Thói quen ăn thịt vịt của dân Nam bộ giờ đây đă lan ra Hà Nội. Nhiều quán “Vịt cỏ Vân Đ́nh” nổi lên – dẫu chưa phải là giống đặc sản vịt Bầu Quỳ sẽ giới thiệu dưới đây – đă nườm nượp khách Hàm lượng dinh dưỡng của thịt vịt rất khá, giá lại mềm, chỉ bằng một nửa thịt gà. Tiết canh vịt lại là món khoái khẩu. Thêm nữa vịt dễ nuôi, ít bệnh tật. Nếu có bệnh, chẳng ai hơi đâu mà tiêm với chọc – tốn tiền – có khi tiền thuốc không bù tiền bán vịt. Bởi thế, vịt được xem là nguồn thịt sạch. Nuôi đâu cũng được, có ao hồ càng tốt. C̣n không, nuôi tại vườn hoặc thậm chí g̣ đồi cũng chẳng sao. Thức ăn không cầu kỳ lắm, bệnh tật cũng ít. Như Vịt Bầu Quỳ chẳng hạn, nuôi tốt 10 tuần đă được 1,8 – 2,0 kg.
Phân theo hướng sử dụng, vịt được chia làm hai loại là vịt thịt và vịt trứng. Đứng đầu danh sách vịt thịt chính là vịt Bầu Quỳ. Tiếp đó có thể kể đến vịt Bầu Bến, vịt Super M. Vịt trứng thường có các giống vịt cỏ, vịt mốc B́nh Định, vịt Kaki Campbell, vịt Siêu Hoa (Trung Quốc). Tất nhiên về thịt, các giống vịt chuyên dụng thịt bao giờ cũng ngon hơn.
Trong các giống vịt thịt ở Việt Nam, chưa có giống nào nổi tiếng như thể vịt Bầu Quỳ. Đây là giống đặc sản của dân tộc Thái, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Làm bạn lâu đời với nông dân xứ này, vịt có những nét rất đặc biệt. Đó là khả năng bơi lội, ṃ mẫm khá tốt. Tại Quỳ Châu, vịt có ở các xă Châu Hoài, Châu Hạnh, Châu B́nh, Châu Thuận, Châu Bính, Châu Tiến, Châu Hội, Diên Lăm. Vịt ở Diên Lăm – một xă nằm sát Lào – c̣n nổi tiếng thêm bởi lẽ đôi khi mổ vịt c̣n được thêm vàng theo đúng nghĩa đen. Vùng này có vàng sa khoáng, vịt ăn phải và trữ trong bụng. Vịt Bầu Quỳ có giá cao gấp đôi vịt thường, hơn cả ngan. Thấp nhất là 20.000đ, trung b́nh là 30.000 và cao nhất là 50.000 đồng/ kg.
Thịt vịt Bầu Quỳ chắc, hơi dai, không nhũn như các giống vịt công nghiệp. Thêm nữa thịt vịt Bầu Quỳ thơm chứ không hôi như các giống vịt khác. Thớ thịt dày, không mỏng như các giống vịt trứng. Thịt có vị ngọt, có lẽ nhờ hàm lượng rất cao của một loại amin acid cần thiết là glutamic, chiếm 2,9% ở thịt đùi và 3,2% ở thịt lườn. Hàm lượng 16 amin acid cần thiết trong thịt vịt giống này đều cao. Chính v́ thế nó rất hợp với kiểu ăn uống của người Việt, đặc biệt, đối với bữa tiệc ngày hội, ngày hè, thêm ít bia, bạn bè “chén chú – chén anh”. Tôi từng chứng kiến một thực khách ăn hết cả con vịt Bầu Quỳ luộc mà không thấy chán, thấy ngấy. Thế mới có câu: “Đến Quỳ Châu chưa nếm vịt Quỳ Châu coi như chưa đến”.
Hà Nội – giờ đă đổi khác, kiểu ăn – kiểu uống đi theo hướng ít hơn nhưng ngon và an toàn hơn. Các nhà khoc học ở Bộ môn Động vật Quư hiếm & Đa dạng Sinh học (Viện Chăn nuôi) có cách nghiệm thu độc đáo sản phẩm. Họ chiêu đăi mấy đoàn khách khoa học nước ngoài đến từ Nhật, Pháp, Đan Mạch, món vịt Bầu Quỳ nấu lẩu. Một chuyên gia nói: “Sản phẩm của người dân tộc ít, bé, nhưng cái ǵ cũng ngon”. Khi các nhà khoa học ở Bộ môn mang con giống đi phát triển nơi khác, Phó Chủ tịch Huyện Quỳ Châu nói vui: “Các anh phải trả bản quyền con giống đấy”. Nhiều người nghĩ đúng là phải như vậy.
tm