Robert Lucius - một sĩ quan Hải quân lục chiến Mỹ đang dấn thân vào một cuộc chiến gian khổ: thuyết phục người Việt Nam không ăn thịt chó.
Thói quen ăn thịt chó của người Việt Nam là một chủ đề đă làm tốn không ít giấy mực của báo chí phương Tây thời gian qua. Dưới đây là bài viết của phóng viên Steve Chawkins, thời báo Los Angeles Times về cuộc chiến chống lại thói quen này của một sĩ quan quân đội Mỹ.
Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đă chấm dứt hơn ba mươi năm. Lúc này, Robert Lucius - một sỹ quan Hải quân lục chiến Mỹ đă đến Việt Nam với tư cách là tùy viên Hải quân ở Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Trong một chuyến đi đến Lai Châu để viện trợ các thiết bị y tế cho một trạm xá ở nông thôn vào năm 2006, ông đă trải qua một thời khắc thật khó quên.
Đó là khi một chiếc xe máy chất đầy những chú chó vượt qua chiếc ô tô của ông. Những chú chó như hút lấy cặp mắt ông. "Một sự cảm thương ngay lập tức ùa vào tâm trí tôi. Tôi có nhận ra nỗi khiếp sợ, sự chết chóc và tuyệt vọng”, Lucius chia sẻ.
Một ư nghĩ vụt qua tâm trí của ông: Phải giải cứu những chú chó đó bắng cách dừng chiếc xe chở chó lại và dùng tiền “mua chuộc” để chúng không bị đưa đến các nhà hàng. Nhưng một ư nghĩ khác đă ngăn người đàn ông 42 tuổi lại. Ông nhớ lại: “Tôi không muốn bị coi là một tên ‘thực dân văn hóa’ cố gắng thay đổi những tập quán địa phương chỉ v́ ḿnh không thích”.
Nhưng ngay sau đó, trong một bữa ăn với các đồng nghiệp Việt Nam, ông đă tận mắt chứng kiến cảnh tượng rùng rợn: một chú chó bị làm lông và phanh thây nằm trên sàn nhà bếp của một quán ăn.
|
Làm thịt chó là cảnh không lạ lùng với người Việt Nam, nhưng lại là điều kinh dị với nhiều người phương Tây. |
Điều đó đă khiến ông day dứt nhiều ngày. "Đó là một chú chó, cũng như mọi chú chó khác… Dường như tôi đă bật một công tắc đèn, từ thời điểm ấy, cuộc đời tôi đă t́m thấy một hướng đi mới”, ông nói.
Từ chối ăn thịt các loài động vật, Lucius bắt đầu trở thành một người ăn chay. Khi trở về nước Mỹ, ông đă lập ra Tổ chức phi chính phủ có tên Liên Minh Kairos nhằm mục đích ngăn chặn những h́nh vi ngược đăi động vật và một phần cũng là để sửa chữa cho sự “hèn nhát” của ḿnh trên đường đi Lai Châu vào 5 năm trước. Kairos là một từ tiếng Hy lạp, có thể dịch là "thời khắc đúng đắn".
Hiện tại, Robert Lucius được thăng hàm trung tá, đồng thời là hiệu trưởng của học viện Ngôn ngữ Quân sự tại thành phố Monterey, bang California. Ông đă hướng dẫn các thanh niên tŕnh diễn trên sân khấu để giáo dục về các hành vi tàn bạo với động vật. Ông coi đó là “Human Edutainment” - nghĩa là một chương tŕnh vừa có tính giải trí, lại vừa giáo dục con người.
Đội nghệ thuật của ông biểu diễn lưu động với búp bê, hóa trang và ca nhạc để thu hút sự chú ư của công chúng, khiến họ suy ngẫm về những hành động tàn nhẫn xảy ra hàng ngày và phải thay đổi hành vi theo chiều hướng tích cực. Một số sự kiện đă được lên chương tŕnh. Lucius cũng mong muốn những chương tŕnh biểu diễn sẽ được tổ tại các trường học ở Hà Nội.
