Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín th́ lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Tuy nhiên có những người bệnh không nên ăn nhiều rau muống.
Những người không nên ăn rau muống
Từ những kinh nghiệm từ dân gian, rau muống được khuyến cáo không nên dùng cho những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao. Hoặc những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng.
Đối với những ai đang bị vết thương trên da th́ cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Bởi vậy, nếu gia đ́nh bạn có người bị các bệnh này th́ cũng nên hạn chế.
Theo Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc măn tính, giăn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy tŕ món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đ́nh, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loăng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày th́ ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
Những lợi ích tuyệt vời của rau muống
Rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A...những người cao tuổi ăn rau muống ngày hai bữa có năo trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.
Nó có chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loăng xương và huyết áp thấp. Ngoài ra, trong rau muống c̣n chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2… Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 – 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Phương Vũ
GDonline