn và quỹ đầu tư lớn của Nhật Bản đă trực tiếp, chủ động tiếp xúc với những doanh nghiệp TMĐT Việt mà họ cho là giàu tiềm năng, đồng thời đặt vấn đề góp vốn, mua lại cổ phần. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, các doanh nghiệp Việt vẫn từ chối lời đề nghị do phía Nhật đưa ra.
“Sức hút của thị trường Việt Nam trong mắt họ là rất lớn. Chúng ta chỉ dám nhận định chừng mực là VN có tiềm năng, nhưng phía Nhật Bản th́ một mực cho rằng đó là tiềm năng to lớn và họ thực sự muốn đầu tư”, ông Hưng tiết lộ.
Rào cản niềm tin
Tuần lễ mua sắm trực tuyến 2011 do Vecom tổ chức diễn ra từ ngày 14/11-27/11 với mục đích tuyên truyền, phổ biến các lợi ích của thương mại điện tử rộng răi tới người dân. Tuần lễ đă thu hút 150 doanh nghiệp tham gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Techcombank, Vietnam Airlines, Vietcombank…
Mặc dù vậy, ban tổ chức thừa nhận rằng do chương tŕnh diễn ra gấp rút nên số lượng DN tham gia chưa được nhiều như kỳ vọng. “Chỉ cần huy động được 10% doanh nghiệp từng tham gia thương mại trực tuyến tại Việt Nam nhập cuộc th́ chương tŕnh sẽ thành công hơn nhiều”, vị này cho biết.
Phân tích về những nguyên nhân khiến cho thương mại điện tử vẫn chưa thể cất cánh tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, hai trở ngại tưởng là lớn nhất th́ hiện đều đă được gỡ bỏ. Đó là hạ tầng công nghệ và hạ tầng pháp lư. Báo cáo Thương mại điện tử 2010 của Bộ Công thương đă khẳng định, hạ tầng pháp lư và công nghệ đều đă cơ bản hoàn thiện, đủ để ngành công nghiệp trực tuyến phát triển.
Tuy nhiên, giấc mơ về một ngày “Black Friday” hay “CyberMonday” tại Việt Nam xem ra vẫn c̣n khá xa. Bản thân ông Hưng cũng chỉ dám “mạnh dạn” đặt ra cột mốc 10 năm cho một viễn cảnh như vậy, bởi như ông chia sẻ, rào cản lớn nhất hiện nay chính là ḷng tin. Người tiêu dùng chưa tin tưởng vào dịch vụ, vào khái niệm thương mại điện tử, vẫn băn khoăn trước những vấn đề như bảo mật, bản quyền, khiếu nại…
“Xây dựng niềm tin không phải cứ nói là người dùng tin. Cũng không phải là chuyện có thể làm trong một sớm một chiều. Đó là rào cản mà muốn vượt qua, chúng ta cần phải có thời gian, phải làm từng bước, đ̣i hỏi nhiều bên cùng góp sức để thuyết phục người dùng”, ông kết luận.
Trọng Cầm
theo vnn