- Dư luận cho rằng chuyến thăm “thiện chí” của Ngoạitrưởng TQ Vương Nghị nhằm xoa dịu và chia rẽ ASEAN v́ Trung Quốc bị lênán mạnh mẽ thời gian qua.
Tân Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chọn một số nước ASEAN cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên để tuyên truyền chính sách đối ngoại “thiện chí” của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Vương Nghị và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Dư luận báo chí khu vực cũng như trên thế giới đều đánh giá cao thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN (24-25/4/2013) tại thủ đô Brunei. Các hăng thông tấn lớn như Kyodo (Nhật Bản), AFP (Pháp), AP (Mỹ), Reuter, BBC (Anh) đều cho rằng hội nghị lần này đă sửa chữa được sai lầm của Hội nghị Phnom Penh năm ngoái. Vấn đề Biển Đông được hội nghị đưa lên hàng đầu trong chương tŕnh nghị sự. Các nước đạt được sự đồng thuận rất cao về thái độ cũng như lập trường đối với Trung Quốc. Họ thúc giục Trung Quốc phải nhanh chóng sớm kư kết Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lư.
Ngay báo chí Trung Quốc cũng phải thừa nhận trong năm qua t́nh h́nh tranh chấp Biển Đông diễn ra gay gắt, hầu như tất cả các mũi nhọn phê phán đều chĩa vào Trung Quốc kể cả các nước lớn ở ngoài khu vực, h́nh thành thế bao vây cô lập gây sức ép lớn đối với Trung Quốc trên trường quốc tế. Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Brunei có thấy xu thế này tăng lên.
Hợp tác kinh tế Trung Quốc-ASEAN đă đạt thành tựu to lớn trong gần 10 năm qua, nhất là kim ngạch buôn bán hai chiều b́nh quân hàng năm tăng trên 20%. Năm 2010 kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 250 tỉ USD, năm 2011 đạt 310 tỉ USD, năm 2012 đạt mức kỉ lục tới 400 tỉ USD. Dự kiến năm 2013 đạt xấp xỉ 500 tỉ USD. Trung Quốc đă trở thành đối tác buôn bán lớn nhất của ASEAN và ASEAN đă vượt Nhật Bản trở thành đối tác buôn bán lớn thứ ba của Trung Quốc sau Mỹ và EU.
Nhưng cũng trong những năm qua, Trung Quốc đă hành xử thô bạo trên Biển Đông - nhất là hành vi đưa tàu chiến, tàu sân bay diễu vơ dương oai, đe dọa sử dụng vũ lực. V́ vậy các nước đều lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn của Trung Quốc trong khu vực, quan hệ chính trị ngoại giao ngày càng trở nên lạnh nhạt và xu thế xa lánh Trung Quốc tăng lên.
Hăng AP ngày 26/4 cho rằng lập trường của Trung Quốc hiện vẫn lập lờ, không nói rơ khi nào th́ Bắc Kinh mới cho là “chín muồi” để thảo luận với các nước ASEAN về COC. V́ vậy, lộ tŕnh đàm phán mà ASEAN đưa ra với Trung Quốc khó có thể thành công.
Trong bài “Điểm nóng Châu Á và Trung Quốc”, tờ “Nam Dương Thương Báo” của Malaysia viết: “Trung Quốc dường như đều dính líu tới hầu hết các điểm nóng ở châu Á. Trung Quốc vừa là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ vừa là nước lớn. V́ vậy, Trung Quốc cần tỏ rơ thái độ trách nhiệm của nước lớn đối với khu vực, không nên can thiệp quá sâu vào khu vực. Đối với các nước láng giềng có tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc nên dùng biện pháp kinh tế, ngoại giao, văn hóa để tăng cường quan hệ hơn là dùng vũ lực và thái độ ứng xử thô bạo như thời gian qua. Việc Mỹ trở lại châu Á-Thái B́nh Dương một mặt do tính toán chiến lược của Mỹ, nhưng cũng có nguyên nhân về thái độ ứng xử và lập trường thô bạo, thiếu thiện chí của Trung Quốc đối với các nước láng giềng gây ra”.