Tại một buổi biểu diễn ở Hà Nội cuối năm 2010, Lucius và hai t́nh nguyện viên người Mỹ đă đưa ra trước khán giả một t́nh huống cân năo: bạn sẽ phải làm ǵ khi thấy một chú chó bị xích ngoài một cửa hàng, bị bỏ mặc cho đói khát? Các thành viên đă thảo luận về các giải pháp khác nhau, và đi đến quyết định: kêu gọi những người hàng xóm gây sức ép lên người chủ cửa hàng vô tâm.
Chuyện ăn thịt chó là một chủ đề mà Robert Lucius và các sinh viên rất quan tâm. Ông cho rằng đó là một chuyện đau ḷng v́ những chú chó đă phải chịu rất nhiều đau đớn trước khi trở thành các món ăn trên bàn nhậu. Tại Việt Nam và một số nước Đông Á, người dân tin rằng thịt chó có tính năng cường dương, nhất là khi những chú chó bị dày ṿ trước khi chết.
"Chúng tôi cho rằng không cần thiết phải đối xử tàn tệ như vậy với động vật trước khi giết chúng", Lucius nói. Ông cũng cho biết ḿnh đă nhận được một khoản tài trợ từ tổ chức bảo vệ động vật Humane Society International.
|
Nhiều cư dân ở các thành phố Việt Nam coi chú chó nuôi ở nhà là bạn, thậm chí là một thành viên trong gia đ́nh, nhưng vẫn sẵn sàng đi ăn thịt chó ngoài quán. Ảnh: Hồng Quân. |
Thịt chó không phải là món ăn hàng ngày của người Việt. Người ta thường ăn chúng trên “bàn nhậu” có rượu bia, khi họp mặt bạn bè.
Andrea Nguyen, một đầu bếp chuyên nấu các món Việt ở Mỹ cho rằng nhóm của Lucius đang phải đương đầu với một cuộc chiến gian khổ về thói quen ăn thịt chó. Anh nói: “Việt Nam đang thực sự có nhiều biến chuyển. Tuy nhiên, có rất nhiều người yêu thích hương vị của thịt chó và cả tác dụng cường dương của nó theo dân gian. Lucius sẽ phải đối mặt với những quan niệm này".
Andrew Lam, một nhà văn Việt Kiều ở sống tại San Francisco, nhận xét: "chiến dịch của Lucius có thể hiểu là một thái độ rất khiên cưỡng kiểu phương Tây. Tôi nghi ngờ rằng ông ấy có thể thay đổi quan niệm của người Việt. Nó giống như một hành động hào hiệp viển vông".
Nhưng Lucius lại tỏ ra là một người rất lạc quan. Ông bày tỏ: “Chúng tôi đă triển khai một phong trào quyền của động vật hướng vào các trại chăn nuôi và đă đạt được tiến triển. Những người nói đây là hành động viển vông mới thật sự là những kẻ viển vông".
Theo Lucius, cuộc sống tại Việt Nam ngày càng tốt hơn và ngày càng nhiều người coi chó là một người bạn chứ không phải một vật nuôi làm thịt. Thái độ chung về việc ăn thịt chó cũng đă có chuyển biến, dù chưa bắt kịp với tốc độ thay đổi của đời sống.
Robert Lucius đă có thâm niên 22 năm phục vụ trong Hải quân lục chiến trong vai tṛ của một sĩ quan hỏa lực. Sau đó ông được truyển chọn làm viên chức ngoại giao ở Indonesia, và Việt Nam.
Năm 2008, tổ chức Đối xử nhân tính với động vật (Ethical Treatment of Animals ) đă tặng cho ông danh hiệu "người ăn chay sexy nhất" trong lực lượng Hải quân. Dù không nhịn cười nổi với danh hiệu này, Lucius vẫn bày tỏ sự quyết tâm với công việc: sau khi về hưu, ông có thể sẽ cống hiến toàn bộ đời sống cho quyền của các loài động vật.
"Khoảng thời gian phục vụ trong quân ngũ đă khiến tôi trở nên nhạy cảm hơn. Tôi hiểu các phong tục văn hóa sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian”, Robert Lucius chia sẻ.