- Điểm đến ưa thích của Cát Gia Lâm vào một buổi chiều thứ Bảy không phải là những bữa nhậu với bạn bè hay các sân vận động mà là các thẩm mỹ viện và trung tâm mua sắm nổi tiếng.
Làm đẹp để bớt quê Hồi c̣n học đại học, Cát Gia Lâm thường bị bạn bè gọi là “đồ nhà quê” v́ ngoài khuôn mặt trông nhếch nhác với mái tóc bù xù ra, quần áo của anh lúc nào cũng lôi thôi như một gă ăn mày.
Một người đàn ông đang đắp mặt nạ dưỡng da trong một sự kiện tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Sau khi tốt nghiệp, Gia Lâm gặp khá nhiều khó khăn để xin vào các công ty danh tiếng mặc dù tŕnh độ của anh cũng không phải thua kém bạn bè. Một lần tới phỏng vấn tại công ty lữ hành Hoa Nam, Gia Lâm đă bị bảo vệ chặn lại. Nài nỉ thế nào cũng không được vào, Gia Lâm đành phải đưa hồ sơ xin việc ra để chứng minh. Vào tới pḥng chờ, anh cảm thấy vô cùng gượng gạo và mất b́nh tĩnh khi tất cả những người ngồi xung quanh anh đều diện com-lê, cà-vạt, đầu tóc chỉn chu, c̣n anh th́ không khác ǵ mới chạy từ chợ tôm cá về. Mọi ánh mắt đều đổ dồn về anh và ai cũng nghĩ anh đă vào nhầm chỗ.
- Xin lỗi, ở đây đang thi tuyển nhân viên marketing, anh không có việc ǵ th́ ra ngoài cho - Phó pḥng nhân sự công ty Hoa Nam ra nhắc nhở Gia Lâm.
- Tôi là Gia Lâm, cử nhân khoa kinh tế, trường Đại học Bắc Kinh. Tôi tới để xin vào pḥng marketing - Gia Lâm đáp.
- Anh tới ứng tuyển? Anh đă bao giờ đi phỏng vấn chưa? Anh có biết vẻ ngoài của ứng viên sẽ để lại ấn tượng với ban giám khảo thế nào không? Tôi khuyên anh nên ăn mặc lịch sự một chút khi tới những nơi thế này cũng như khi đi làm việc. Đó là lần đầu tiên, Gia Lâm cảm thấy xấu hổ v́ cách ăn mặc của ḿnh cũng là lần cuối cùng anh buông thả với vẻ ngoài của ḿnh như vậy.
Sau hai năm đi làm, bạn bè cùng lớp đại học đă không thể nhận ra một Cát Gia Lâm đầu tóc bù xù, mặt mày nhem nhuốc của ngày trước. Với mức thu nhập tương đối cao khi làm ở Hoa Nam cũng như những cơ hội được đi nước ngoài, giao lưu với những doanh nhân thành đạt, Gia Lâm đă biết cách làm cho ḿnh trở nên lịch thiệp hơn. Tuy nhiên, dường như càng lúc, Gia Lâm lại càng thái quá. Anh thực sự đă biến thành một metrosexual - từ ghép giữa “metropolitan” và “heterosexual”, dùng để chỉ một người đàn ông rất quan trọng hóa và chăm chút ngoại h́nh của ḿnh.
Một anh chàng đang sơn sửa móng tay tại Nam Kinh, Giang Tô.
"Ăn mặc trau chuốt và sử dụng mỹ phẩm khiến tôi ưa nh́n hơn và tôi hạnh phúc khi được khen là đẹp trai " - Gia Lâm nói. Anh cũng tiết lộ quần áo và những sản phẩm chăm sóc da mà anh đang dùng đều được mua trong những chuyến công tác nước ngoài.Trong khi các đồng nghiệp muốn đi thăm quan khắp thành phố Los Angeles trong kỳ nghỉ của công ty vào năm 2010, th́ Cát Lâm lại chỉ vùi ḿnh trong những trung tâm mua sắm.
