- "Chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái B́nh Dương vừa chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông, vừa ứng phó với xung đột cục bộ".
Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, ngày 18/4 tàu tuần duyên đầu tiên của Hải quân Mỹ (USS Freedom - Tự Do) đă đến quân cảng Changi, Singapore. Mỹ sẽ c̣n tiếp tục điều 3 tàu chiến loại mới này tới Singapore.
Tàu tuần duyên USS Freedom, Hải quân Mỹ
Theo quan điểm của Hải quân Mỹ, những tàu tuần duyên này có sứ mệnh chính là “thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, tham gia diễn tập đa phương quốc tế và thể hiện ư định chiến lược của Mỹ”. Chuyên gia Singapore cho rằng, Mỹ triển khai tàu chiến mới tại Singapore là một phần của chiến lược quay trở lại châu Á-Thái B́nh Dương của họ.
Có nhà phân tích cho rằng, căn cứ vào tính năng của tàu tuần duyên, Mỹ quan tâm nhiều hơn tới việc kiểm soát tuyến đường hàng hải có tính chiến lược đó là eo biển Malacca. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, Singapore và một số quốc gia ASEAN, về truyền thống, duy tŕ quan hệ quân sự mật thiết với Mỹ, đồng thời, về kinh tế, có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, đa số các nước Đông Nam Á t́m kiếm một điểm cân bằng giữa Trung-Mỹ, chứ không phải là lựa chọn bên nào.
Bố trí tạm thời
Ngày 18/4, tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore cho rằng, sáng sớm cùng ngày, tàu tuần duyên Hải quân Mỹ đă đến quân cảng Changi, Singapore, bắt đầu triển khai 8 tháng ở Đông Nam Á. Con tàu này xuất phát từ ngày 1/3 ở cảng San Diego, hành tŕnh đi qua Hawaii, Guam và Manila, Philippines, toàn bộ hành tŕnh gần 6 tuần.
Tàu tuần duyên USS Independence LCS-2, Hải quân Mỹ
Tàu USS Freedom là chiếc đầu tiên của tàu tuần duyên lớp Freedom, dài 115 m, lượng giăn nước đầy 3.500 tấn, tốc độ có thể đạt 40 hải lư/giờ, thích hợp cho tác chiến ở duyên hải, có thể lắp ráp các mô-đun trang bị khác nhau, có thể thực hiện các nhiệm vụ như săn ngầm, chống thủy lôi và chống hạm, rất thích hợp cho chiến đấu biển gần, mỗi chiếc có giá khoảng 440 triệu USD.
Sau 1 tháng nữa, tàu USS Freedom sẽ tham gia Triển lăm hải quân tổ chức tại Changi, Singapore. Theo tờ “The Stars and Stripes” Mỹ, tàu USS Freedom là tàu đầu tiên của tàu tuần duyên mới Mỹ, Mỹ có kế hoạch triển khai 4 tàu tuần duyên tại Singapore và Mỹ có kế hoạch chế tạo 52 tàu chiến loại này, trong đó 16 tàu sẽ triển khai cho Hạm đội Thái B́nh Dương.
Ngay từ năm 2011, Mỹ đă đưa ra kế hoạch triển khai tàu tuần duyên ở Singapore. Tháng 6/2012, Singapore chính thức đồng ư cho Hải quân Mỹ triển khai 4 tàu tuần duyên tại Singapore. Tờ tạp chí “Tiền tiêu châu Á” cho rằng, từ sau khi Mỹ đóng cửa căn cứ quân sự tại Subic, Philippines vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Singapore đă trở thành căn cứ tiếp tế hậu cần của khoảng 100 tàu quân sự Mỹ tại Tây Thái B́nh Dương. Chính phủ Singapore nhấn mạnh, tàu tuần duyên đến chỉ là một sự bố trí mang tính tạm thời.
