- Những đồ sành sứ với công năng “tự làm sạch” này hoàn toàn có khả năng chống bụi bẩn và chất lỏng.
Những đồ sành sứ như bát, đĩa… với công năng tự làm sạch được thiết kế để bắt chước bề mặt của lá sen, không hấp thụ nước.
Trong men tráng, các nhà nghiên cứu đã cho thêm loại hóa chất có khả năng tạo ra một bề mặt vô hình, có nghĩa là nó kháng với tất cả các chất lỏng và bụi bẩn. Bột giấy xenlulô được ép vào một khuôn nóng để tạo thành các hình dạng của các khay, đĩa và bát.
Đây là công nghệ mang tính đột phá với khả năng chống bụi bẩn và nước, có nghĩa là thực phẩm không thể dính vào bát đĩa đựng đồ.
Ý tưởng này đến từ các nhà thiết kế người Thụy Điển, nhằm tìm giải pháp cho các tranh cãi trong hộ gia đình về vấn đề rửa bát đĩa.
Những món đồ này được làm từ hợp chất cellulose (hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ các liên kết các mắt xích β-D-Glucose) có trọng lượng nhẹ, nhưng cứng như gốm. Cellulose là hợp chất hữu cơ có thể được tìm thấy trong sợi bông, gỗ và cây gai dầu khô.
Sản phẩm chỉ là một mẫu thử nghiệm và vẫn chưa có kế hoạch được chào bán.