Anh đă bỏ ra 2.000 USD để mua các loại mỹ phẩm từ mặt nạ, kem dưỡng da, sữa dưỡng thể, kem chống lăo hóa, nước hoa... Chưa đầy hai tháng sau, anh lại chi 1.575 USD vào cà-vạt, quần áo trong chuyến công tác tới Hong Kong. Không những thế, anh đă tiêu sạch 2 thẻ tín dụng tại Dubai vào hồi tháng Năm vừa qua.
Làm đẹp để khẳng định đẳng cấpTôn Trường Công, cựu nhân viên Esquire (Trung Quốc) cũng là một người có gu thẩm mỹ khá tốt và khá quan tâm về vẻ bề ngoài. Anh Tôn cho biết, anh không có cảm thụ về thời trang cho tới khi anh ghi danh vào Học viện Điện ảnh TW Trung Quốc (CAD).Tôn nói rằng, anh thích có một vẻ ngoài tự tin và "phù hợp" chứ không nên quá ḷe loẹt. Theo anh th́ đàn ông nên nam tính và lựa chọn trang phục thích hợp với hoàn cảnh.
Giám đốc nghệ thuật của Surface China -Tiêu Nhu Hội cũng tán thành với ư kiến trên. "Một người phụ nữ tốt nhất nên ăn mặc cho ra phụ nữ và một người đàn ông cần giống đàn ông - mặc dù Trung Quốc đă bước vào "thời đại trung tính" mà ở đó đàn ông và phụ nữ được đối xử công bằng hơn".Ông Tiêu cũng cho rằng, đây là cơ hội để phụ nữ thoát ra khỏi khuôn mẫu mỏng manh, yếu ớt và những người đàn ông có thể bộc lộ những t́nh cảm sướt mướt của họ nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp của sự khác biệt giới tính.
"Hai thập kỷ qua, không người đàn ông nào dám mặc áo hồng xuống phố nhưng bây giờ, cứ mười người th́ có một người diện sơ mi hoặc áo khoác hồng" - ông Tiêu nói thêm. “Đàn ông thời đại này không c̣n sợ bị chê là ăn diện như đàn bà nữa.”
Theo tạp chí Los Angeles Times, những chiếc túi xách nhăn hiệu nổi tiếng đă trở thành phụ kiện làm đẹp không thể thiếu của người đàn ông Trung Quốc sành điệu. Họ quan niệm rằng, đeo bên ḿnh một chiếc túi da khi ra ngoài không chỉ tôn thêm phong cách mà c̣n thể hiện được đẳng cấp tiêu xài của ḿnh.
Tôn Trường Công cũng không ngoại lệ. Mặc dù chỉ là một diễn viên b́nh thường nhưng anh cũng không tiếc tiền tậu cho ḿnh chiếc túi Louis Vuitton có giá hơn 1.000 USD. Ngoài ra, các sản phẩm thời trang của Coach có giá mềm hơn một chút cũng là sự lựa chọn số 1 của anh Tôn cũng như nhiều người ưa hàng hiệu nhưng không có quá nhiều tiền để dùng những xa xỉ phẩm.
Làm đẹp để giữ ǵn tuổi xuân Ngoài chi tiền vào quần áo vào mỹ phẩm, những người đàn ông thích làm đẹp tại Trung Quốc c̣n thường xuyên lui tới các thẩm mỹ viện. “Khoan khoái và thư giăn” là những lời mà ông Dương Hướng Đông dành để miêu tả về buổi spa của ḿnh mặc dù nó đă tiêu tốn của ông hơn 1.000 NDT(khoảng 160 USD).
“Tuần nào, tôi cũng phải dành một buổi để tới thẩm mỹ viện massage da mặt và đắp mặt nạ. Ban đầu là do vợ tôi rủ đi cùng cô ấy nhưng dần dần tôi bỗng nghiện làm đẹp hơn cả vợ lúc nào không hay” - ông Dương đùa. Ông Dương không phải là khách hàng nam duy nhất tại thẩm mỹ viện Đệ Nhất, Vũ Hán (Hồ Bắc). Trước mỗi cuộc họp cổ đông, ông Thẩm Vệ Phong, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn xây dựng Hải Phong lại tới đây để nhuộm lại tóc và làm mờ các nếp nhăn trên mặt.
