Cá hồi chứa chất gây ung thư, cốm xanh mướt nhờ chất lạ, Bảo Tín Minh Châu bị tố bán vàng giả... là những thông tin về thực phẩm, thị trường gây xôn xao dư luận trong tuần qua.
Thuốc chuột, phân người trong hàng xuất khẩu
Theo báo VnExpress, cuối tháng 7/2014, 2 hăng tin lớn của Nhật là Japan Times và NHK đồng loạt đưa tin chính quyền tỉnh Yamaguchi (Nhật) phát hiện một số lô cá đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam có dính thuốc diệt chuột và chất bị nghi là phân người. Các vật phẩm này được t́m thấy trong các hộp các tông loại 5kg chứa cá đông lạnh, gói trong túi nilon tại hai siêu thị.
Quan chức y tế tỉnh Yamaguchi sau đó đă xác định chất bột này là loại thuốc diệt chuột có chứa diphacinone - hóa chất có thể ảnh hưởng đến quá tŕnh đông máu. Nếu bị nhiễm lượng lớn, người dùng có thể bị đau đầu, nôn mửa dẫn đến tử vong. Sau đó, Imura đă bắt đầu thu hồi số sản phẩm trên. Đây là lô hàng được nhập khẩu từ tháng 5, do Công ty Rich Beauty (huyện Thái Thụy, Thái B́nh, Việt Nam) sản xuất.
Sau sự việc, phía Nhật Bản đă gửi thông báo tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và ngừng nhập hàng của Rich Beauty. Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lư Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản cho biết do đây là sự việc rất nghiêm trọng, có dấu hiệu của sự phá hoại và ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản không riêng tại thị trường Nhật mà cả ở những quốc gia khác nên cơ quan này đă phối hợp với cơ quan điều tra để làm rơ.
Theo báo chí Nhật Bản, thực phẩm nhiễm bẩn này đă được phân phối ra ít nhất 12 trong tổng số 47 tỉnh tại Nhật Bản, bao gồm cả Tokyo, Aichi, Kyoto và Osaka.
Ngày 18/7, Công ty Rich Beauty Việt Nam đă gửi đơn đến Công an tỉnh Thái B́nh đề nghị điều tra, làm rơ về việc từ tháng 5 đến tháng 6/2014, trong số 887 thùng hàng hải sản xuất sang Nhật Bản, phát hiện 5 thùng hàng có dị vật được xác định là phân người và thuốc chuột. Theo công ty, sự việc trên đă làm đ́nh trệ toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại lớn về kinh tế và uy tín của doanh nghiệp.
Đối tượng cho thuốc chuột và phân người vào lô hàng xuất khẩu được cơ quan chức năng xác định là Trần Xuân Tŕnh (SN 1979, trú tại thôn Nghĩa Chỉ, xă Thuỵ Hà, huyện Thái Thuỵ). Tŕnh là công nhân tổ bảo quản sản phẩm xuất khẩu Công ty Rich Beauty.
Tại cơ quan điều tra, Tŕnh khai nhận do phải làm việc mỗi ngày từ 13 đến 14 tiếng, lại không được nghỉ 2 ngày chủ nhật trong tháng nên đă nảy sinh ư định cho thuốc diệt chuột, vỏ bao thuốc diệt chuột, phân người, dao mổ cá và ốc vít vào hàng xuất khẩu sang Nhật Bản để làm mất uy tín của công ty, dẫn đến công ty ít việc và Tŕnh sẽ được nghỉ theo cam kết.
Cá hồi Na Uy chứa nhiều chất gây ung thư?
Thương hiệu cá hồi Na Uy đang gặp phải những mối đe dọa nghiêm trọng sau khi một báo cáo tại Pháp gần đây chỉ ra rằng, cá hồi được nuôi tại Na Uy có chứa nhiều hóa chất gây ung thư.
Marine Harvest là công ty sản xuất cá hồi lớn nhất Na Uy với 114 trại nuôi cá. Việc nuôi nhiều cá trong diện tích hẹp khiến dịch bệnh và kư sinh trùng có thể dễ dàng lây lan. Do đó, công ty này phải sử dụng hóa chất để pḥng ngừa và điều trị.
Loại thức ăn viên dành cho cá hồi được cho là bị nhiễm hóa chất công nghiệp như PCB và chất bảo quản ethoxyquin (từng được dùng làm thuốc trừ sâu). Người ta t́m thấy chất ethoxyquin trong thịt cá hồi nuôi.
Tại thị trường Việt Nam, cá hồi Na Uy hiện đang được chào bán tại nhiều nơi. Các sản phẩm cá hồi Nauy, theo một lời rao bán trên mạng, th́ cá nhân này có hàng trực tiếp từ một tổng kho với số lượng hàng trăm tấn chứa trong các cồng và được cung cấp cho các siêu thị, các mối ở thị trường Hà Nội. Theo đó, người này bán cá hồi Nauy với mức giá khá rẻ, chỉ khoảng 280.000/kg.
