Kathmandu, thủ đô đất nước Nepal, nơi trung chuyển của những nhà leo núi để đến với đỉnh Everest huyền thoại, của những người hành hương trước khi đến Lhasa – Tây Tạng linh thiêng, của những Phật tử chuẩn bị về Lumbini (Lâm T́ Ni) nơi đức Phật sanh. Nhưng Kathmandu cũng mang những nét đẹp riêng của một đô thị có tuổi đời hơn 2.000 năm.
Kathmandu mang vẻ đẹp của thành phố 2.000 năm tuổi
Nếu xếp về tuổi đời, có lẽ Kathmandu hoàn toàn có thể sánh ngang với thành cổ Varanasi – Ấn Độ (khoảng 2500 năm) hay Jaffa – Israel (khoảng 3400 năm). Những công tác khảo cổ đă xác định thành phố có từ năm 167 trước Công Nguyên đến năm thứ 1 sau Công Nguyên với nhiều vết tích tường gạch c̣n sót lại t́m thấy tại Hadigaon và Lhubu thuộc Kathamandu ngày nay.
Thung lũng Kathmandu – Kathmandu Valley là một vùng rộng lớn với các di chỉ cho thấy có con người sinh sống vào khoảng 3 thế kỷ trước Công Nguyên. Nhiều du khách từng chu du qua Ấn Độ hẳn đă nghe về vua Asoka (A Dục) người vốn có công phát triển Phật giáo. Dấu ấn của vị công chúa con nhà vua Asoka cũng được ghi lại vào khoảng thế kỉ thứ 3 trước Công Nguyên tại đây. Khu thung lũng này thường được những người sống bên ngoài gọi là Nepal. Sau sự thôn tính của vương quốc Gorkha và được chọn làm thủ đô, quốc gia Nepal mới được mở rộng ra gần như diện tích hiện nay.
Nơi có nhiều dấu tích cổ xưa
Thamel – Thiên đường của dân du lịch bụi
Việc đầu tiên mở guidebook (sách chỉ dẫn du lịch) viết về Kathmandu bạn sẽ thấy từ Thamel hiện diện ở trang đầu, đơn giản bởi v́ đó là nơi mọi người t́m về. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mở bất cứ smart phone hay thiết bị điện tử có mạng không dây nào bạn sẽ ḍ được sóng wifi tràn ngập (Ngày 28.9. 2011, Thamel tuyên bố phủ sóng wifi trên khắp khu vực). Đó là điều thay đổi dễ dàng nhận thấy nhất đối với những ai từng đến Nepal khoảng vài năm trước.
Thamel bắt đầu từ khu vực phía Nam có tên gọi Tahiti Tole. Con đường mang tên Freak vào những năm 70 chủ yếu là quán trọ. Khi đó Thamel chỉ có vài mái nhà nhỏ với cánh đồng trồng hoa màu và cây cối bao quanh. Từ giữa thập kỉ 70 mới có Kathmandu Guest House và nay đă trở thành nơi được nhiều người chọn nghỉ chân nhất ở khu Thamel.
Dưới tấm bảng đề chữ “Welcome to Thamel” là chùm dây điện dày đặc, từ đó những cửa hàng cứ nối tiếp cửa hàng. Thamel là trạm trung chuyển – pre-base camp cho các nhà leo núi, bạn có thể ghé vào mua cho ḿnh đủ loại quần áo, giầy, các loại móc khóa và dây thừng phù hợp cho việc đăng sơn. Khu Thamel quả thật như ḍng nước cuốn mọi người theo những lối đi ngoằn ngoèo bất tận. Bước một bước lại là một cửa hàng, bên trong anh thợ may đang cặm cụi cắt vải, đạp chân trên chiếc máy đă sờn cũ. Sát bên cạnh là những con rối treo lủng lẳng đón chào khách của cửa hàng lưu niệm.
Khu mua sắm ở Thamel
Cuộc sống về đêm ở Thamel sôi động hơn cả ban ngày, những cửa hàng ,quầy bar bắt đầu nhạc xập x́nh. Trên những con đường nối với nhau theo kiểu bàn cờ, không khó để t́m một nơi trải nghiệm ẩm thực với những chai bia Everest mát lạnh thấm đẫm không khí chinh phục. Các hoạt động mua sắm vẫn diễn ra tấp nập sau 9 giờ tối liên tục 7 ngày trong tuần. Có rất nhiều cửa hàng bán tranh ảnh đồ lưu niệm kèm sách ở Nepal nhưng Pilgrim Book House là nơi có nhiều sách hay. Các cuốn sách viết về Everest, về Tây Tạng và cả những văn tịch cổ (dạng copy) cũng có thể t́m thấy ở đây.