“Tôi muốn ḿnh luôn trẻ trung trong mắt các cổ đông để họ tiếp tục tin tưởng và ủng hộ tôi” - ông Thẩm tâm sự. Ngoài thẩm mỹ viện Đệ Nhất, nhiều thẩm mỹ viện khác tại Trung Quốc cũng bắt đầu chú ư đến đối tượng khách hàng nam và thiết kế nhiều dịch vụ đặc biệt dành cho họ. Các khách hàng nam chủ yếu là những người nổi tiếng như nam diễn viên, người mẫu hay giới trí thức, doanh nhân.
Ông Trương Sơn, chủ Trung tâm Spa Bùn Biển Chết nằm ở khu vực đồi Thơm tại Bắc Kinh, cho biết, 1/3 khách hàng của ông là nam giới. Theo ông, các quư ông thường tới đây để tắm bùn và massage thư giăn
“Với không gian yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên, trung tâm Spa của chúng tôi là điểm đến ưa thích của những người đàn ông trung tuổi. Đôi khi, họ c̣n chọn nơi này làm địa điểm để bàn bạc công việc với nhau” - ông Trương tiết lộ.
Một công chức giấu tên tại Bắc Kinh thú nhận từng tới các thẩm mỹ viện để tút lại “nhan sắc” của ḿnh từ năm 2001 và thừa nhận đă dành 50% thu nhập vào đây. "Tuy nhiên, sự đầu tư này khiến tôi trở nên trẻ trung như mới 20 mặc dù tôi đă ngoài 40" - anh tự hào khoe.
Theo L’Oréal, nam giới Trung Quốc hiện nay quan niệm, ngoại h́nh là ch́a khóa vàng, giúp họ thăng tiến và thành công trong mọi mối quan hệ xă hội và nghề nghiệp. Trong đó, thuốc nhuộm tóc được xem là thứ mỹ phẩm được săn lùng nhiều nhất, đặc biệt là những quư ông ở lứa tuổi trung niên trở lên. Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc da cũng là một trong những “bảo bối” mà các quư ông luôn mang bên ḿnh để có thể lưu giữ lại tuổi thanh xuân.
Cho dù đàn ông Trung Quốc làm đẹp v́ mục đích ǵ đi chăng nữa th́ xu hướng này cũng đang đem lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho các hăng thời trang trong cũng như ngoài nước.
Theo một báo cáo của hăng mỹ phẩm L'Oreal, năm 2011 đă chứng kiến bước tăng nhảy vọt (40%) trong thị trường chăm sóc da đàn ông tại Trung Quốc, gấp 5 lần so với thị trường mỹ phẩm chăm sóc da dành cho phái nữ.L'Oreal cũng kiếm được ít nhất 1 triệu NDT (157,49 triệu USD) từ thị trường này vào năm 2010 theo báo cáo của Hiệp hội mỹ phẩm Trung Quốc.
“Nếu như 10 năm trước, sản phẩm chăm sóc da dành cho nam giới hoàn toàn vắng bóng trên thị trường Trung Quốc th́ hiện nay, hăng này kiếm được khoản doanh thu khổng lồ nhờ vào các quư ông ưa làm đẹp. Thậm chí, nhu cầu mua sắm mỹ phẩm của đàn ông Trung Quốc c̣n lớn hơn nhiều so với phái mạnh ở Tây Âu”- Paolo Gasparrini, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc L'Oreal Trung Quốc cho biết. Trong khi đó, 45% khách hàng nam tới từ Trung Quốc đă đóng góp vào tổng doanh thu 1, 7 tỷ USD trong năm qua của hăng thời trang Coach.
Chủ tịch phụ trách mảng thị trường quốc tế của Coach, ông Victor Luis, cho biết: “Thời trang túi xách được khách hàng Trung Quốc đón nhận nồng nhiệt hơn cả người tiêu dùng Mỹ”. Trong đó, các sản phẩm túi xách, ví da, đồ trang sức cao cấp chính là lựa chọn hàng đầu của các quư ông sành điệu.
Huân Y
(Theo China Daily/ Xinhuanet)