Trước sự án của các nước, ngay sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Brunei, ngày 26/4/2013 Tân Hoa Xă vội vă đăng bài “Cần xử lư mềm vấn đề tranh chấp Biển Đông”, tỏ ra dịu giọng, bày tỏ cái gọi là “thiện chí” mong muốn “xử lư mềm” với các nước ASEAN.
Nội dung của cái gọi là “xử lư mềm” mà Trung Quốc đưa ra không có ǵ mới, vẫn là “rượu cũ, b́nh cũ” như hai bên nên “dễ làm trước, khó làm sau”, “chiếu cố đại cục”, thông qua “thương lượng ḥa b́nh hữu nghị” giữa hai nước có tranh chấp để giải quyết chứ không nên có nước thứ ba xen vào, càng không thể có nước lớn thứ ba đứng đằng sau.
Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng giải quyết vấn đề Biển Đông không có một tŕnh tự hoặc lộ tŕnh nào và điều kiện để đưa ra Quy tắc ứng xử ở Biển Đông mang tính ràng buộc pháp lư như kiến nghị của ASEAN là “chưa chín muồi và chưa có thời cơ”.
Cùng với biện bạch đưa ra trên báo chí, Trung Quốc vội vă cử Ngoại trưởng Vương Nghị tiến hành chuyến công du Đông Nam Á 6 ngày tới các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei.
Thái Lan là nước có quan hệ gắn bó mật thiết với Trung Quốc. Tờ “Thời báo kinh tế tài chính quốc tế” của Trung Quốc viết: “Thái Lan là đối tác hợp tác chiến lược tốt nhất của Trung Quốc hiện nay, là một nước có quan hệ tốt nhất với Trung Quốc trong 10 nước ASEAN. Thái Lan không có tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc, cũng không có ân oán lịch sử, ở trong nước không có thế lực chống Trung Quốc”. Kim ngạch buôn bán hai nước hiện trên 60 tỉ USD, dự kiến đạt 100 tỉ USD vào năm 2015”.
Bởi vậy, trạm dừng chân đầu tiên của ông Vương Nghị đương nhiên là Thái Lan để tranh thủ sự ủng hộ của nước này. Vừa qua, Ngoại trưởng Thái Lan Suraporn cũng đề xướng triệu tập một Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng các nước ASEAN tại Bangkok trong thời gian tới để thống nhất lập trường của ASEAN đối với Trung Quốc trước khi diễn ra Hội nghị ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc vào tháng 8/2013. Bởi vậy, tranh thủ Thái Lan là khâu quan trọng đối với Trung Quốc.
Indonesia là nước có vai tṛ quan trọng nhất trong ASEAN, nên là trạm thứ hai của ông Vương Nghị để bày tỏ “thiện chí” của Trung Quốc. Trong hội đàm với Ngoại trưởng ngoại giao Indonexia, ông Vương Nghị đưa ra “thiện chí” trong ba điều “bất biến”. Một là, duy tŕ ḥa b́nh ổn định ở Biển Đông. Hai là, quán triệt Tuyên bố về cách hành ứng xử ở Biển Đông (DOC) đă thỏa thuận. Ba là, trực tiếp đàm phán hữu nghị và giải quyết ḥa b́nh với nước có tranh chấp với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho rằng từ DOC tiến tới COC là một quá tŕnh từ từ và phải cảnh giác với “một số nước cá biệt” muốn làm dấy lên sóng gió ở Biển Đông.
Tiếp tới, ông Vương Nghị đến Singapore và Brunei để quảng cáo “thiện chí” của Trung Quốc, nhưng cùng với “thiện chí” này th́ Trung Quốc vẫn tiếp tục cho tàu chiến, máy bay, tàu giám sát tuần tiễu, ngăn cản và gây rối những hoạt động tác nghiệp của các nước ven Biển Đông, ngay trong khu vực chủ quyền của họ.
theo kienthuc