Là nơi tất cả những người Nepal nghĩ về một công việc khi họ t́m đường đến Kathmandu, ở Thamel có rất nhiều những tộc người khác nhau. Nhiều trong số họ là hướng dẫn và khuân vác cho các đoàn leo núi. Nhắm về phía Tây bạn sẽ t́m thấy con đường chính mang tên Kantipath với những chiếc xe buưt phục vụ du khách đi Pokhara khởi hành vào sáng sớm. Với những dân du lịch bụi (backpackers) chúng tôi, ngẫm lại Thamel quả là một thiên đường.
Đường ở Thamel nhỏ hẹp và chật chội
Dubar Square – “nhà hát lớn” của những nghệ nhân
Qua những con đường đầy nắng bụi ở thủ đô, Kathmandu Dubar Square và cái nóng ôm trọn vẹn lấy những người khách phương xa. Ở thung lũng Kathmandu có đến 3 Dubar Square đều được công nhận là di sản thế giới và mang tên gọi khác nhau.
Cụm công tŕnh Kathmandu Dubar Square to hơn chúng tôi tưởng rất nhiều. Những căn nhà xây bằng gạch, bên ngoài mái lợp gỗ được điêu khắc hết sức tinh xảo. Những thông tin cho thấy Kathmandu Dubar Square được xây dựng vào thời Sankharadev (1069 – 1083). Sau đó 4 thế kỉ, vị hoàng đế đầu tiên của thành phố Kathmandu độc lập Ratna Malla được cho là đă kế tục và xây dựng thêm ngôi đền Taleju ở phía bắc khu quảng trường năm 1501.
Hôm chúng tôi đến là một ngày đẹp của người Hindu giáo, những em nhỏ được nghỉ học để tham gia buổi lễ trưởng thành. Các bậc cha mẹ sốt sắng dậy từ sáng sớm, mua hoa quả và đồ lễ bao gồm gạo, các loại lá và bánh trái đến trước khu đền thờ Hindu trong quảng trường. Các cậu bé ở trần, vai đeo cung tên, hai bên vai là túi vải đựng gạo, đầu và tai được vẽ bột vàng trông khá ngộ nghĩnh. Trên mâm cúng là gạo trắng và được nhuộm thành nhiều màu đỏ, vàng cùng những b́nh nước bằng đồng thau rắc hoa bên trên. Với một nghi thức nhiều điều thần bí, các cậu bé cứ bước trên những chiếc lá bồ đề đến đích trong tiếng reo ḥ của cha mẹ và giọng niệm chú của các bậc đạo sĩ. Sau đó, mọi người tiến vào đền cầu nguyện trong tâm trạng háo hức.
Buổi lễ trưởng thành của một bé trai theo Hindu giáo
Nhưng Bsantapur Dubar Square (một tên gọi khác của quảng trường) c̣n có nhiều thứ quyến rũ hơn thế. Ngôi nhà của nữ thần Kumari – Kumari Ghar nằm e ấp sau lưng 2 linh vật đầu sư tử. Qua hết hành lang ngắn vào nhà, không gian mở ra với giếng trời chính giữa và những điêu khắc gỗ cầu kỳ nhuốm màu thời gian. Công tŕnh do vua Jaya Prakash Malla cho xây dựng năm 1757 và được sử dụng là nơi ở của nữ thần Kumari. Trong tiếng Phạn “Kaumarya” có nghĩa là “nữ thánh đồng trinh”, là hóa thân của Taleju, vị nữ thần bảo hộ cho đất nước.
Tạm gác qua câu chuyện về vị nữ thánh đặc biệt trong văn hóa và tôn giáo của Nepal, chúng tôi như bị mê hoặc bởi các khối kiến trúc gỗ. Trên mỗi cánh cổng hay cửa sổ là một mái ṿm với h́nh tượng trạm nổi thần Shiva nhiều tay đang nắm những bảo vật như cây đinh ba, ṿng lửa; c̣n thần Vishnu là vỏ ốc và cây chùy vàng đặc trưng… Viền cửa cũng được điêu khắc tỉ mỉ với những hoa văn tầng tầng lớp lớp hay thậm chí những ô cửa h́nh tổ ong, mỗi bông hoa to 1cm2 thôi cũng có đủ 4 cánh, đài hoa…. Từng thớ gỗ vẫn toát lên cái hồn và thần thái của các vị thần và linh thú trong Hindu giáo khiến nhiều người bị choáng ngợp bởi sự tinh tế trong thẩm mỹ và tài năng của người Nepal xưa.
