Các sách lịch sử, kể cả "Sử kư" của Tư Mă Thiên, đều không nhắc một chữ về Tây Thi, dù nàng được cho là nhân vật làm tiêu vong cả một đất nước.
Ai cũng biết Tây Thi là người đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa thời cổ đại Trung Hoa. Những huyền thoại về nhan sắc của Tây Thi từ lâu đă trở thành nguồn cảm hứng cho không ít những tác phẩm văn chương. Chính v́ vậy, nếu như nói rằng Tây Thi không có thực, chỉ là sự hư cấu của các truyền thuyết dân gian th́ có lẽ nó sẽ gặp phải sự phản ứng dữ dội. Tuy nhiên, điều đó lại hoàn toàn có thực. Lật giở tất cả sử sách từ cổ chí kim, người ta không hề t́m thấy bất cứ ghi chép nào về nàng mỹ nhân họ Thi này…
Có 5 căn cứ chứng tỏ Tây Thi chỉ là một nhân vật hoàn toàn hư cấu. Thứ nhất, theo ghi chép của những sử liệu đáng tin cậy nhất th́ từ hai cuộc chiến tranh giữa Ngô và Việt cho tới việc Việt Vương Câu Tiễn sau khi bại trận phải tới nước Ngô làm con tin, nếm mật nằm gai trong thân phận một kẻ nô lệ rồi sau này trả được mối thù mất nước, tất cả đều được ghi chép rất rơ ràng. Tuy nhiên, những sử liệu này lại hoàn toàn không có một từ nào nhắc tới Tây Thi.
Sách “Sử kư” của Tư Mă Thiên cũng chép rơ kết cục của Phạm Lăi rằng: “Phạm Lăi mang theo gia quyết và đồ đệ cưỡi thuyền ra biển rồi không về nữa… Khi tới đất Tề th́ định cư ở đó, cha con làm ăn buôn bán, trở thành người giàu có nổi tiếng khắp vùng. Người trong thiên hạ gọi là Đào Chu Công”. Rơ ràng, Sử Kư không có một chữ nào nhắc tới Tây Thi.
Tây Thi trên phim. Ảnh minh hoạ
“Sử kư” được viết cách thời kỳ Xuân Thu không xa, và với một nhân vật đóng vai tṛ quan trọng như Tây Thi trong cuộc chiến tranh Ngô – Việt, Tư Mă Thiên không thể nào lờ đi như vậy được. Do vậy, ở đây chỉ có một khả năng duy nhất chính là Tây Thi không hề tồn tại.
Thứ hai, Tây Thi vốn là danh từ mà người cổ đại dùng để chỉ những người con gái đẹp nói chung chứ không phải là tên gọi. Điều này có thể t́m thấy rất nhiều ví dụ trong các sách của chư tử thời Tiên Tần. Trong đó, quan trọng nhất là một câu trong sách “Quản tử”, cuốn sách xuất hiện trước cả thời Việt Vương Câu Tiễn tới 200 năm: “Mao tường, tây thi là từ dùng để chỉ những người con gái đẹp trong thiên hạ vậy”. Tây Thi là cô gái con nhà chặt củi sống ở nước Việt, thời Việt Vương Câu Tiễn, v́ vậy, có lư do ǵ lại khiến cô mỹ nhân lừng danh thiên hạ này xuất hiện trong một cuốn sách xuất hiện trước đó cả trăm năm?
Thứ ba, sự việc Việt Vương Câu Tiễn sử dụng Tây Thi làm “mỹ nhân kế” không thấy được ghi chép trong các sử sách thời Tiên Tần. Chỉ tới thời Đông Hán, mới xuất hiện tác phẩm tên là “Việt tuyệt thư” mới bắt đầu gán cho Tây Thi trọng trách nặng nề là làm suy bại nước Ngô. Trong sách này có chép: “Việt t́m được mỹ nữ Tây Thi, Trịnh Đán rồi sai đại phu là Văn Chủng mang tới hiến cho Ngô Vương Phù Sai”.
Cũng từ tác phẩm này trở đi, việc Tây Thi trở thành một nhân vật đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc chiến tranh giữa Ngô và Việt mới bắt đầu thịnh hành và đi vào các truyền thuyết dân gian. Tuy nhiên, không giống như “Sử kư”, “Việt tuyệt thư” hoàn toàn không phải là một cuốn sử. Hơn nữa, đến tác giả của tác phẩm này cho tới nay vẫn chưa xác định được. Do vậy, việc lấy nội dung sách “Việt tuyệt thư” để khẳng định sự tồn tại của Tây Thi là không đáng tin cậy.
Thứ tư, một trong những người thường được coi là tác giả của “Việt tuyệt thư” là Viên Khang và Ngô B́nh, hai văn nhân thời Đông Hán. Thời kỳ này c̣n có một tác giả khác tên là Triệu Diệp, trong tác phẩm “Ngô Việt xuân thu” đă hoàn thiện nốt câu chuyện đă được hai tác giả họ Viên và họ Ngô viết trong tác phẩm của ḿnh, khiến câu chuyện “mỹ nhân kế” càng thêm hoàn chỉnh. Người đời sau căn cứ vào các tác phẩm “Việt tuyệt thư” và “Ngô Việt xuân thu” biến thành những truyền thuyết đẫm màu sắc huyền thoại về mỹ nhân Tây Thi.
Các bia kư ở địa phương, theo những truyền thuyết này càng thêm mắm thêm muối, biến những câu chuyện vốn được hư cấu về Tây Thi biến thành những câu chuyện có thực. Quan trọng hơn, vấn đề nằm ở chỗ, trong khi “Sử kư” và những cuốn chính sử khác không có lấy một ḍng về Tây Thi th́ v́ sao Viên Khang, Ngô B́nh và Triệu Diệp lại có thể biết được chuyện này và kể lại một cách lâm li, khúc chiết đến thế?
Cuối cùng, các ông vua Trung Quốc mỗi khi mất nước là ngay lập tức lại t́m một người phụ nữ, và thường là những người phụ nữ đẹp để làm vật hy sinh, cho rằng, ông ta có mất nước cũng là v́ bị người phụ nữ đẹp kia mê hoặc. V́ vậy, người Trung Quốc mới có câu thành ngữ rất phổ biến là: “Phụ nữ là nguồn gốc của sự mất nước”.
Theo quan niệm này th́ có lẽ, việc người đời sau nghĩ ra mỹ nhân kế trong cuộc chiến tranh Ngô – Việt cũng chỉ là một cách để bảo vệ cho Ngô Vương Phù Sai. C̣n đương nhiên, Tây Thi chỉ là một nhân vật hư cấu để thực hiện mỹ nhân kế, minh họa cho quan điểm “Phụ nữ là nguồn gốc của sự mất nước” mà thôi.
Theo PNT