Trong tháng 11/1944 đă xảy ra một cuộc đụng độ quân sự lớn giữa Mỹ-Xô trên khu vực lănh thổ Nam Tư cũ (Serbia ngày nay) khiến cho Hồng quân chịu tổn thất lớn.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ và Liên Xô ở trên cùng một chiến tuyến trong cuộc chiến chống lại Đức quốc xă. Tuy nhiên, ít ai biết rằng 2 siêu cường này đă từng đứng trước nguy cơ xảy ra chiến tranh tổng lực vào năm 1944 khi cả hai bên bị hút vào một cuộc đụng độ quân sự lớn ở Nam Tư.
Cuộc đụng độ này hầu như không được nhắc đến măi đến khi cuốn hồi kư "Từ độ cao thấp" của anh hùng phi công Nikolai Shmelev được công bố vào năm 1966 người ta mới biết đến cuộc chạm trán quân sự này.
Khu vực nơi xảy ra cuộc không chiến Mỹ - Xô.
Sau khi Liên Xô giúp Nam Tư giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức quốc xă. Một thỏa thuận giữa 2 nước cho phép Quân đoàn không quân số 17 của Hồng quân Liên Xô được sử dụng bất kỳ sân bay nào ở Nam Tư trong đó có sân bay tại thành phố Nis, đổi lại Liên Xô sẽ giúp Nam Tư huấn luyện phi công sử dụng máy bay Yak-3 và IL-2.
Ngày 7/11/1944, đội cảnh giới của Quân đoàn tự vệ số 6 Hồng quân Liên Xô đóng ở phía Bắc thành phố Nis, Nam Tư đă phát hiện một nhóm máy bay lạ đang tiến vào thành phố. Tuy nhiên, Không quân Liên Xô đă chậm trễ trong việc cho máy bay cất cánh để t́m hiểu phi đội máy bay lạ này.
Tổng cộng có khoảng 30 máy bay đă bất ngờ ném bom vào bộ chỉ huy quân đoàn đóng tại đây. Đợt tấn công bất ngờ này đă làm 31 binh sĩ và một sĩ quan Hồng quân thiệt mạng cùng 37 người khác bị thương.
Máy bay ném bom B-25 đă tham gia các vụ không kích vào Hồng quân Liên Xô.
Một lúc sau đó phi đội 9 máy bay chiến đấu Yak-3 mới được lệnh cất cánh, nhóm máy bay lạ đă nổ súng tấn công. Một chiếc Yak-3 đă bị trúng đạn vào khung và rơi xuống. Bị bất ngờ trước cuộc tấn công nhưng điều càng bất ngờ hơn là các phi công Liên Xô nhận ra những chiếc máy bay sơn màu đen vốn có của Đức quốc xă lại mang ngôi sao màu trắng của Không quân Mỹ.
Thậm chí một số phi công c̣n nh́n thấy rơ biểu tượng thường thấy của chiếc máy bay chiến đấu P-38 Lighting. Nhóm máy bay gồm có máy bay ném bom B-25 được hộ tống bởi máy bay chiến đấu P-38 Lighting. Phi đội Yak-3 đang có mặt trên không trung đă được lệnh nghênh chiến.
Tiêm kích Yak-3.
Một cuộc chạm trán ác liệt đă diễn ra trên không, 7 máy bay của Mỹ trong đó có 5 máy bay P-38 và 2 máy bay B-25 đă bị bắn hạ, 14 phi công thiệt mạng. Phía Liên Xô cũng mất 3 máy bay trong cuộc không chiến này.
Nữa giờ sau đó, một nhóm máy bay khác của Không quân Mỹ đă tấn công một đoàn xe quân sự của Hồng quân đang đi qua khu vực thành phố Nis giết chết 12 binh lính và sĩ quan. Sau sự cố này đă xảy ra một vu bê bối ngoại giao lớn giữa Mỹ-Xô.
Phía Mỹ đă chủ động xin lỗi về cuộc tấn công này và thừa nhận đó là một sai lầm, họ đă không đưa ra lư do tại sao lại có cuộc tấn công nhầm lẫn này. Nhưng Mỹ cũng phàn nàn rằng Liên Xô đă bắn hạ các máy bay của họ và làm 14 phi công thiệt mạng. Tuy nhiên, cuộc đụng độ quân sự này đă nhanh chóng ch́m vào quên lăng khi 2 nước tập trung một nguồn lực cho cuộc chiến tiêu diệt Đức quốc xă vào năm 1945.
Mỹ mất 5 chiếc P-38.
Trong cuộc đụng độ chớp nhoáng này, phía Liên Xô chịu nhiều thiệt hại về nhân mạng trên mặt đất nhưng lại dành được chiến thắng trong cuộc không chiến. Những chiếc Yak-3 đă chứng minh sự nhanh nhẹn của ḿnh so với những chiếc P-38 của Mỹ.
Theo kienthuc.net.vn