Lễ viếng và lễ đưa tang đạo diễn Hải Ninh sẽ được cử hành từ 10h đến 11h15 phút ngày 7/2 (tức 27/12 âm lịch) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc pḥng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Con trai đạo diễn Hải Ninh - đạo diễn Nguyễn Thanh Vân - cho biết bệnh t́nh của bố anh kéo dài nhiều năm nay, nhưng thời gian gần đây ông khỏe mạnh và tỏ ra hào hứng khi Tết đến. Ông đă giục con cái mua đào sớm, trang hoàng nhà cửa chuẩn bị cho một cái Tết sum vầy bên con cháu. Tuy nhiên, cách đây khoảng 10 ngày, đạo diễn Hải Ninh đột nhiên tụt huyết áp dẫn tới hôn mê sâu và phải vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội). Do tuổi già sức yếu, đạo diễn không qua khỏi. Ông trút hơi thở cuối cùng vào lúc 5h50 sáng nay (5/2), thọ 82 tuổi.
Cây đại thụ của làng điện ảnh Việt Nam với những tác phẩm như 'Vĩ tuyến 17 ngày và đêm', 'Em bé Hà Nội'... trút hơi thở cuối cùng sáng 5/2.
Đạo diễn Hải Ninh.
Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang - vợ của Nguyễn Thanh Vân và con dâu đạo diễn Hải Ninh - cho biết mặc dù bệnh tật nhiều năm nhưng sự ra đi của bố chồng chị vẫn là bất ngờ lớn đối với gia đ́nh, v́ gần đây đạo diễn Hải Ninh rất khỏe khoắn. Nhớ về đạo diễn Hải Ninh, đạo diễn Nhuệ Giang cho biết ông là một người rất nồng nàn với cuộc sống, phim ảnh. Mặc dù đă hơn 80 tuổi nhưng đạo diễn Hải Ninh luôn sống tích cực, mong muốn được làm việc. Ông đọc sách, xem tất cả phim điện ảnh của thế hệ trẻ và chưa bao giờ nghĩ rằng ḿnh già mà không quan tâm, suy nghĩ về đời sống văn nghệ nước nhà. C̣n trong gia đ́nh, ông sống rất t́nh cảm với con cháu.
Theo Phạm Nhuệ Giang, ảnh hưởng lớn mà đạo diễn Hải Ninh để lại với chồng chị - đạo diễn Nguyễn Thanh Vân - là t́nh yêu điện ảnh. Từ bé, Nguyễn Thanh Vân đă được bố dẫn tới trường quay, chứng kiến và nuôi dưỡng t́nh yêu nghệ thuật. Từ khi về làm dâu, đạo diễn Phạm Nhuệ Giang cũng có một người cha, một người đồng nghiệp để thường xuyên trao đổi về kịch bản, về đời sống phim ảnh. Theo Nhuệ Giang, có lúc họ có tranh căi, có lúc đồng cảm nhưng đó là điều tốt cho nghệ thuật và sự nghiệp của chị.
[i]Đạo diễn Nhuệ Giang cho biết bố chồng chị là một người
sống t́nh cảm, tích cực, yêu cuộc sống và phim ảnh.[/i
]
C̣n đạo diễn Đặng Nhật Minh - một người làm điện ảnh cùng thời với đạo diễn Hải Ninh - trích dẫn câu thơ của Evtushenko để nói về cảm xúc trước mất mát này: “Quy luật thiên nhiên thẳng thừng, khắc nghiệt / Mỗi con người ra đi - một thế giới mất đi”.
NSND Hải Ninh tên thật là Nguyễn Hải Ninh, sinh ngày 31/12/1931 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa, nguyên Giám đốc Hăng phim Truyện Việt Nam. Ông học lớp đạo diễn đầu tiên của trường Điện ảnh Việt Nam và là một trong những người đặt viên gạch cho nền điện ảnh Việt. Bộ phim đầu tiên của Hải Ninh là “Một ngày đầu thu” với vai tṛ phó đạo diễn. Sau đó, ông ghi dấu ấn khó quên với những tác phẩm như 'Vĩ tuyến 17 ngày và đêm', 'Em bé Hà Nội', 'Mối t́nh đầu', 'Đêm hội Long Tŕ'...
Nhiều bộ phim của đạo diễn gạo cội giành được những giải thưởng danh giá tại các liên hoan phim trong và ngoài nước như: “Vĩ tuyến 17, ngày và đêm” - giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần hai, giải thưởng Ḥa b́nh thế giới của Liên Bang Xô Viết tại Liên hoan phim quốc tế Matxcơva năm 1973; “Em bé Hà Nội” - giải Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam năm 1973; giải đặc biệt của LHP quốc tế Matxcơva 1975.
Đạo diễn Hải Ninh và con trai Nguyễn Thanh Vân.
Năm 2007, đạo diễn Hải Ninh đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh với cụm tác phẩm: 'Em bé Hà Nội', 'Vĩ tuyến 17 ngày và đêm', 'Người chiến sĩ trẻ', Mối t́nh đầu' và 'Thành phố lúc rạng đông'. Ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 1984.
Nối nghiệp cha, con trai ông là đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cũng có nhiều đóng góp với nền điện ảnh Việt qua các tác phẩm “Đời cát”, “Cây bạch đàn vô danh”, “Trái tim bé bỏng”… Con dâu ông - Phạm Nhuệ Giang - nổi tiếng với các phim 'Thung lũng hoang vắng', 'Tâm hồn mẹ'...
theo VNE