Dầu ăn rẻ như... trà đá tràn khắp hàng quán Hà Nội
Theo t́m hiểu của PV báo Gia đ́nh và Xă hội, tại chợ Đồng Xuân, 1 can dầu ăn 10 lít, có nhăn hiệu gần giống một thương hiệu dầu ăn khá nổi trên thị trường, giá chỉ 260.000 đồng. Nếu mua buôn th́ giảm thêm 15.000-20.000 đồng. Theo quảng cáo của người bán hàng, loại dầu này vừa rẻ, mà món ăn chiên rồi cũng lâu thiu hơn, lên màu nhanh hơn.
Hiện ở Hà Nội xuất hiện nhiều loại dầu ăn mang thương hiệu lạ hoặc chiết ra từ thùng lớn, không có nhăn hiệu, giá rất rẻ. Có nhiều loại chưa đến 20.000 đồng/lít, can 5 lít chỉ có giá 95.000 đồng. Tại các chợ bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, nhiều cửa hàng c̣n bán cả dầu đựng trong túi nilon, không hề có tem nhăn. Những loại dầu này chủ yếu được bán cho hàng bún đậu mắm tôm, hàng ăn, hàng bánh rán...
Rùng ḿnh "công nghệ" tạo màu xanh mướt cho cốm
Để tạo màu xanh bắt mắt cho cốm, một vài nơi sản xuất cốm ở Mễ Tŕ Hạ (Hà Nội) đă dùng một loại "chất lạ" vảy vào cốm. Thậm chí, để thuận tiện cho việc tạo màu cốm, những cơ sở này c̣n đầu tư cả máy phun dùng để phun "chất lạ" lên cốm.
Liên quan đến vụ việc, ngày 23/9, cơ quan chức năng quận Từ Liêm, HN phát hiện nhà ông Đỗ Đức Tặng sử dụng máy phun "chất lạ" để tạo màu cho cốm. Loại phẩm màu nhà ông Tặng sử dụng là phẩm màu của công nghiệp, không phải phẩm màu sử dụng trong thực phẩm.
Bảo Tín Minh Châu bị tố bán vàng giả
Chị Lê Thị Hà Giang (SN 1984, Nguyễn Công Hoan, Ba Đ́nh, Hà Nội) cho biết: Sáng 9/5/2014, chị Giang có mua tại cửa hàng Bảo Tín Minh Châu (29 Trần Nhân Tông, Hà Nội) 3 chỉ vàng rồng Thăng Long, dạng nhẫn tṛn trơn với giá hơn 10 triệu đồng, c̣n nguyên tem bảo hành và được niêm phong trong vỏ nhựa.
Sau đó, chị Giang cất số vàng trên vào trong két sắt của gia đ́nh. Đến sáng ngày 30/7, chị Giang đem 3 chỉ vàng và giấy đảm bảo đến công ty Vàng bạc đá quư Bảo Tín Minh Châu bán. Tại đây, sau khi cắt vỏ hộp kiểm tra, nhân viên bán hàng cho chị Giang biết đây là vàng giả.
Quá bất ngờ, chị Giang đă phản ánh sự việc lên ban lănh đạo của công ty Bảo Tín Minh Châu. Tại cuộc làm việc được lập biên bản, chị Giang cam đoan 3 chỉ vàng trên được mua về cất giữ cẩn thận, không tháo vỉ bọc vàng và không trao đổi mua bán. Khi mang vàng lên Bảo Tín Minh Châu để bán, vàng vẫn nguyên trong vỉ nhựa niêm phong của công ty.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện Báo Tín Minh Châu cho chị Giang xem lại băng ghi h́nh thời điểm nhân viên cắt vỉ nhựa. Đại diện Bảo Tín Minh Châu khẳng định nhẫn vàng mang bán trong vỉ nhựa không phải do công ty sản xuất, vỉ nhựa có dấu hiệu nứt bên ngoài và đây là trường hợp đầu tiên khiếu kiện về vàng rồng Thăng Long.
Sau khi sự việc bất thường xảy ra, chị Giang đă về nhà kiểm tra kỹ trong két để xem liệu có ai cậy két sắt rồi đánh tráo vàng số vàng trên. Tuy nhiên, két sắt không có dấu hiệu bị cậy phá. Số vàng c̣n lại gồm một số nhẫn cưới, vàng miếng trong két vẫn c̣n nguyên. Số vàng này chị Giang đă nhờ thẩm định và được biết đấy là vàng thật.
"Theo tôi được biết, vỉ nhựa bọc vàng khi đă bóc ra th́ không thể dán nguyên như cũ để tráo vàng trong đó. Hơn nữa, đại diện Bảo Tín Minh Châu cho rằng lớp vỏ nhựa bị nứt một đường nhỏ là điều bất thường khiến tôi cảm thấy bức xúc", chị Giang chia sẻ.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo
www.nguoiduatin.vn