- Tờ Thanh Niên dẫn nguồn tin từ Báo The Liberty Times ngày 25/5 đưa tin Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long vừa đưa ra cảnh báo với Trung Quốc trước những động thái của nước này trong các vẫn đề tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông và cho rằng việc Trung Quốc hành xử ra sao trong các tranh chấp sẽ tác động đến cách nh́n của thế giới đối với sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
"Trung Quốc có thể kiếm được cái ǵ đó ở Senkaku hoặc Biển Đông, nhưng Trung Quốc sẽ mất đi danh dự cũng như địa vị của ḿnh trong mắt cộng đồng quốc tế, những điều này Bắc Kinh cần cân nhắc kỹ càng." Thủ tướng Lư Hiển Long cho biết tại Hội nghị Tương lai châu Á diễn ra ở Tokyo vào ngày 23 - 24/5.
Thủ tướng Lư Hiển Long cũng nhận định Trung Quốc cần phải thông qua hành động và tự kiềm chế để cho thấy họ không có ác ư, mới mong giảm bớt sự nghi ngờ của các quốc gia khác.
Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long
Trong khi đó thời gian gần đây Trung Quốc liên tục có những động thái vi phạm trắng trợn chủ quyền các nước trên biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế vô cùng bất b́nh. Nhân Dân nhật báo ngày 24/5 dẫn lời học giả Vương Hiểu Bằng thuộc Viện Khoa học xă hội Trung Quốc lên giọng khẳng định Trung Quốc đă khống chế băi Cỏ Mây (hiện do Philippines chiếm đóng và thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.)
Ông Vương đưa ra bằng chứng là trong tháng 4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai 8 đảo thuộc Trường Sa bị Philippines chiếm đóng, nhưng không có băi Cỏ Mây. Đến ngày 25/5, báo Manila Standard Today đưa tin Hải quân Philippines vừa điều 2 tàu tuần tra đến giám sát một tàu chiến và hai tàu cá Trung Quốc hoạt động phi pháp xung quanh băi Cỏ Mây.
Theo Tân Hoa xă, Viện Khoa học Trung Quốc hôm 24/5 lập trạm thu dữ liệu qua vệ tinh tại thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, cho phép Bắc Kinh thu thập thông tin quan sát về biển Đông.
Trước đó, nhân vụ việc Philippines nổ súng bắn chết ngư dân Đài Loan, Trung Quốc đă liên tục có những phát ngôn cổ suư Đài Loan cùng Trung Quốc leo thang trên Biển Đông. Tờ Nhân Dân nhật báo bản điện tử, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 15/5 đăng bài phân tích xúi Đài Loan "bắn thẳng vào tàu hoặc máy bay của Việt Nam" trong khi đó nước này cũng khuyến khích Đài Loan cứng rắn với Philippines.
Dường như chính v́ những hành động trắng trợn của ḿnh mà hiện tại Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ các nước láng giềng đang cùng giúp đỡ nhau để chống lại sự bành trướng của “nước lớn mới nổi” này.
Tờ ANTĐ dẫn theo Chinanews đưa tin, ngày 22/5 vừa qua, trong cuộc hội đàm với ngoại trưởng Philippines Del Rosario, ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đă khẳng định, Nhật sẽ đẩy nhanh tiến độ bàn giao 10 tàu tuần tiễu cho Philippines nâng cao khả năng tác chiến biển Đông.
Hồi tháng 6/2006, Chính phủ của Thủ tướng Nhật Koizumi quyết định nới lỏng việc thực hiện 3 nguyên tắc này, sử dụng nguồn vốn ODA cung cấp cho Indonesia 3 tàu tuần tiễu có vũ trang. Đây là lần đầu tiên Tokyo sử dụng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ để cung cấp vũ khí cho một nước khác. Tiếp theo đó, tháng 12/2012, Chính phủ Nhật lại một lần nữa “lách” qua khe hở của 3 nguyên tắc này để cung cấp tàu tuần tiễu cho Philippines, với lí do cung cấp tàu tuần tra để nước này sử dụng cho các “hoạt động chung quốc tế”.
Biên đội tàu tuần tiễu của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, hồi tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă có chuyến công du tới Nga sau 10 năm lănh đạo cấp cao hai nước không “qua lại”. Chuyến đi có nội dung chính là giải quyết tranh chấp lănh thổ giữa hai nước, nhưng một mục tiêu khác cũng được nhắc tới là Nhật muốn Nga tham gia nhiều hơn vào những tranh chấp trong khu vực.
Mới nhất, cách nay hai tuần, trong một động thái đầy bất ngờ với tất cả các nước, một cố vấn cao cấp của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đă tới thủ đô B́nh Nhưỡng của CHDCND Triều Tiên, mục đích chuyến đi được nói tới là giải quyết vấn đề con tin Nhật Bản bị bắt cóc. Ngay sau đó chính Thủ tướng Abe lên tiếng muốn được gặp nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
C̣n ở biên giới phía Nam của Trung Quốc, Ấn Độ cũng có các bước đi để hạn chế sức mạnh Trung Quốc. Mới nhất, ngày 20/5, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lư Khắc Cường thăm Ấn Độ, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đă thẳng thừng từ chối ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp hầu hết các đảo trên biển Đông.
Các nguồn tin cho biết, Bắc Kinh toan tính tranh thủ đưa vào Tuyên bố chung Ấn - Trung nội dung: Những tranh chấp lănh thổ trong khu vực Thái B́nh Dương thuộc vấn đề nội bộ giữa các bên và nên do các bên tranh chấp tự giải quyết, các nước khác như Mỹ không nên tham dự.
Tuy nhiên Thủ tướng Ấn Độ đă kiên quyết bác bỏ điều này, ông khẳng định “khu vực Thái B́nh Dương” mà Bắc Kinh muốn đưa vào Tuyên bố chung là một vùng biển quốc tế.
Hồi đầu tuần, Tổng thống Myanmar Thein Sein cũng có chuyến công du Mỹ và hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, lâu nay Myanmar vẫn được xem là “sân sau” của Trung Quốc.
An Khanh (Tổng hợp từ TNO, GDVN, Phunutoday)