Kiến trúc nhà nữ thần Kamuri nhuốm màu thời gian
Cứ bước dọc theo con đường và ḍng người, Dubar Square đưa chúng tôi đến những khoảng không gian kỳ ảo. Quảng trường quy tụ hàng trăm chú chim bồ câu thư thả ăn những hạt bắp, ngũ cốc ném ra từ tay của các phụ nữ Nepal xinh đẹp. Ngôi đền thờ lộ thiên Akash Bhairav ngợp trong khói hương. Đầu tượng “thần của bầu trời” hiện đặt bên trong ngôi đền khác gần Dubar Square nhưng sự uy nghiêm vẫn gửi trọn vẹn vào bức tượng dựng trên vách tường. Nơi ấy các tín đồ Hindu giáo thuần thành thắp những ngọn đèn cầy, trét lên thứ bột vàng bột đỏ mong cầu b́nh an hạnh phúc và sự che chở của đấng tối cao.
Khắp nơi nơi trên quảng trường, mái nhà lợp ngói được chống bằng những cây cột gỗ, gắn vào đó là rất nhiều các mảng điêu khắc. Chỉ riêng những thanh xà xéo chống mái thôi, người ta đă tạc h́nh các vị thần nhiều tay nhiều mắt như đang nh́n xuống thế gian. Dưới đó, vài ba người bạn dựa lưng vào ô cửa tṛ chuyện, một đạo sĩ b́nh thản an tọa hay lũ trẻ chơi tṛ trốn t́m. Ồn ào, sôi động nhưng tràn ngập sự thanh b́nh!
Tiệm may ở Thamel
Boudhanath – “Bảo tháp trắng”
Rời trung tâm thủ đô, khoảng 20 phút ngồi xe với anh tài xế taxi vui tính, chúng tôi bước chân vào một quảng trường h́nh tṛn mang tên Boudhanath. Bảo tháp trắng tinh hiện lên trong ánh b́nh minh mang đến cho ḷng người một cảm giác bồng bềnh khó tả.
Theo truyền thuyết, bảo tháp này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên bởi một người phụ nữ nuôi chim. Bà đă xin phép nhà vua cho mảnh đất để xây dựng một công tŕnh Phật giáo. Nhà vua đồng ư và cho bà khoảng đất rộng bằng số lượng da trâu mà bà có thể phủ lên. Không ngờ rằng bà đă cắt da trâu thành những lớp mỏng và phủ đầy trên một diện tích lớn. Nhà vua biết rằng ḿnh đă bị một người phụ nữ làm cho bẽ mặt và phải chấp nhận lời ḿnh cam kết. Từ đó một bảo tháp mọc lên ngay chính giữa và đến nay vẫn là nơi hành hương quan trọng của nhiều phật tử Nepal cũng như từ khắp nơi trên thế giới.
Bảo tháp trắng Boudhanath
Có 2 buổi thú vị để đến bảo tháp là sáng sớm và tối. Ban đêm những ngọn đèn bơ được thắp lên làm công tŕnh màu trắng trở nên lung linh hơn, những người hành hương vẫn tiếp tục bước đều theo h́nh kim đồng hồ tay lần tràng hạt. Bảo tháp không đóng cửa mà vẫn để ḍng người cầu nguyện tuôn chảy đến sáng hôm sau không ngừng nghỉ.
Vài ngày dừng chân ở thủ đô không quá dài nhưng cũng đủ mang đến cho chúng tôi h́nh ảnh của một Kathmandu sinh động, từ những nét hiện đại của khu Thamel đến cổ kính của Dubar Square, từ Hindu giáo đến Phật giáo sống chan ḥa, từ con người đến cảnh vật… tất cả đă tạo nên một bức tranh ấn tượng đầy màu sắc khó phai nhạt.
Thông tin hữu ích
- Để đến Kathmandu, từ Việt Nam bạn có thể sử dụng hăng hàng không Thai Airways, quá cảnh tại Bangkok hoặc Air Asia quá cảnh tại Kuala Lumpur.
- Khách sạn tại khu Thamel khá nhiều, bạn có thể tham khảo tại Agoda để nắm giá cả chung. Sách Lonely Planet cung cấp khá nhiều địa chỉ giá rẻ. Website tham khảo của Kathmandu Guest House. http://www.ktmgh.com/kathmandu-guest-house.html
- Đi quanh Kathmandu với 2 người trở lên phương tiện nhanh nhất là taxi và phải trả giá trước khi lên xe. Đi xa hơn về các tỉnh có thể chọn xe bus. Đường ở Nepal khá xấu và mất nhiều thời gian hơn b́nh thường khi di chuyển.
- Tại Thamel có rất nhiều các công ty dịch vụ bán vé hoặc tour đi trekking (đi bộ đường dài) hoặc leo núi với giá cả phải chăng tùy vào từng chặng, giá giao động từ 50usd – 200usd.
- Bạn cũng nên cẩn thận với hành trang cá nhân đặc biệt là Passport và ví tiền.
Nguồn: An Nam/ Duyên Dáng Việt Nam