Tăng cường kiểm soát khu vực
Hoàng Tĩnh, Viện trưởng Viện nghiên cứu toàn cầu hóa và châu Á, Học viện chính sách công Lư Quang Diệu, Đại học Quốc lập Singapore cho rằng, triển khai tàu tuần duyên là một khâu của chiến lược quân sự châu Á-Thái B́nh Dương của Mỹ, mục đích là tăng cường khả năng ứng phó với chiến tranh cục bộ.
Chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái B́nh Dương có nhiều cấp độ, vừa chuẩn bị cho tiến hành đối đầu quy mô lớn với Trung Quốc ở biển Đông, vừa bảo đảm khả năng giành thắng lợi trong một cuộc xung đột mang tính khu vực.
Tàu tuần duyên USS Forth Worth LCS-3, Hải quân Mỹ
Nhưng, Hoàng Tĩnh cho rằng, căn cứ vào tính năng chiến đấu và mục đích triển khai tàu tuần duyên, việc triển khai này hoàn toàn không phải nhằm vào Trung Quốc, bởi v́ tàu tuần duyên tiến hành tác chiến ở biển gần, nó không thể tiến hành tác chiến biển xa, cũng không thể gia nhập cụm chiến đấu tàu sân bay.
Mỹ bố trí tàu chiến này ở Singapore có 2 mục đích: Một là, bảo đảm an ninh và ổn định khu vực, trong đó có chống khủng bố, chống cướp biển và ứng phó với xung đột cục bộ. Hai là, tăng cường quan hệ với Singapore, bởi v́ eo biển tại Singapore có vị trí chiến lược rất quan trọng trên thế giới. Mối đe dọa an ninh chủ yếu nhất của Singapore đến từ rủi ro từ xung đột cục bộ của các nước xung quanh.
Hồ Dật Sơn, nhà nghiên cứu cấp cao Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang Singapore cho rằng, Mỹ triển khai tàu tuần duyên mới tại Singapore có 3 mục đích: Thứ nhất, bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Thứ hai, đối phó với mối đe dọa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan của khu vực này. Thứ ba, có ư đồ kiểm soát eo biển Malacca. Mỹ đóng vai tṛ cảnh sát tại khu vực này đă từ lâu.
Ảnh hưởng đến chiến lược cân bằng của ASEAN?
Tờ tạp chí “Tiền tiêu châu Á” cho rằng, chính sách ngoại giao của Singapore là t
́m cách xây dựng quan hệ cân bằng giữa các nước láng giềng trong khu vực và các nước lớn trên thế giới, xây dựng mối quan hệ này dựa vào mạng lưới quan hệ kinh tế và quân sự do họ xây dựng, điều này làm cho Singapore trở thành quốc gia đầu tư cho sức mạnh quân sự nhiều nhất ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á, quan hệ Mỹ-Singapore được duy tŕ phần lớn dựa vào quan hệ quân sự.
Gần đây, tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) cũng đến Singapore
Ngân sách chi tiêu quân sự năm tài khóa 2013 của Singapore là 12,3 tỷ USD, chi tiêu quân sự của quốc gia chỉ có vài triệu người này vượt Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Hồ Dật Sơn cho rằng, đại đa số các nước ASEAN đều muốn t́m kiếm sự cân bằng giữa Trung-Mỹ. Một mặt, họ muốn được Mỹ ủng hộ về quân sự, mặt khác, các nước ASEAN lại cố gắng gần gũi với Trung Quốc về kinh tế để giành được lợi ích kinh tế lớn. Phần lớn các nước ASEAN không muốn lựa chọn đứng về bên nào.
Nhưng báo Trung Quốc ra sức tuyên truyền cho rằng, "dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ để cân bằng quan hệ với Trung Quốc ngày càng tăng lên về kinh tế sẽ không thể kéo dài, sẽ gây ra nhiều phiền phức hơn cho sự ổn định của khu vực".
theo gd