Trong cuốn "Những sự kiện lịch sử Việt Nam (từ 1945-2010)", ở 2 tập tháng 2, tháng 3 “năm 1979”, không có một chữ nào về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc và sự kiện Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm đảo Gạc Ma.
Lịch sử bị lăng quên
Cuốn sách
Những sự kiện lịch sử Việt Nam (từ 1945-2010) do 2 tác giả Minh An và B́nh An biên soạn, NXB Thanh Niên ấn hành quư IV.2010 gồm 12 tập chia theo tháng.
Trong 2 tập tháng 2, tháng 3 “năm 1979” không có một chữ nào về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc (chiến tranh xảy ra ngày 17.2.1979, kết thúc ngày 18.3.1979) và sự kiện Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm đảo Gạc Ma (14.3.1988) và một số đảo ch́m nằm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong khi đó, ngày ban hành một nghị định của Chính phủ hay ngày mất của một vị chủ tịch thành phố lại được ghi nhận là sự kiện lịch sử.
Sự kiện Trung Quốc lấn chiếm trái phép đảo Gạc Ma và một số đảo ch́m thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam không hề được ghi trong sách (trong ảnh: Lễ tưởng niệm các liệt sĩ tại vùng biển Gạc Ma).
Trong lời giới thiệu của Nhà xuất bản có đoạn: “Nội dung cuốn sách là những mốc sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xă hội, quốc pḥng, đối ngoại, giáo dục, du lịch, thể thao… Những mốc sự kiện lịch sử được tŕnh bày rơ ràng sẽ giúp bạn đọc thuận lợi hơn trong việc tiếp thu được một cách hệ thống những diễn biến của lịch sử Việt Nam suốt giai đoạn cách mạng đầy hào hùng và giai đoạn xây dựng, kiến thiết, đổi mới đất nước”.
“Sách lịch sử phải tôn trọng lịch sử”- đó là quan điểm của nhiều nhà sử học và giáo viên lịch sử trước t́nh trạng nhiều loại sách sử bỏ quên các dấu mốc lịch sử quan trọng.
Với một quan điểm rơ ràng như vậy nhưng không hiểu tại sao các tác giả lại “bỏ quên” những sự kiện nói trên và NXB vẫn chấp nhận xuất bản?
Không chỉ các cuốn sách tham khảo, hiện nay, sách giáo khoa lịch sử trong trường học cũng viết rất “khiêm tốn” về các sự kiện này. Sách giáo khoa đại trà (lớp 12) chỉ đưa khoảng 10 ḍng nêu sự kiện chính, sách nâng cao th́ viết được 13 ḍng.
Trong khi đó, 2 sự kiện này được nhiều nhà sử học đánh giá là các mốc quan trọng. Ở cuộc chiến biên giới phía bắc, Trung Quốc huy động 32 sư đoàn đánh sang 6 tỉnh biên giới của ta. Cuộc “thảm sát” ngang nhiên của hải quân Trung Quốc tại đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Hoàng Sa) vào ngày 14.3.1988 đă khiến 64 chiến sĩ của ta tử trận…
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, các học giả, giảng viên, giáo viên sử cho rằng, đă đến lúc cần phải trả lại sự thật cho lịch sử và sách chính là công cụ đầu tiên phải làm được điều này.
Trả lại sự thật cho lịch sử
Trước sự việc sách biên niên sử bỏ quên sự kiện lịch sử, GS-TS Đỗ Thanh B́nh - giảng viên khoa Lịch sử ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Cuốn sách được cho rằng hệ thống lại các mốc lịch sử quan trọng nhưng lại bỏ qua 2 sự kiện: Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc và cuộc xâm chiếm bằng vũ lực tại một số đảo ở Hoàng Sa là một thiếu sót lớn. Đă đến lúc chúng ta cần nh́n thẳng vào sự thật và công khai sự thật cho cả thế giới biết”.
Cũng theo GS B́nh, mối quan hệ 2 nước và sự thật lịch sử là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau, không nên đưa lư do đây là vấn đề “nhạy cảm” có thể ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao để bỏ qua lịch sử.
Chúng ta phải hiểu rằng đây chỉ là hành động không đúng của một bộ phận người Trung Quốc chứ không phải của cả nhân dân Trung Quốc. “Chúng ta có thể thấy, gần đây trong sách, đồ chơi dành cho trẻ em Việt Nam liên tiếp phát hiện có h́nh ảnh cờ Trung Quốc, bản đồ h́nh lưỡi ḅ vi phạm chủ quyền biển đảo... vậy sách Việt Nam cũng cần phải có chính kiến riêng bảo vệ lịch sử của ḿnh chứ”- GS nói.
Sách “Những sự kiện lịch sử Việt Nam” của Nhà xuất bản Thanh Niên góp phần giáo dục thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống ông cha. Nhưng tuổi trẻ sẽ học được ǵ với những cuốn sách xóa bỏ sự thật lịch sử như thế?
Hiện nay, sách giáo khoa có nhắc đến sự kiện năm 1979 nhưng c̣n quá mờ nhạt, các thế hệ học sinh không thể h́nh dung được: Cuộc chiến đă tàn phá đất nước ta như thế nào? Tại sao họ lại đưa quân sang đánh nước ta? Chiến sĩ ta đă anh dũng bảo vệ biển đảo, biên giới ra sao?
GS B́nh nói: “Cuộc chiến nào cũng có mất mát, quan trọng là ta đă đổ máu v́ điều ǵ? Những người viết sách sử cần giúp thế hệ trẻ hiểu được điều này”.
Thầy Đào Ngọc Đ́nh – giáo viên sử Trường THPT Chuyên Hưng Yên th́ cho rằng: “Đến năm 2015 đổi mới sách giáo khoa, Bộ GDĐT nên lưu ư đến việc đưa các sự kiện lịch sử này vào giảng dạy trong các trường phổ thông để giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới của dân tộc ta.
Có như vậy mới duy tŕ, khơi dậy ḷng yêu nước và ư thức dân tộc của tầng lớp thanh niên, nhất là trong giai đoạn vấn đề tranh chấp biển đảo đang “nóng” hơn lúc nào hết”.
GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam th́ cho hay, Hội Khoa học lịch sử đă có công văn kiến nghị với Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GDĐT cần nhanh chóng đưa vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào giảng dạy cho học sinh phổ thông trong thời gian gần nhất.
Tùng Anh - Nguyễn Duy Xuân
Theo DânViệt