(Đất Việt) Để qua mắt các cơ quan chống buôn lậu các đường dây buôn lậu nội tạng, gia cầm và thực phẩm bẩn liên tục thay đổi biển số xe và tổ chức mạng lưới trinh sát dày đặc để theo dơi ngược cơ quan chức năng.
Để tránh những con mắt tinh đời trong ma trận “chim lợn” trên tuyến Đồng Đăng – Lạng Sơn, 16h, chúng tôi thuê một chiếc xe Suzuki 7 chỗ, vốn được dân buôn lậu mệnh danh là “quan tài bay”, xuôi ngược cung đường gà và nội tạng lậu.
Về ăn cơm với vợ cũng bị theo dơi
Gắn bó nhiều năm trên tuyến, người dẫn đường giải thích: “Dưới sự trợ giúp của các "chim lợn", “chim” áp tải xe, “chim” trông kho, cùng công nghệ dùng biển xe "ngáo", xe chở hàng lậu vượt qua các trạm kiểm soát khá an toàn”.
Đang chạy bon bon, chiếc “quan tài bay” bỗng phanh gấp, tấp nhanh vào lề đường tại ngă ba Bắc Thái (Đồng Đăng đi Thái Nguyên). Từ Đồng Đăng về, đây là trạm gác đầu tiên của giới buôn lậu. Tại đây, liên tục có gần chục người, cả nam lẫn nữ, thoạt trông như những khách văng lai ngồi uống nước, nhưng thực chất là đang trông hàng từ các con đường ṃn đi xuống và giám sát chặt chẽ mọi ngả đường từ Lạng Sơn lên biên giới. “Chim lợn đấy”, người lái xe nhắc với giọng hào hứng. Dừng xe chưa đầy 5 phút, chúng tôi phải tiếp tục xuôi về Lạng Sơn. Người lái xe cho hay: “Dừng xe quá 5 phút là chúng nó soi ngay, xe ḿnh lại kính màu đen nữa. Chuẩn bị máy chụp trạm hai nhé”.

Thấy không an toàn, chim lợn tại trạm Phai Trần sạch bóng
Qua trạm kiểm tra liên ngành Dốc Quưt chừng 4 km, đến địa phận Phai Trần (Lạng Sơn), chiếc “quan tài bay” tà tà chạy. Căn nhà nhỏ xây tạm nằm ngay mép phải đường là “trạm chim” thứ hai, có nhiệm vụ cảnh giới lực lượng từ thành phố lên. “Đường thông hay không là do trạm này báo”, người dẫn đường cho biết.
Theo đánh giá của dân buôn lậu, đây là mắt xích quan trọng trong 3 mắt xích thuộc địa bàn Lạng Sơn. Tuy nhiên, khi chúng tôi có mặt th́ tuyệt nhiên không có “chim lợn” nào xuất hiện. “Xe ḿnh dán kính màu đen ng̣m, nó sợ đội đi kiểm tra, nên biến hết. Chúng nó cảnh giác kinh lắm”, người dẫn đường dày dạn kinh nghiệm chia sẻ. Quả nhiên, dọc tuyến đường xuôi về Lạng Sơn, không thấy bóng dáng bất kỳ một xe hàng nào chạy qua.
Đến khu vực Yên Trạch (Lạng Sơn), cách mặt đường chừng hơn 10m, một chiếc bàn gỗ dưới chiếc lán tạm có gần chục đàn ông, với bộ đàm luôn theo bên ḿnh. “Đây là chốt quan trọng thứ 3, trạm này có nhiệm vụ báo hàng xuôi thẳng Hà Nội luôn”, người dẫn đường nói.
Ngoài 3 “trạm” này, để hàng đến các kho trung chuyển, xe phải qua một số trạm kiểm soát của các cơ quan chức năng như trạm Đồng Bành, Cai Kinh (Hữu Lũng), trạm Kép (Lạng Giang, Bắc Giang)... Riêng trạm Đồng Bành, bao giờ “chim lợn” cũng cắm ở cổng Tùng D́u, lực lượng giao thông đi đâu, về đâu là bị theo dơi, thậm chí về nhà ăn cơm với vợ “chim” c̣n biết.
Theo t́m hiểu của Đất Việt, các loại “chim” này nằm dưới sự quản lư của một người. Người này đứng ra chỉ huy, thu phí đường, điều quân. Hàng tháng, một đầu xe phải nộp vài triệu đồng tiền “đảm bảo an toàn giao thông”. Tùy theo lượng hàng, loại hàng và lượt chạy mà giá có thể thay đổi. Giữa các trạm, trong ṿng bán kính 10 km, “chim lợn” liên lạc với nhau qua bộ đàm cùng tần số.
Công nghệ dùng biển “ngáo”
Khoảng 21g, sau hành tŕnh khám phá hệ thống các trạm “chim lợn”, chúng tôi được đưa vào một kho hàng cách ngă tư đèn đỏ rẽ đường tàu Cao Lộc (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) chừng 3 km. Kéo tôi xuống tầng hầm, người dẫn đường tiết lộ: “Để an toàn qua các trạm kiểm tra, c̣n phải nhờ vào những ông này”. “Những ông này” là đống biển kiểm soát xe giả, dấu quốc huy in nổi khá rơ, khó phát hiện là biển số giả, của nhiều tỉnh, thành phía Bắc.
“Để tăng độ an toàn cho các xe chở hàng lậu, các “trạm chim” liên tục thay số, hoặc đổi số bộ đàm theo từng giờ. Họ c̣n yêu cầu, mỗi xe phải mang ít nhất 2 – 3 biển giả, để đổi theo yêu cầu tại từng trạm. Từ Lạng Sơn xuống Đồng Mỏ chạy một biển, từ Đồng Mỏ qua các trạm Mẹt – Kép – Kế (Bắc Giang) là phải đổi biển 98… theo yêu cầu của đầu luật Bắc Giang”, người dẫn đường vốn là một chủ hàng lớn, tiết lộ thêm.
Theo tiết lộ của nhưng tài xế “quan tài bay”, biển giả được đặt mua tại chợ Giời (Hà Nội) rồi bán lại cho dân xe Lạng Sơn với giá 300.000 đồng/chiếc. Không biết có phải được “làm luật” trước như giới chạy xe khoe khoang hay không, nhưng rơ ràng, xe gắn biển “ngáo” cùng một số đăng kiểm này ít bị chặn lại tại các trạm kiểm tra. Tuy nhiên, ít nhiều họ vẫn phải cảnh giác lực lượng chức năng. Riêng loại biển xanh công vụ th́ thỉnh thoảng mới được đem ra dùng cho những phi vụ đặc biệt lớn.
Sa Hà