Bột ngọt là thứ gia vị quen thuộc, nhưng việc sử dụng nó trong nấu ăn liệu có an toàn không vẫn là điều băn khoăn của rất nhiều nhà nội trợ. Dưới đây là tư vấn của tiến sĩ Tạ Thị Tuyết Mai, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP HCM.
Trên thực tế, bản chất của các loại gia vị đều khá gần gũi và quen thuộc trong tự nhiên. Nếu như natri clorua hay muối được chiết tách từ nước biển, sucrose - thành phần chính của đường – chiết xuất từ cây mía, củ cải đường hay các loại trái cây... th́ bột ngọt với thành phần chính là glutamate cũng là một axít amin tồn tại trong rất nhiều nguồn thực phẩm như thịt, cá, hải sản, rau củ, sữa mẹ…
Gia vị bột ngọt cũng đă được xác nhận từ nhiều tổ chức uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Uỷ ban Khoa học của Cộng đồng chung châu Âu (EC/SCF), Cơ quan Quản lư Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA)…là an toàn, được phép sử dụng trong thực phẩm như là một phụ gia. Các tài liệu chính thức từ các tổ chức y tế này cũng cho biết liều dùng bột ngọt hằng ngày ADI (acceptable daily intake) được công bố là “không xác định”.
Ngoài ra, bột ngọt cũng được xếp mă số quốc tế là 621 trong danh mục các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và cũng không có quy định liều dùng hằng ngày theo Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Y tế Việt Nam.
Như vậy, bột ngọt là một gia vị an toàn được đánh giá bởi nhiều cơ quan khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bột ngọt không được xem là một dưỡng chất nên cũng như các loại gia vị khác, nó thường được sử dụng trong chế biến với mục tiêu tăng khẩu vị. Do đó, trong nấu nướng, người nội trợ cần phải cân đối các nguồn nguyên liệu sao cho đầy đủ chất dinh dưỡng và sử dụng gia vị với mức hợp lư để giúp món ăn trở nên hài ḥa và ngon hơn.
TTTD